Bài giảng BDHSG lớp 4 tiết 5
Chia sẻ bởi Hà Huy Tráng |
Ngày 11/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: Bài giảng BDHSG lớp 4 tiết 5 thuộc Tập đọc 4
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN PHÚC
BÀI GIẢNG
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
LỚP 4
MÔN TIẾNG VIỆT
Tiết 5
Người thực hiện: Hà Huy Tráng
1. Tìm từ dùng sai trong câu sau rồi sửa lại:
a) Bạn Lan rất chân chính, nghĩ sao nói vậy.
b) Người nào tự tin, người đó sẽ không tiến bộ được.
Đáp án:
Câu a) Dùng sai từ chân chính. Phải dùng từ chân thật hoặc thật thà
Câu b) Dùng từ tự tin sai. Phải là tự kiêu.
a) Bạn Lan rất chân thật (thật thà), nghĩ sao nói vậy.
b) Người nào tự kiêu, người đó sẽ không tiến bộ được
Sửa lại:
2. Cho đoạn văn sau:
Xe / chúng tôi/ leo / chênh vênh/ trên / dốc / cao / của / con / đường / xuyên / tỉnh / Hoàng Liên Sơn /. Những / đám / mây / trắng / nhỏ / sà / xuống / của kính / ô tô / tạo nên / một/ cảm giác / bồng bềnh / huyền ảo /. Chúng tôi / đang / đi / bên / những / thác / trắng xoá / tựa / mây trời /, những / rừng cây / âm âm /, những / bông / hoa chuối / đỏ rực / lên / như / ngọn / lửa /. Nguyễn Phan Hách
a) Tìm các danh từ trong đoạn văn trên.
b) Chỉ ra một số danh từ chỉ đơn vị trong các danh từ tìm được.
Danh từ: xe, dốc, con, đường, tỉnh, Hoàng Liên Sơn, đám, mây, cửa kính, ô tô, cảm giác, thác, mây trời, rừng, cây, bông, hoa chuối, ngọn lửa.
Danh từ chỉ đơn vị: con, tỉnh, đám, bông, ngọn, rừng cây.
3. Nhà thơ Nguyễn Duy ca ngợi cây tre trong bài Tre Việt Nam như sau:
Hình ảnh cây tre trong đoạn thơ trên gợi cho em nghĩ đến những phẩm chất tốt đẹp gì của con người Việt Nam?
Lưu ý những hình ảnh:
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
Ngay thẳng, trung thực, kiên cường, bất khuất
Sẵn sàng chịu đựng mọi khó khăn, thử thách, biết yêu thương, chia sẻ và nhường nhịn cho con. (Có manh áo cộc tre nhường cho con)
Đoạn thơ nói lên phẩm chất trung thực, ngay thẳng, kiên cường, bất khuất và sẵn sàng chịu đựng khó khăn, gian khổ, nhường nhịn cho con cái của người Việt Nam
4. Hãy kể lại câu chuyện nói về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và người bạn thân trong lớp học.
Đề bài yêu cầu gì?
Kể lại kỉ niệm đáng nhớ giữa em và người bạn thân của em trong lớp.
Kỉ niệm đó có thể là kỉ niệm vui hoặc kỉ niệm buồn nhưng nó để lại cho em ấn tượng sâu sắc, khó quên và giúp cho tình bạn của em với bạn càng gắn bó hơn, càng tốt hơn.
Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh, nhân vật trước khi xảy ra câu chuyện.
Hoặc mở bài gián tiếp, nói về ý nghĩa của tình bạn rồi dẫn vào câu chuyện.
Thân bài: Kể lại câu chuyện từ lúc mở đầu đến lúc kết thúc.
Mở đầu câu chuyện là gì? Những sự việc tiếp theo lần lượt như thế nào?
Sự việc kết thúc ra sao?
Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về kỉ niệm đáng nhớ đó hoặc về người bạn thân đó.
Hoặc mở rộng nói lên ý nghĩa của câu chuyện việc giữ gìn tình bạn trong sáng, giúp đỡ nhau tiến bộ trong học tập, trong cuộc sống…
Hôm ấy, cô giáo dẫn vào lớp một bạn gái và nói với chúng tôi: “Đây là bạn Lan, bạn mới của lớp ta, các em hãy làm quen với nhau đi”.
