Bài giảng bệnh Tay chân miệng

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Thế | Ngày 11/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài giảng bệnh Tay chân miệng thuộc Khoa học 5

Nội dung tài liệu:

PHÒNG CHỐNG

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

TRONG TRƯỜNG MẦM NON


THƯỜNG QUI PHÒNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM/TRƯỜNG HỌC
1. Theo dõi, giám sát phát hiện sớm trẻ và thầy cô mắc bệnh
2. Làm sạch/vệ sinh/khử khuẩn trường theo thường qui
3. Kiểm soát và thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm
4. Tiêm chủng phòng bệnh truyền nhiễm đã có vaccin phòng ngừa
5. Hậu cần cung ứng và tổ chức bảo vệ trẻ và thầy cô/nhân viên
6. Tổ chức và giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng lây bệnh trong môi trường học đường
7. Theo dõi/quản lý các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra ở trẻ
8. Thông báo ngay cho y tế cơ sở (trạm y tế phường xã) khi phát hiện trẻ mắc những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
TRƯỜNG MẦM NON TÍCH CỰC THỰC HIỆN
“THÁNG CAO ĐIỂM PHÒNG CHỐNG BỆNH CHÂN TAY MIỆNG”
CÁC DẤU HIỆU CHỈ ĐIỂM BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Biếng ăn, mệt mỏi
Thay đổi hành vi : lờ đờ, khóc thét/kích động
Sốt ≥ 38°C, nhức đầu
Da tái hoặc nổi ban
Mắt đỏ hoặc vàng nhẹ
Rối loạn thính giác
Tiêu chảy, ói mữa, đau bụng
Phân có đàm/máu, phân đen
Sổ mũi, ho, đau họng, khó thở
Đau lưng/chân/tay …
PHÂN LOẠI BỆNH TRUYỀN NHIỄM
(Luật 03/2007/QH12 NGÀY 21 THÁNG 11 NĂM 2007)
 
Nhóm A: BTN đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh:
Gồm bệnh bại liệt; cúm A-H5N1; dịch hạch; đậu mùa; sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la, Lát-sa hoặc Mác-bớc ; sốt Tây sông Nin; sốt vàng; tả; viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các BTN nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;
2. Nhóm B: BTN nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Gồm: bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); HIV/AIDS; bạch hầu; cúm; dại; ho gà; lao; liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp; lỵ trực trùng; quai bị; sốt Sốt xuất huyết Dengue; sốt rét; sốt phát ban; sởi; tay-chân-miệng; than; thủy đậu; thương hàn; uốn ván; Ru-bê-ôn (Rubeon); viêm gan vi rút; viêm màng não do não mô cầu; viêm não vi rút; xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta
3. Nhóm C: BTN ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Bệnh truyền nhiễm nhóm B

HAND FOOT AND MOUTH DISEASE ICD 10 B08.4
HFMD ON MOUTH
MỘT SỐ HÌNH ẢNH BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
HFMD ON HAND
HFMD ON FOOT
ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Thường gặp ở trẻ < 15 tuổi, đặc biệt là trẻ < 5 tuổi, chú yếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh
Bệnh tăng cao từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm nhưng trong năm 2011 đã có những diễn biến bất thường không như các năm trước.
Tại Đắk Lăk: Năm 2011 đã ghi nhận số mắc bệnh tại 15/15/huyện/TX/TP. Đã có ca tử vong.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nhóm vi rút đường ruột (enterovirus) gây nên. Enterovirus gồm nhiều chủng.
Chủng Enterovirus 71 nguy hiểm và thường gây các biến chứng nặng và có thể dẫn đến tử vong.
Các chủng enterovirus khác thường ở thể nhẹ.

