Bài giảng bồi dưỡng học sinh giỏi khối 4- tiết 6
Chia sẻ bởi Hà Huy Tráng |
Ngày 11/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: Bài giảng bồi dưỡng học sinh giỏi khối 4- tiết 6 thuộc Tập đọc 4
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN PHÚC
BÀI GIẢNG
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
LỚP 4
MÔN TIẾNG VIỆT
Tiết 6
Người thực hiện: Hà Huy Tráng
1. Tìm từ có tiếng tự (có nghĩa là mình, tự mình) điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Chúng ta có quyền……… vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.
b) Bố mẹ mất sớm, anh ấy phải sống………….. từ bé.
c) Tối đến, sau khi ăn cơm, Nam lại…………….ngồi vào bàn học bài, không để bố mẹ nhắc nhở.
tự hào
tự lập
tự giác
2. Đọc đoạn văn sau:
Gà Rừng / và / Chồn / là / đôi / bạn / thân / nhưng / Chồn / vẫn / ngầm / coi thường / bạn /. Một / hôm / , Chồn / hỏi / Gà Rừng / :
- / Cậu / có / bao nhiêu / trí khôn / ?
- / Mình / chỉ / có / một / thôi /.
a) Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn trên.
b) Dựa vào đâu mà em nhận biết được các danh từ riêng trong đoạn văn?
Trả lời:
a) Danh từ chung là: bạn, hôm, trí khôn
Danh từ riêng là: Gà Rừng, Chồn
b) Bởi vì Gà Rừng và Chồn đã được viết hoa và nhân hoá trở thành nhân vật trong truyện.
3. Đọc bài ca dao sau:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Em hãy cho biết con cò gặp chuyện rủi ro như thế nào? Cò chỉ mong muốn điều gì? Điều mong muốn của cò có ý nghĩa ra sao?
- Con cò lặn lội bắt tép kiếm ăn ở vùng sông nước thường tượng trưng cho người nghèo phải sống vất vả nhưng có tấm lòng trong sạch.
- “Tôi có lòng nào” ý nói tôi có bụng dạ nào khác.
- Xáo măng: nấu với măng, cho nhiều nước và gia vị khác.
Con cò tượng trưng cho người nghèo nhưng có tấm lòng trong sạch. Vì khó khăn nên cò phải đi ăn đêm, gặp chuyện rủi ro bị người bắt được mang về xáo măng, cò chỉ mong muốn một điều thật giản dị:
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Điều mong muốn của cò tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu xa, cảm động: Cò muốn chết trong sự trong sạch chứ không muốn chết trong sự vẩn đục. Từ đó em liên tưởng đến các câu thành ngữ: Chết trong còn hơn sống đục. Chết đứng còn hơn sống quỳ. Chết vinh còn hơn sống nhục.
4. Hãy kể lại câu chuyện nói về một việc làm thể hiện nếp sống văn minh, lịch sự ở ngoài đường hay nơi công cộng (Có thể đối chiếu với việc làm chưa văn minh, lịch sự cũng xảy ra ở nơi đó, lúc đó).
Đề bài yêu cầu gì?
Kể lại câu chuyện nói về một việc làm thể hiện nếp sống văn minh, lịch sự ở ngoài đường hay nơi công cộng
Yêu cầu:
Thể hiện được nội dung câu chuyện theo yêu cầu. Bố cục rõ ràng. Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
Thân bài: Kể theo thứ tự từ khi xảy ra đến khi kết thúc.
Kết bài: Nêu được suy nghĩ của em hoặc của người khác đánh giá sự việc đó và rút ra bài học cho mình về nếp sống văn minh nơi công cộng.
Đường phố buổi sáng vào giờ cao điểm, người đông như nước chảy. Xe đạp nối đuôi nhau không ngớt. Xe máy bấm còi inh ỏi. Một chiếc xe ca đi đón khách, người phụ nữ đập tay vào thành xe ầm ầm để xin đường khiến dòng người dạt về hai phía.
Một thanh niên đi xe đạp, đèo hai két bia đang giơ tay xin đường rẽ trái. Bỗng “uỳnh” một tiếng, anh học sinh lách vội, va phải bánh sau làm xe chở bia đổ nhào. “Xoảng, xoảng”, két bia rơi xuống mặt đường. Nước bia trào tung toé. Mảnh chai nhọn sắc vương vãi khắp mặt đường. Hai người va xe cãi nhau một hồi rồi nâng xe lên vỉa hè. Dòng người vãn đi, chẳng ai để ý đến đoạn đường đầy mảnh chai. Họ chỉ né tránh cho bánh xe không chạm các mảnh vỡ.
- Ôi dào, để thế mà đi được! Một bà cụ bán nước vỉa hè thốt lên.