Cả lớp tôi ngơ ngác nhìn cô bé mặc bộ quần áo có chỗ vá, có đứa nói thầm: “Gớm! Ai thèm làm bạn với nó chứ!” Cô giáo xếp Lan ngồi bàn đầu với tôi. Tự nhiên tôi ngồi cách xa Lan ra.
Một hôm, cô giáo giảng bài tập toán, cô gọi Lan lên bảng làm bài, Lan loay hoay mãi không giải được. Bỗng có tiếng nói từ cuối lớp vang lên: “Bài dễ thế mà không làm được, làm mất điểm thi đua của lớp rồi đấy!”
Cô giáo không hài lòng chút nào, cô cho Lan về chỗ ngồi.
Lúc ra về, bọn tôi lườm Lan một cái rồi chạy đi. Lúc này nhìn Lan thật tội. Ai bảo không học bài.
Chiều hôm ấy, tôi ghé vào cửa hàng mua sách thì thấy Lan gánh nước qua. Nhìn thấy tôi, bạn đi như chạy. Bỗng Lan trượt chân ngã lăn ra cùng hai xô nước. Một bà béo ị chạy lại quát ầm ĩ. Lan ôm mặt khóc rồi chạy như bị ma đuổi.
Tôi đi theo Lan đến một ngôi nhà tồi tàn. Bây giờ tôi mới hiểu nhà bạn nghèo lắm. Mẹ thì bị bệnh, bố đạp xích lô kiếm tiền nuôi cả nhà. Còn Lan phải đi làm thuê đỡ đần cha mẹ. Thế mà tôi đã hiểu nhầm Lan.
Sáng hôm sau, đến lớp, tôi đem chuyện kể với các bạn trong lớp, ai cũng xúc động, nhận ra sự vô tâm của mình. Thế là lớp tôi phát động phong trào “Góp tiền tiết kiệm, giúp đõ các bạn nghèo vượt khó”.
Cũng từ hồi đó, chúng tôi luôn gắn bó với Lan. Bây giờ Lan đã trở thành học sinh giỏi tỉnh. Và tôi với Lan đã trở thành đôi bạn thân thiết từ bao giờ không biết.
MỜI CÁC EM HOÀN THÀNH BÀI TẬP LÀM VĂN TRONG THỜI GIAN 25 PHÚT
Luyện nét chữ
Rèn nết người
Văn hay- chữ tốt
BÀI GIẢNG
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
LỚP 4
MÔN TIẾNG VIỆT
Tiết 5
Người thực hiện: Hà Huy Tráng
1. Tìm từ dùng sai trong câu sau rồi sửa lại:
a) Bạn Lan rất chân chính, nghĩ sao nói vậy.
b) Người nào tự tin, người đó sẽ không tiến bộ được.
Đáp án:
Câu a) Dùng sai từ chân chính. Phải dùng từ chân thật hoặc thật thà
Câu b) Dùng từ tự tin sai. Phải là tự kiêu.
a) Bạn Lan rất chân thật (thật thà), nghĩ sao nói vậy.
b) Người nào tự kiêu, người đó sẽ không tiến bộ được
Sửa lại:
2. Cho đoạn văn sau:
Xe / chúng tôi/ leo / chênh vênh/ trên / dốc / cao / của / con / đường / xuyên / tỉnh / Hoàng Liên Sơn /. Những / đám / mây / trắng / nhỏ / sà / xuống / của kính / ô tô / tạo nên / một/ cảm giác / bồng bềnh / huyền ảo /. Chúng tôi / đang / đi / bên / những / thác / trắng xoá / tựa / mây trời /, những / rừng cây / âm âm /, những / bông / hoa chuối / đỏ rực / lên / như / ngọn / lửa /. Nguyễn Phan Hách
a) Tìm các danh từ trong đoạn văn trên.
b) Chỉ ra một số danh từ chỉ đơn vị trong các danh từ tìm được.
Danh từ: xe, dốc, con, đường, tỉnh, Hoàng Liên Sơn, đám, mây, cửa kính, ô tô, cảm giác, thác, mây trời, rừng, cây, bông, hoa chuối, ngọn lửa.
Danh từ chỉ đơn vị: con, tỉnh, đám, bông, ngọn, rừng cây.
3. Nhà thơ Nguyễn Duy ca ngợi cây tre trong bài Tre Việt Nam như sau:
Hình ảnh cây tre trong đoạn thơ trên gợi cho em nghĩ đến những phẩm chất tốt đẹp gì của con người Việt Nam?