DÂU HIỆU BỆNH
Sốt
Đau họng, đau miệng
Loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước niêm mạc miệng, lợi, lưỡi.
Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông
TRIỆU CHỨNG Ở MIỆNG
(Hình ảnh của BV NĐ1)
Tăng tiết nước bọt
Lở miệng
Vết loét đỏ hay bóng nước
Vòm khẩu cái, nướu, lưỡi, niêm mạc má
Đường kính 2 - 3 mm
TRIỆU CHỨNG Ở CHÂN, TAY, MÔNG, GỐI
(Hình ảnh / BV NĐ1)
Kích thước : 2 - 10 mm
Hình bầu dục, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau.
Khi bóng nước khô, để lại vết thâm da, không loét.
BIẾN CHỨNG
Viêm não – màng não
Viêm cơ tim
Phù phổi cấp
Có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Ủ BỆNH – NGUỒN LÂY – ĐƯỜNG LÂY
Thời kỳ ủ bệnh: 3 đến 7 ngày
Nguồn lây:
Người bệnh
Người lành mang vi rút
Thời gian lây: Từ vài ngày trước khởi phát đến khi hết loét miệng và hết phỏng nước.
Dễ lây nhất trong tuần đầu của bệnh
Đường lây:
Đường tiêu hoá “phân miệng” và tiếp xúc trực tiếp, chủ yếu lây qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà.
Khi bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp thì việc ho, hắt hơi, nói chuyện sẽ tạo điều kiện sự lay lan trực tiếp virut từ người sang người.
TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG TAY CHÂN MIỆNG
TRUYỀN THÔNG
Đối tượng: Thầy cô/nhân viên & phụ huynh
Nội dung: Áp dụng tại trường và tại nhà
Chăm sóc trẻ:
vệ sinh & rửa tay thường xuyên: trẻ và người chăm sóc trẻ
trẻ khỏe mạnh không tiếp xúc/chơi với trẻ bệnh
người chăm sóc trẻ: không cùng 1 lúc chăm sóc trẻ bệnh và trẻ khỏe mạnh, rửa tay ngay sau khi chăm sóc trẻ
Theo dõi sức khỏe trẻ :
phát hiện sớm trẻ mắc bệnh : cho trẻ ở nhà
theo dõi các dấu hiệu sớm về thần kinh : cho trẻ nhập viện
Làm sạch-vệ sinh mỗi ngày, khử khuẩn mỗi tuần : nơi sinh hoạt/vui chơi/ăn nghỉ, vật dụng, đồ chơi, các bề mặt thường có tiếp xúc …,
Khử khuẩn ngay và mỗi ngày : khi có trẻ mắc bệnh
THEO DÕI - PHÁT HIỆN SỚM TRẺ MẮC BỆNH
Mục tiêu : môi trường học đường an toàn  trẻ nghi mắc bệnh không có mặt ở lớp học
Nội dung :
trẻ mắc bệnh tại nhà : phụ huynh không đưa trẻ đến trường, thông báo cho nhà trường
trẻ mắc bệnh tại trường : cách ly trẻ, thông báo phụ huynh cho trẻ về nhà-đưa trẻ đi khám bệnh
Cô giáo/nhân viên : ở nhà, tạm nghỉ khi đang chăm sóc người trong gia đình đang mắc bệnh truyền nhiễm
Yêu cầu :
cô giáo/lớp học : quan tâm, chú ý, theo dõi dấu hiệu khác thường
Nhà trường : có phòng cách ly cho trẻ bệnh
Các dấu hiệu báo nặng của viêm não/màng não do virus

Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình
Đứng không vững, đi loạng choạng
Lờ đờ, gồng cứng, mắt trợn ngược, khóc quấy liên tục