Cụ quay vào nhà, cầm cái chổi và gầu hót ra. Tấm lưng còng của cụ chậm rãi đi xuống lòng đường. Cụ quét gọn lại rồi cẩn thận vun vào gầu hót. Rồi cụ cất tiếng:
- Nhẫn đâu, không lại giúp bà một tay đi chứ!
Một cậu bé chừng mười tuổi, chạy ra đỡ lấy gầu và chổi từ tay cụ. Cụ già vin tay vào vai cậu rồi hai bà cháu đi lên vỉa hè. Cậu mang gầu hót đổ mảnh chai vào thùng rác rồi trở vào nhà.
Đứng trước cửa nhà, em nhìn thấy hết từ đầu đến cuối. Tự nhiên, một câu hỏi hiện lên trong óc em: “Sao mình không nhanh chân ra giúp bà cụ làm việc ấy nhỉ?”.
(Theo Nguyễn Xuân Bình)
Các em làm bài trong thời gian 30 phút (khoảng 25 dòng)
Hôm ấy, tôi và Hải đi Hà Nội chơi. Chúng tôi lên xe và tìm được một chỗ ngồi rất thoải mái. Xe chạy bon bon, cảnh vật hai bên đường lướt qua như chiếu phim. Chúng tôi hồi hộp mong đến Hà Nội để thăm phong cảnh thủ đô như thế nào.
Đến Hải Dương, xe dừng lại đón khách. Lúc này xe đã chật hết chỗ. Lên xe là một cụ già với một cái túi rất to. Chắc là cụ đi thăm con cháu gì đây. Cụ không có chỗ ngồi nên cứ đứng ở trước cửa lên xuống.
Tôi bảo với Hải:
- Mình nhường chỗ cho bà cụ đi.
Hải bảo:
- Thế thì mình phải đứng à? Đường xa thế này đứng mỏi chân lắm. Thôi, tí nữa có người xuống xe là có chỗ cho bà cụ thôi mà.
- Nhưng nếu không có ai xuống thì bà cụ cứ phải đứng à? Bọn mình còn trẻ, phải nhường chỗ cho cụ chứ. Cô giáo chả dạy thế là gì?
Hải nói:
- Cậu muốn thì cứ nhường. Tớ chịu.
Thấy thế, tôi bước đến chỗ bà cụ, dắt tay cụ vào chỗ mình và bảo:
- Cụ ơi, cụ ngồi xuống đây cho đỡ mỏi.
Cụ già hấp háy mắt nhìn tôi rồi nói:
- Cảm ơn cháu. Cháu tốt bụng quá.
Mọi người trên xe nhìn tôi với ánh mắt đầy thiện cảm.
BÀI GIẢNG
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
LỚP 4
MÔN TIẾNG VIỆT
Tiết 6
Người thực hiện: Hà Huy Tráng
1. Tìm từ có tiếng tự (có nghĩa là mình, tự mình) điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Chúng ta có quyền……… vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.
b) Bố mẹ mất sớm, anh ấy phải sống………….. từ bé.
c) Tối đến, sau khi ăn cơm, Nam lại…………….ngồi vào bàn học bài, không để bố mẹ nhắc nhở.
tự hào
tự lập
tự giác
2. Đọc đoạn văn sau:
Gà Rừng / và / Chồn / là / đôi / bạn / thân / nhưng / Chồn / vẫn / ngầm / coi thường / bạn /. Một / hôm / , Chồn / hỏi / Gà Rừng / :
- / Cậu / có / bao nhiêu / trí khôn / ?
- / Mình / chỉ / có / một / thôi /.
a) Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn trên.
b) Dựa vào đâu mà em nhận biết được các danh từ riêng trong đoạn văn?
Trả lời:
a) Danh từ chung là: bạn, hôm, trí khôn
Danh từ riêng là: Gà Rừng, Chồn
b) Bởi vì Gà Rừng và Chồn đã được viết hoa và nhân hoá trở thành nhân vật trong truyện.
3. Đọc bài ca dao sau:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Em hãy cho biết con cò gặp chuyện rủi ro như thế nào? Cò chỉ mong muốn điều gì? Điều mong muốn của cò có ý nghĩa ra sao?
- Con cò lặn lội bắt tép kiếm ăn ở vùng sông nước thường tượng trưng cho người nghèo phải sống vất vả nhưng có tấm lòng trong sạch.
- “Tôi có lòng nào” ý nói tôi có bụng dạ nào khác.
- Xáo măng: nấu với măng, cho nhiều nước và gia vị khác.
Con cò tượng trưng cho người nghèo nhưng có tấm lòng trong sạch. Vì khó khăn nên cò phải đi ăn đêm, gặp chuyện rủi ro bị người bắt được mang về xáo măng, cò chỉ mong muốn một điều thật giản dị:
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Điều mong muốn của cò tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu xa, cảm động: Cò muốn chết trong sự trong sạch chứ không muốn chết trong sự vẩn đục. Từ đó em liên tưởng đến các câu thành ngữ: Chết trong còn hơn sống đục. Chết đứng còn hơn sống quỳ. Chết vinh còn hơn sống nhục.