Lưu ý những hình ảnh:
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
Ngay thẳng, trung thực, kiên cường, bất khuất
Sẵn sàng chịu đựng mọi khó khăn, thử thách, biết yêu thương, chia sẻ và nhường nhịn cho con. (Có manh áo cộc tre nhường cho con)
Đoạn thơ nói lên phẩm chất trung thực, ngay thẳng, kiên cường, bất khuất và sẵn sàng chịu đựng khó khăn, gian khổ, nhường nhịn cho con cái của người Việt Nam
4. Hãy kể lại câu chuyện nói về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và người bạn thân trong lớp học.
Đề bài yêu cầu gì?
Kể lại kỉ niệm đáng nhớ giữa em và người bạn thân của em trong lớp.
Kỉ niệm đó có thể là kỉ niệm vui hoặc kỉ niệm buồn nhưng nó để lại cho em ấn tượng sâu sắc, khó quên và giúp cho tình bạn của em với bạn càng gắn bó hơn, càng tốt hơn.
Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh, nhân vật trước khi xảy ra câu chuyện.
Hoặc mở bài gián tiếp, nói về ý nghĩa của tình bạn rồi dẫn vào câu chuyện.
Thân bài: Kể lại câu chuyện từ lúc mở đầu đến lúc kết thúc.
Mở đầu câu chuyện là gì? Những sự việc tiếp theo lần lượt như thế nào?
Sự việc kết thúc ra sao?
Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về kỉ niệm đáng nhớ đó hoặc về người bạn thân đó.
Hoặc mở rộng nói lên ý nghĩa của câu chuyện việc giữ gìn tình bạn trong sáng, giúp đỡ nhau tiến bộ trong học tập, trong cuộc sống…
Hôm ấy, cô giáo dẫn vào lớp một bạn gái và nói với chúng tôi: “Đây là bạn Lan, bạn mới của lớp ta, các em hãy làm quen với nhau đi”.
Cả lớp tôi ngơ ngác nhìn cô bé mặc bộ quần áo có chỗ vá, có đứa nói thầm: “Gớm! Ai thèm làm bạn với nó chứ!” Cô giáo xếp Lan ngồi bàn đầu với tôi. Tự nhiên tôi ngồi cách xa Lan ra.
Một hôm, cô giáo giảng bài tập toán, cô gọi Lan lên bảng làm bài, Lan loay hoay mãi không giải được. Bỗng có tiếng nói từ cuối lớp vang lên: “Bài dễ thế mà không làm được, làm mất điểm thi đua của lớp rồi đấy!”
Cô giáo không hài lòng chút nào, cô cho Lan về chỗ ngồi.
Lúc ra về, bọn tôi lườm Lan một cái rồi chạy đi. Lúc này nhìn Lan thật tội. Ai bảo không học bài.
Chiều hôm ấy, tôi ghé vào cửa hàng mua sách thì thấy Lan gánh nước qua. Nhìn thấy tôi, bạn đi như chạy. Bỗng Lan trượt chân ngã lăn ra cùng hai xô nước. Một bà béo ị chạy lại quát ầm ĩ. Lan ôm mặt khóc rồi chạy như bị ma đuổi.
Tôi đi theo Lan đến một ngôi nhà tồi tàn. Bây giờ tôi mới hiểu nhà bạn nghèo lắm. Mẹ thì bị bệnh, bố đạp xích lô kiếm tiền nuôi cả nhà. Còn Lan phải đi làm thuê đỡ đần cha mẹ. Thế mà tôi đã hiểu nhầm Lan.
Sáng hôm sau, đến lớp, tôi đem chuyện kể với các bạn trong lớp, ai cũng xúc động, nhận ra sự vô tâm của mình. Thế là lớp tôi phát động phong trào “Góp tiền tiết kiệm, giúp đõ các bạn nghèo vượt khó”.
Cũng từ hồi đó, chúng tôi luôn gắn bó với Lan. Bây giờ Lan đã trở thành học sinh giỏi tỉnh. Và tôi với Lan đã trở thành đôi bạn thân thiết từ bao giờ không biết.
MỜI CÁC EM HOÀN THÀNH BÀI TẬP LÀM VĂN TRONG THỜI GIAN 25 PHÚT
Luyện nét chữ
Rèn nết người
Văn hay- chữ tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Huy Tráng
Dung lượng: 389,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)