Hãy đưa trẻ đến ngay bệnh viện khi trẻ
Sốt cao, bỏ ăn, bỏ bú
Biếng chơi, li bì, ngủ nhiều
Lừ đừ, vẻ mặt không lanh lợi
Bứt rứt, hoảng hốt
THEO DÕI CÁC BIỂU HIỆN THẦN KINH CỦA BỆNH TCM
Lưu ý : các biểu hiện thần kinh có thể xuất hiện sớm, trước khi có bóng nước ở tay, chân.
 cần theo dõi trẻ tổng trạng ngay khi trẻ có biểu hiện sớm của bệnh : mệt mõi, biếng ăn, tăng tiết nước bọt, lở miệng …
LÀM SẠCH - VỆ SINH - KHỬ KHUẨN TRƯỜNG LỚP
Các định nghĩa : làm sạch, vệ sinh, khử khuẩn
Xà phòng và chất lau nhà
Chất khử khuẩn và nồng độ gốc
Nồng độ pha cần cho vệ sinh, khử khuẩn
Cách pha pha dd vệ sinh, khử khuẩn
Các bước khử khuẩn
Lịch làm sạch-vệ sinh-khử khuẩn
Các chú ý khác
LÀM SẠCH - VỆ SINH - KHỬ KHUẨN
Làm sạch : loại bỏ đất, bụi, chất hữu cơ bằng nước và xà phòng hoặc các chất lau nhà  giảm mầm bệnh

Vệ sinh : dùng hóa chất làm giảm mầm bệnh đạt ngưỡng an toàn (áp dụng đối với thực phẩm, đồ chơi và học cụ)

Khử trùng : dùng hóa chất tiêu diệt mầm bệnh nhưng không loại trừ bào tử (spore)
Vệ sinh :
là 1 hình thức khử trùng có thể thay thế cho công việc lau chùi làm sạch mỗi ngày
nồng độ clor trong vệ sinh (# 0.05% clo hoạt tính), thấp hơn khử trùng nhiều lần
LÀM SẠCH : XÀ PHÒNG & CÁC CHẤT LAU SÀN
nhiều chất lau sàn có trên thị trường
có mùi thơm
tiện lợi vì không phải lau lại bằng nước
 sử dụng các sản phẩm này để lau sàn làm sạch mỗi ngày thay thế xà phòng
trên nhãn có ghi tác dụng diệt trùng, qua khảo sát : tác dụng diệt trùng rất hạn chế
 không sử dụng cho mục đích khử trùng
LAU CHÙI - LÀM SẠCH MỖI NGÀY
Lưu ý : vật dụng/học cụ/đồ chơi/các đồ đạc thường hay tiếp xúc
làm sạch với nước và xà phòng hoặc vệ sinh mỗi ngày
 tối ưu là vệ sinh mỗi ngày
CHẤT KHỬ TRÙNG CHỨA CLO - NỒNG ĐỘ GỐC
- Natri hypoclorit (nước javel) và Cloramin B là 2 loại hóa chất thường dùng để khử trùng bề mặt (vật dụng & bề mặt môi trường) trong lãnh vực y tế và gia dụng
- Khi hòa tan với nước, các hóa chất này sẽ giải phóng 1 lượng clo hoạt tính có tác dụng khử trùng
- Tùy theo nhà sản xuất : hóa chất khử trùng có nồng độ gốc clo hoạt tính khác nhau (hàm lượng), ví dụ
Cloramin B (dạng bột): nồng độ 25%
Nước javel (dạng dung dịch): 5% hoặc 3% …
phải xem trên nhãn để biết nồng độ gốc clo hoạt tính của sản phẩm
Tùy theo mục đích, cách thức khử trùng, sự đề kháng của mầm bệnh : clo hoạt tính có trong dung dịch khử trùng đã pha có nồng độ khác nhau.
Ví dụ : nồng độ clo hoạt tính cần cho
vệ sinh đồ chơi/bề mặt vật dụng-môi trường : 0.05%
khử trùng bề mặt vật dụng/môi trường : 0.1%
- Vì vậy trong việc pha dung dịch khử trùng, cần phải tính toán đủ lượng chất khử trùng và lượng nước pha để có được 1 lượng dung dịch pha khử trùng có nồng độ clo hoạt tính muốn sử dụng.
tính lượng chất khử trùng và lượng nước để pha dd khử trùng dựa vào
nồng độ clo gốc của sản phẩm
nồng độ clo cần cho khử trùng
CHẤT KHỬ TRÙNG CHỨA CLO - NỒNG ĐỘ VỆ SINH-KHỦ KHUẨN
NỒNG ĐỘ VỆ SINH VÀ KHỬ KHUẨN

