Bài giảng Bài ca chúc tết thanh niên

Chia sẻ bởi Lê Thị Hồng Minh | Ngày 21/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài giảng Bài ca chúc tết thanh niên thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Bài ca chúc tết thanh niên
BÀI CŨ
1/ Đọc thuộc bài "Xuất dương lưu biệt"
2/ Nhiệt tình cứu nước sục sôi, tuôn trào qua bài thơ trên ?
+ Chí làm trai & khát vọng xoay chuyển trời đất ;
+ Ý thức trách nhiệm cao cả & hoài bão lưu danh thiên cổ ;
+ Quan niệm vinh nhục ở đời & sự bất lực của những tín điều Nho học trong sách vở thánh hiền ;
+ Tư thế hăm hở ra đi .
I.GIỚI THIỆU:
I.GIỚI THIỆU:
1/.Hoàn cảnh sáng tác:
-Từ 1925 -> mất, PBC bị TD Pháp giam lỏng ở Huế. Trong hoàn cảnh tự thấy mình thất bại, PBC đặt hi vọng thiết tha ở thanh niên.
-Dịp tết 1927, HS trường Quốc Học & trường Nhà Dòng Huế đến mừng thọ PBC 60 tuổi. Đáp từ của cụ Phan là: "Bài ca chúc tết thanh niên".
*ND: Bày tỏ niềm tin tưởng & động viên thanh niên lên đường cứu nước.
2/.Bố cục:
C1-8: Tâm sự ngày xuân của tác giả.
C9-21: Lời chúc tết đối với thanh niên.


Ông già Bến Ngự
BÀI CA
CHÚC TẾT THANH NIÊN
Dậy ! Dậy ! Dậy !
Bên án một tiếng gà vừa gáy,
Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng.
Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng ?
Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng.
Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót.
Trời đất may còn thân sống sót,
Tháng ngày khuây khoả lũ đầu xanh.

Thưa các cô, các cậu, lại các anh :
Đời đã mới, người càng nên đổi mới.
Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội,
Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn.
Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan,
Dây thành bại quyết ghe phen liên hiệp lại.
Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi :
Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần.
BÀI CA
CHÚC TẾT THANH NIÊN
BÀI CA
CHÚC TẾT THANH NIÊN
Đừng ham chơi, đừng ham mặc, đừng ham ăn,
Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa.
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ,
Mới thế này là mới hỡi chư quân.
Chữ rằng : nhật nhật tân, hựu nhật tân.
Phan Bội Châu
II.PHÂN TÍCH
1/.Tâm sự ngày xuân của tác giả:
a) 3 câu đầu : Lời đánh thức
* Tiếng gọi mở đầu: "Dậy ! Dậy ! Dậy !"
? Hối hả, gấp gáp, giục giã.
* Thời điểm:
- Bình minh (gà gáy)
- Mùa xuân (chim hót)
Âm thanh vui
tươi, rộn rã
? Lời thơ phấn chấn ,tràn ngập niềm vui
? Đánh thức/ nh?ng ai còn mê, chưa tỉnh (giữa đêm trường nô lệ ).

II.PHÂN TÍCH
1/.Tâm sự ngày xuân của tác giả:
b) 5 câu tiếp : Tâm sự với mùa xuân - tuổi trẻ
- Điệp từ "xuân" + nhân hóa + câu hỏi tu từ
?
?Hỏi xuân - hỏi hồn sông núi / hỏi thanh niên
? Lời tâm sự tha thiết
- Động từ nội động :
+ " Thẹn cùng sông"
+ " buồn cùng núi"
+ " tủi cùng trăng"
Cay đắng, xót xa, chân thành
-> tấm lòng yêu nước thiết tha
của bậc tiền bối CM
? Nỗi buồn tủi của một nhà yêu nước vĩ đại - sự nghiệp CM dở dang, hoài bão cứu nước chưa thành.
II/ PHÂN TÍCH
1/ Tâm sự ngày xuân của tác giả










SƠ KẾT:
Mượn vai xuân mà nói câu tâm sự của mình. Từ câu tâm sự ấy mà xót xa cho nhiệm vụ không thành, để thức tỉnh cho xuân.
II.PHÂN TÍCH:
2/ Lời chúc tết đối với thanh niên.
* Xưng hô trang trọng:
+ "Thưa" - mong ước, kì vọng cao cả, thiết tha mà tác giả đặt lên vai họ - thanh niên.
+ "Chư quân" - Thanh niên - đối tượng cao quý, đáng kính trọng, khâm phục & biết ơn đối với PBC.

II.PHÂN TÍCH:
2/ Lời chúc tết đối với thanh niên.
* Lời chúc tết:
+ Đổi mới - tầm nhìn : nhận thức về vận hội mới
+ Đoàn kết dân tộc: "xúm vai"

+ Từ bỏ khoa cử lạc hậu: "xếp"- nhắc nhở, yêu thương.
+ Tu dưỡng tinh thần:

- Không đam mê hưởng lạc:
- Đem tài năng chiến đấu cho độc lập,tự do.
? Kiểu câu cầu khiến & phép điệp cấu trúc làm cho lời chúc, khuyên, kêu gọi trở nên thiết tha, thúc giục.

II.PHÂN TÍCH:
2/ Lời chúc tết đối với thanh niên.
* Câu thơ kết:
Từ ngữ trang trọng (Hán Việt)
Điệp ngữ - nhấn mạnh (Nhật nhật tân)
?Khát vọng đổi mới.
SƠ KẾT
Đổi mới chính là yêu nước & đổi mới không ngừng là châm ngôn sống & hành động mà PBC chúc cho thanh niên VN
?Bài thơ nhiều ý nghĩa & có tác dụng giáo dục, động viên sâu sắc.
III.TỔNG KẾT:
1/.Chủ đề:
Bài thơ nói lên niềm tin yêu của nhà thơ đối với thế hệ trẻ VN - thế hệ sẽ đổi mới cách sống & tầm nhìn để đem xương máu giải phóng dân tộc.

2/.Nghệ thuật:
- Bài thơ viết theo thể hát nói, giọng thơ đa thanh mở đầu thì bồn chồn -> xót xa, buồn tủi. Càng về sau càng sôi nổi, thiết tha, giục giã.
- NT tuyên truyền đặc sắc - truyền cảm từ chính cảm xúc tuôn trào của nhà thơ.
DẶN DÒ:
HTL bài thơ ;
Chuẩn bị :
"Thề non nước" (Tản Đà)
BT vận dụng:
So sánh chân dung PBC qua hai bài thơ: "XDLB" & "BCCTTN".
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hồng Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)