Bai giang boi d­uong GV

Chia sẻ bởi Đàm Anh Thơm | Ngày 03/05/2019 | 89

Chia sẻ tài liệu: bai giang boi d­uong GV thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Lĩnh vực
phát triển tình cảm - xã hội
Mục đích: Học viên được trao đổi thảo luận
- Những điểm mới của lĩnh vực phát triển TC – XH trong chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ
- Mục tiêu- nội dung giáo dục phát triển TC-XH trong chương trình giáo dục mầm non.
- Cách thức tổ chức thực hiện nội dung phát triển TC-XH theo hướng tích hợp chủ đề.
I/ Lĩnh vực giáo dục phát triển TC- XH trong chương trình GDMN.
1. Vai trò của giáo dục TC-XH đối với sự phát triển của trẻ:
Câu hỏi: Giáo dục phát triển TC – XH là gì? Vì sao phải giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ mầm non?
1. Vai trò của giáo dục TC-XH đối với sự phát triển của trẻ mầm non:
- Giáo dục phát triển TC-XH chính là hình thành và phát triển ở trẻ năng lực cá nhân, những hành vi tích cực giúp trẻ tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Nói các khác, giáo dục TC-XH là trang bị cho trẻ kỹ năng sống để giúp trẻ hoà nhập vào cộng đồng, xã hội.
Ở tuổi mầm non, TC luôn chi phối mọi hoạt động của trẻ. Phát triển TC-XH là nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực khác như nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ. Sự chậm phát triển ở lĩnh vực này có thể dẫn đến sự chậm phát triển ở lĩnh vực khác và ngược lại. Vì vậy giáo dục PTTC-XH cho trẻ ở trường mầm non cần được tiến hành trong một tổng thể tất cả các lĩnh vực. Nói cách khác các lĩnh vực này có mối quan hệ khăng khít với nhau trong quá trình phát triển của trẻ.
* Trong GDMN, việc giáo dục tình cảm -xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện của trẻ, là yếu tố thiết yếu giúp trẻ học tập tốt ở trường phổ thông sau này.
1. Vai trò của giáo dục TC-XH đối với sự phát triển của trẻ mầm non:
2. Một số điểm mới về lĩnh vực TC-XH
Trong chương trình cũ có giáo dục tình cảm- xã hội cho trẻ không?
Khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, đ/c thấy có điểm gì khác trong việc giáo dục TC-XH so với chương trình cũ?
Giáo dục phát triển TC-XH được đặt ra thành 1 lĩnh vực riêng có mục tiêu, nội dung theo độ tuổi và kết qua mong đợi.
Thiết kế nội dung giáo dục phát triển TC-XH xuất phát từ trẻ, với các mối quan hệ mở rộng dần giữa trẻ với con người, giữa trẻ với môi trường văn hoá xã hội, với thế giới xung quanh…nhằm gắn trẻ với cuộc sống hiện thực.
Đánh giá thường xuyên các hoạt động giáo dục phát triển TC-XH dựa trên các mục tiêu, yêu cầu và kết quả mong đợi để có thể điều chỉnh các nội dung hoạt động giáo dục TC-XH
2. Một số điểm mới về lĩnh vực TC-XH
3.Nội dung giáo dục TC-XH trong chương trình GDMN
Nêu những nội dung chính của lĩnh vực giáo dục TC-XH theo độ tuổi?
a. Nhà trẻ:
Phát triển tình cảm
Phát triển kỹ năng xã hội
Phát triển cảm xúc thẩm mỹ.
3.Nội dung giáo dục TC-XH trong chương trình GDMN
b. Mẫu giáo:
Phát triển tình cảm
Phát triển kỹ năng xã hội
3. Nội dung giáo dục TC-XH trong chương trình GDMN
II/ Thực hiện nội dung PTTC-XH
Đ/c đã thực hiện các nội dung phát triển TC-XH như thế nào?
Tích hợp nội dung phát triển TC-XH
- Tích hợp trong các chủ đề
- Tích hợp trong các hoạt động hàng ngày
II/ Thực hiện nội dung PTTC-XH
2. Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển TC-XH
Nêu các hình thức tổ chức giáo dục phát triển TC-XH trong quá trình giáo dục trẻ?
II/ Thực hiện nội dung PTTC-XH


2. Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển TC-XH
Thông tin:
a) Các hoạt động giáo dục trẻ tự tin, tự lực, mạnh dạn chia sẻ, giáo tiếp với hững người xung quanh:
- Trò chuyện đàm thoại, giới thiệu về mình, về người thân trong gia đình.
- Cho trẻ xem tranh ảnh, vẽ tranh về bản thân, về những người thân
- Nghe kể và đọc những câu chuyện, bài thơ có nội dung tính tự tin tự lực.
- Chơi các trò chơi để trẻ được thực hành trải nghiệm
Hát các bài hát có nội dung giáo dục tình cảm bạn bè, ý thức về bản thân.
Thực hành rửa tay, rửa mặt, mặc quần áo và trải nghiệm các hoạt động đó trong sinh hoạt hàng ngày.
2. Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển TC-XH
Khi tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển TC-XH, cần lưu ý:
Thường xuyên trò chuyện thân thiện với trẻ
Không nên đưa ra quá nhiều yêu cầu đối với trẻ.
Luôn chú ý lắng nghe để hiểu và đáp ứng kịp thời đáp ứng những kỹ năng xã hội hợp lý
Làm gương cho trẻ bắt chước
Tạo cơ hội cho trẻ thông qua việc tham quan tiếp xúc, quan sát môi trường gần gũi xung quanh.
Chú ý tổ chức tốt các trò chơi cho trẻ.
III/ Tổ chức môi trường hoạt động giáo dục phát triển TC-XH
Nêu các yêu cầu khi tổ chức môi trường giáo dục phát triển TC-XH cho trẻ mầm non?
Thông tin:
Đảm bảo không khí thân thiện, đầm ấm, vui vẻ, thoải mái.
MT có sự giao tiếp, hướng dẫn bằng lời nói, cử chỉ, hành động.
Có đủ các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục TC-XH
Bố trí, sắp xếp các góc chơi phải tăng cường tính độc lập cho trẻ khi hoạt động.
Các góc chơi được thay đổi phù hợp với chủ đề.
IV/ Thực hành xây dựng chủ đề tích hợp nội dung giáo dục phát triển TC-XH
Gợi ý:
Các nhóm tự lựa chọn nội dung giáo dục phát triển TC-XH trong 1 chủ đề.
Chuẩn bị đồ dùng, học liệu, bài hát, trò chơi…phục vụ cho hoạt động của chủ đề đã lựa chọn
IV/ Thực hành xây dựng chủ đề tích hợp nội dung giáo dục phát triển TC-XH
Lưu ý: Các nội dung có mối liên hệ với nhau xoay quanh 1 chủ đề.
Cần tính đến kinh nghiệm và khả năng của trẻ khi lựa chọn ND.
Không tích hợp quá nhiều nội dung trong một ngày
Chủ đề có thể lựa chọn trong chương trình, xuất phát từ thực tế địa phương, hứng thú của trẻ.
Xin trân trọng cám ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đàm Anh Thơm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)