THƯỜNG DÙNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON
(*) thay thế làm sạch mỗi ngày. Sử dụng dd khử trùng nồng độ clo 0.05%
các bề mặt : vật dụng, đồ chơi, học cụ, các đồ vật thường có tiếp xúc, sàn nhà, hành lang…
làm sạch* hoặc vệ sinh** mỗi ngày
khử trùng 1 lần trong tuần
nhà vệ sinh : khử trùng mỗi ngày
QUY ĐỊNH LÀM SẠCH - VỆ SINH - KHỬ TRÙNG

KHI KHÔNG CÓ DỊCH BỆNH
(*) lau chùi với nước và xà phòng hoặc chất lau nhà khác có trên thị trường

(**) lau chùi với hóa chất khử trùng: nồng độ clor 0.05%
khử trùng môi trường nguy cơ nhiễm bẩn thấp - khu vực trường lớp, nhà ở không có ca bệnh : 0.05 - 0.1 % (2 - 4 gam cloramin B trong 1 lít nước)
 làm sạch-lau chùi/vệ sinh mỗi ngày và khử trùng mỗi tuần.

khử trùng môi trường nguy cơ nhiễm bẩn nhiều - khu vực trường lớp, nhà ở có ca bệnh : 0,5 % ( 20 gam cloramin B trong 1 lít nước)
 vệ sinh - khử khuẩn mỗi ngày

4 gam cloramin B # 1 muỗng cà phê

Lưu ý : Nếu có chất tiết/máu người bệnh thải ra môi trường cần phải xử lý khử trùng ngay trước khi khử trùng các bề mặt
QUY ĐỊNH LÀM SẠCH - VỆ SINH - KHỬ TRÙNG

KHI CÓ DỊCH BỆNH
QUY ĐỊNH LÀM SẠCH – VỆ SINH – KHỬ TRÙNG

KHI CÓ DỊCH BỆNH
QUY ĐỊNH LÀM SẠCH - VỆ SINH - KHỬ TRÙNG

KHI CÓ DỊCH BỆNH
CÁCH PHA HÓA CHẤT KHỬ TRÙNG
Nếu nước javel có nồng độ gốc clo là 3% : tính và điền số phần nước
Thực hành : với nước Javel có nồng độ gốc clo là 5%
Tính lượng javel và lượng nước để có 10 lít dd khử trùng có nồng độ clo 0.1%
Theo bảng trên : pha 1 phần javel vào 49 phần nước
Lượng nước : (10 lít/50) * 49 = 9.8 lít
Lượng javel : (10 lít/50) * 1 = 0,2 lít
CÁC CHẤT KHỬ KHUẨN TRÊN THỊ TRƯỜNG
chất tẩy trắng (sodium hypoclorit - nước javel)
ngoài mục đích tẩy trắng đồ vải, sodium hypoclorit là chất khử trùng phổ biến trong y tế và gia đình
khảo sát :
- có loại có mùi thơm, làm giảm mùi nồng đặc trưng của hóa chất
- nhiều sản phẩm không ghi nồng độ clo gốc
- theo hướng dẫn cách pha dd khử trùng ghi trên nhản : nồng độ clo khi đã pha tương đương 0.05% ở hầu hết các sản phẩm trên thị trường
vệ sinh mỗi ngày (nồng độ 0.05%)
 pha theo hướng dẫn nhà sản xuất
VỆ SINH VÀ KHỬ KHUẨN : SỬ DỤNG NƯỚC JAVEL
Sử dụng sodium hypoclorit - nước Javel để vệ sinh-khử trùng mỗi ngày/mỗi tuần
Vệ sinh mỗi ngày : pha theo hướng dẫn ghi trên nhãn (nồng độ clo 0.05%) để thay thế làm sạch mỗi ngày bằng nước và xà phòng/chất lau nhà.
Khử khuẩn mỗi tuần khi không có ca bệnh (nồng độ clo 0.1% - tăng gấp đôi nồng độ clor vệ sinh) : cùng 1 lượng nước nhưng lượng javel gấp 2 lần
Khử khuẩn mỗi ngày khi có ca bệnh (nồng độ clo 0.5 % - tăng nồng độ clor vệ sinh 10 lần): cùng 1 lượng nước nhưng lượng javel gấp 10 lần
Chọn sản phẩm có mùi thơm
KHỬ KHUẨN NHÀ VỆ SINH
Trên thị trường có bán rất nhiều loại khử khuẩn và tẩy bẩn nhà vệ sinh
Thành phần: acid clohydic 15% hoặc Natri hypoclorit đậm đặc
Sử dụng: theo hướng dẫn ghi trên nhản (sản phẩm được dùng không pha với nước) khử khuẩn bệ cầu, bồn rửa tay …
sử dụng dd nước Javel nồng độ Clo 0.5 % để khử khuẩn sàn/tường nhà vệ sinh...
THỰC HÀNH : CÁC BƯỚC KHỬ KHUẨN
BỀ MẶT ĐỒ ĐẠC - VẬT DỤNG - MÔI TRƯỜNG
1_ Làm sạch: loại bỏ đất bụi, chất hữu cơ, mầm bệnh
Lau chùi, cọ rửa với:
nước và/hoặc
các chất tẩy rửa khác (xà phòng, nước lau nhà).
2_ Khử trùng: 2 bước
Lau ướt hoặc phun ướt các bề mặt hoặc nhúng ướt khăn vào dung dịch khử trùng có nồng độ clor phù hợp.
10 - 20 phút sau lau lại bằng nước sạch, sau đó lau khô.