4. Hãy kể lại câu chuyện nói về một việc làm thể hiện nếp sống văn minh, lịch sự ở ngoài đường hay nơi công cộng (Có thể đối chiếu với việc làm chưa văn minh, lịch sự cũng xảy ra ở nơi đó, lúc đó).
Đề bài yêu cầu gì?
Kể lại câu chuyện nói về một việc làm thể hiện nếp sống văn minh, lịch sự ở ngoài đường hay nơi công cộng
Yêu cầu:
Thể hiện được nội dung câu chuyện theo yêu cầu. Bố cục rõ ràng. Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
Thân bài: Kể theo thứ tự từ khi xảy ra đến khi kết thúc.
Kết bài: Nêu được suy nghĩ của em hoặc của người khác đánh giá sự việc đó và rút ra bài học cho mình về nếp sống văn minh nơi công cộng.
Đường phố buổi sáng vào giờ cao điểm, người đông như nước chảy. Xe đạp nối đuôi nhau không ngớt. Xe máy bấm còi inh ỏi. Một chiếc xe ca đi đón khách, người phụ nữ đập tay vào thành xe ầm ầm để xin đường khiến dòng người dạt về hai phía.
Một thanh niên đi xe đạp, đèo hai két bia đang giơ tay xin đường rẽ trái. Bỗng “uỳnh” một tiếng, anh học sinh lách vội, va phải bánh sau làm xe chở bia đổ nhào. “Xoảng, xoảng”, két bia rơi xuống mặt đường. Nước bia trào tung toé. Mảnh chai nhọn sắc vương vãi khắp mặt đường. Hai người va xe cãi nhau một hồi rồi nâng xe lên vỉa hè. Dòng người vãn đi, chẳng ai để ý đến đoạn đường đầy mảnh chai. Họ chỉ né tránh cho bánh xe không chạm các mảnh vỡ.
- Ôi dào, để thế mà đi được! Một bà cụ bán nước vỉa hè thốt lên.
Cụ quay vào nhà, cầm cái chổi và gầu hót ra. Tấm lưng còng của cụ chậm rãi đi xuống lòng đường. Cụ quét gọn lại rồi cẩn thận vun vào gầu hót. Rồi cụ cất tiếng:
- Nhẫn đâu, không lại giúp bà một tay đi chứ!
Một cậu bé chừng mười tuổi, chạy ra đỡ lấy gầu và chổi từ tay cụ. Cụ già vin tay vào vai cậu rồi hai bà cháu đi lên vỉa hè. Cậu mang gầu hót đổ mảnh chai vào thùng rác rồi trở vào nhà.
Đứng trước cửa nhà, em nhìn thấy hết từ đầu đến cuối. Tự nhiên, một câu hỏi hiện lên trong óc em: “Sao mình không nhanh chân ra giúp bà cụ làm việc ấy nhỉ?”.
(Theo Nguyễn Xuân Bình)
Các em làm bài trong thời gian 30 phút (khoảng 25 dòng)
Hôm ấy, tôi và Hải đi Hà Nội chơi. Chúng tôi lên xe và tìm được một chỗ ngồi rất thoải mái. Xe chạy bon bon, cảnh vật hai bên đường lướt qua như chiếu phim. Chúng tôi hồi hộp mong đến Hà Nội để thăm phong cảnh thủ đô như thế nào.
Đến Hải Dương, xe dừng lại đón khách. Lúc này xe đã chật hết chỗ. Lên xe là một cụ già với một cái túi rất to. Chắc là cụ đi thăm con cháu gì đây. Cụ không có chỗ ngồi nên cứ đứng ở trước cửa lên xuống.
Tôi bảo với Hải:
- Mình nhường chỗ cho bà cụ đi.
Hải bảo:
- Thế thì mình phải đứng à? Đường xa thế này đứng mỏi chân lắm. Thôi, tí nữa có người xuống xe là có chỗ cho bà cụ thôi mà.
- Nhưng nếu không có ai xuống thì bà cụ cứ phải đứng à? Bọn mình còn trẻ, phải nhường chỗ cho cụ chứ. Cô giáo chả dạy thế là gì?
Hải nói:
- Cậu muốn thì cứ nhường. Tớ chịu.
Thấy thế, tôi bước đến chỗ bà cụ, dắt tay cụ vào chỗ mình và bảo:
- Cụ ơi, cụ ngồi xuống đây cho đỡ mỏi.
Cụ già hấp háy mắt nhìn tôi rồi nói:
- Cảm ơn cháu. Cháu tốt bụng quá.
Mọi người trên xe nhìn tôi với ánh mắt đầy thiện cảm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Huy Tráng
Dung lượng: 134,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)