Ghi chú : Hiệu quả khử trùng sẽ bị ảnh hưởng nếu các bề mặt
không được làm sạch trước khi khử trùng.
Bề mặt, vật dụng, môi trường nhiễm đất, bụi, chất hữ cơ phải được làm sạch bằng nước và xà phòng trước khi khử trùng.
Xử lý trước các vết máu, đàm nhớt, chất tiết của người bệnh trước khi khử trùng bề mặt, vật dụng, môi trường bằng giấy tẩm dung dịch 1% clor hoạt tính, sau đó cho vào túi xử lý.
Sử dụng hóa chất khử trùng

nơi pha dung dịch và nơi khử trùng phải thoáng khí
không pha dung dịch khử trùng với nước nóng
dung dịch khử trùng đã pha chỉ dùng trong ngày

Thực hành khử khuẩn

Mang găng tay cao su dày, đeo khẩu trang, mặt tạp dề
Thực hiện nguyên tắc 2 xô: 1 xô chứa dd khử trùng, 1 xô chứa nước để xả bẩn
Dụng cụ lau chùi (khăn, cây lau nhà, bàn chải …) được xả bẩn khi hơi khô hoặc ngã màu
Thay dd khử trùng và/hoặc nước trong 2 xô khi ngã màu, đục dần
Dụng cụ (khăn lau, cây lau nhà, găng cao su dày, tạp dề …) được khử trùng để sử dụng cho lần sau (ngâm vào dung dịch khử khuẩn 0.1% trong 30 phút)
Cất giữ dụng cụ khử trùng xa tầm với của trẻ em

Sau khi khử trùng: rửa tay lại bằng nước và xà phòng
NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHI VỆ SINH-KHỬ KHUẨN
TÓM TẮT PHA HÓA CHẤT
1. Áp dụng cho Chloramin B 25% (thường hay sử dụng)
(*) Xử lý hàng ngày, trong 10 ngày liên tiếp kể từ ca khởi bệnh cuối cùng
(**) 1 muỗng ăn cơm gạt tương đương 10 gam chlorramin B
1 muỗng cà phê gạt: tương đương 4 gam chlorramin B
TÓM TẮT PHA HÓA CHẤT
1. Áp dụng cho nước javel 5%:
HƯỚNG DẪN KHỬ TRÙNG TẠI HỘ GIA ĐÌNH
(Thực hiện thường quy khi không có bệnh nhân)

1. SỬ DỤNG BỘT CHLORAMIN B 25%:
VỆ SINH HÀNG NGÀY: pha ½ muỗng cà phê bột chloramin B trong 1 lít nước, để lau chùi nền nhà, các bề mặt hàng ngày …
KHỬ TRÙNG MỖI TUẦN 1 LẦN: pha 1 muỗng cà phê bột chloramin B trong 1 lít nước (gấp đôi lượng chloramin trong vệ sinh hàng ngày), để ngâm rửa đồ chơi, lau chùi các bề mặt, 20 – 30 phút sau lau / rửa lại bằng nước sạch

2. CÓ THỂ SỬ DỤNG NƯỚC JAVEL 5% thay thế chloramin B
VỆ SINH HÀNG NGÀY: theo hướng dẫn pha khử trùng trên nhãn chai, để lau chùi nền nhà, các bề mặt hàng ngày …
KHỬ TRÙNG MỖI TUẦN 1 LẦN: pha gấp đôi lượng javel trong vệ sinh hàng ngày trong cùng một lượng nước, để ngâm rửa đồ chơi, lau chùi các bề mặt, 20 – 30 phút sau lau / rửa lại bằng nước sạch
Khi làm vệ sinh bằng dung dịch khử trùng phải sử dụng 2 xô (1 xô chứa dung dịch khử trùng, 1 xô chứa nước sạch); trong khi lau bằng dung dịch khử trùng nếu thấy khăn khô hoặc bị dơ, phải xả sạch khăn lau bằng nước, sau đó mới nhúng vào dung dịch khử khuẩn để lau tiếp.

Lưu ý: không pha javel chung với bột giặt trong vệ sinh khử trùng
bảo quản cẩn thận, không để trẻ em tiếp xúc với hoá chất
HƯỚNG DẪN KHỬ TRÙNG TẠI HỘ GIA ĐÌNH
(Thực hiện khi trong khu phố / thôn/buôn có bệnh nhân Tay chân miệng)
1. SỬ DỤNG BỘT CHLORAMIN B 25%:
KHỬ TRÙNG MỖI NGÀY: pha 5 muỗng cà phê chloramin B trong 1 lít nước để ngâm rửa đồ chơi, lau chùi các bề mặt hàng ngày có tiếp xúc với bệnh nhân, 20 – 30 phút sau lau / rửa lại bằng nước sạch
2. CÓ THỂ SỬ DỤNG NƯỚC JAVEL 5% thay thế
KHỬ TRÙNG MỖI NGÀY: pha gấp 10 lần lượng javel theo hướng dẫn pha trên nhãn chai với cùng một lượng nước, để ngâm rửa đồ chơi, lau chùi các bề mặt hàng ngày có tiếp xúc với bệnh nhân, 20 – 30 phút sau lau / rửa lại bằng nước sạch
Khi làm vệ sinh bằng dung dịch khử trùng phải sử dụng 2 xô (1 xô chứa dung dịch khử trùng, 1 xô chứa nước sạch); trong khi lau bằng dung dịch khử trùng nếu thấy khăn khô hoặc bị dơ, phải xả sạch khăn lau bằng nước, sau đó mới nhúng vào dung dịch khử khuẩn để lau tiếp.
Thực hiện khử trùng hàng ngày liên tiếp trong 10 ngày kể từ khi phát hiện ca bệnh, sau đó duy trì vệ sinh hàng ngày và khử trùng hàng tuần như khi không có bệnh nhân
Lưu ý: không pha javel chung với bột giặt trong vệ sinh khử trùng
bảo quản cẩn thận, không để trẻ em tiếp xúc với hoá chất
TÓM TẮT PHA HÓA CHẤT

Khi có nồng độ hóa chất khác hoặc loại dung dịch khác:
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn mác (nếu có)
+ Tham khảo ý kiến của Trung tâm Y tế để được hướng dẫn sử dụng.

CHÚ Ý
Phân công người quản lý hóa chất cũng như dung dịch pha cẩn thận.
Tránh xa tầm tay trẻ em
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi pha hóa chất và trước khi sử dụng
GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG LÀM SẠCH - VỆ SINH - KHỬ KHUẨN
tổ giám sát: có lịch theo dõi/giám sát mỗi lớp
đúng lịch
đúng cách
đầy đủ không bỏ sót
Cung ứng đủ hóa chất và các dụng cụ cho vệ sinh-khử trùng
Nhà ăn/nhà vệ sinh: vòi nước & xà phòng, khăn lau
Bố trí thêm vòi nước & xà phòng: những nơi thích hợp để học sinh có thể rửa tay khi cần
Có sẵn khẩu trang & dung dịch alcol sát khuẩn nhanh bàn tay ở lớp học/nơi làm việc để sử dụng ngay khi phát hiện người mắc bệnh khi đang học tập/làm việc
Tạo điều kiện và hướng dẫn trẻ thực hành vệ sinh
HẬU CẦN
THEO DÕI-QUẢN LÝ TRẺ MẮC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Trẻ nghỉ bệnh : tìm hiểu có phải bệnh truyền nhiễm không?
Nếu là bệnh truyền nhiễm : đó là bệnh gì? Bệnh truyền nhiễm được ghi nhận qua chẩn đoán khi đi khám bệnh (Bv, phòng khám …)
Khi trẻ đi học trở lại : giáo viên chủ nhiệm lớp ghi nhận các thông tin qua phụ huynh và ghi vào sổ quản lý bệnh
Trường tổng hợp : Tổng hợp báo cáo tuần, tháng khi phát hiện có bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm về Trung tâm Y tế trên địa bàn (báo cáo khẩn cấp bằng phương tiện nhanh nhất khi phát hiện bệnh nghi ngờ bệnh nhóm A, bệnh truyền nhiễm có biểu hiện nặng, bệnh có số mắc tăng cao bất thường tại trường học, bệnh nặng chưa rõ nguyên nhân hoặc các ca bệnh trong thời điểm dịch bệnh xảy ra).
BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM
THÔNG BÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM
NỘI DUNG THÔNG BÁO CHO Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG
Nguy cơ dịch bộc phát trong trường/lớp học
ít nhất 2 ca bệnh liên tiếp trong 1 lớp học trong vòng 7-14 ngày
có ít nhất 1 ca bệnh/lớp ở ít nhất 2 lớp trong vòng 14 ngày
(Cho nghỉ học 10 ngày + Khử khuẩn QĐ 1742/QĐ-BYT)
PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa sạch bàn tay trẻ, rửa sạch bàn tay người giữ trẻ.
Rửa sạch vật dụng, đồ chơi của trẻ (hàng tuần ngâm đồ chơi của trẻ trong nước diệt trùng như Cloamin B hoặc nước Javel hoặc các dung dịch diệt trùng khác có bán ở thị trường. Sau khi ngâm 30 phút rửa lại bằng nước sạch)
Lau sạch khu vực sinh hoạt của trẻ bằng dung dịch khử khuẩn.
Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ trường học trong vòng 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của trẻ.
QUY TRÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG
QUY TRÌNH
RỬA TAY THƯỜNG QUY
(theo công văn 1571/BYT-ĐTr, ngày 12/10/2009 của Vụ Điều trị - Bộ Y tế)
LƯU Ý
Cần rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng.
Quy trình rửa tay cần đảm bảo làm sạch các ngón tay, mu bàn tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay.
Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 1 phút.
Cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; rửa tay sau khi ho, hắt hơi mà phải dùng tay che miệng, sau khi tiếp xúc trẻ bệnh và vệ sinh cho trẻ.
Mỗi trường học cần có xà phòng và nơi rửa tay thuận tiện.
Bước 1
Bước 2
(5 lần/động tác)
Bước 3
(5 lần/động tác)
Bước 4
(5 lần/động tác)
Bước 5
(5 lần/động tác)
Bước 6
(5 lần/động tác)
CÁM ƠN
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Thế
Dung lượng: 4,32MB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)