Bài giảng Access

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Lâm | Ngày 26/04/2019 | 89

Chia sẻ tài liệu: Bài giảng Access thuộc Công nghệ thông tin

Nội dung tài liệu:

1


Hệ Quản trị Cơ Sở Dữ Liệu
2
HÌNH THỨC HỌC VÀ KiỂM TRA
Học lý thuyết + thực hành.
Làm bài tập nhóm: mỗi nhóm có một bài tập lớn, báo cáo cuối học phần.
Có hai bài kiễm tra học phần (KT thực hành) 60 phút.
Thi thực hành + lý thuyết.
3
Nội Dung Chương Trình
Chương 1: Tổng quan về Microsoft Access.
Chương 2: Table.
Chương 3: Query.
Chương 4: Form.
Chương 5: Report.
Chương 6: Macro.
Chương 7: Modul.
Chương 8: Lập trình VBA.
4
Chương I: Tổng quan về Microsoft Access.
1.1   Khái niệm HQT CSDL quan hệ.
Cơ sở dữ liệu (Database):
Là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau chứa thông tin về một tổ chức nào đó (như một trường đại học, một ngân hàng, một công ty, một nhà máy, ...), được lưu trữ trên các thiết bị nhớ thứ cấp (như băng từ, đĩa từ, …) để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

5
Mô hình CSDL quan hệ: Theo mô hình này, dữ liệu được thể hiện trong các bảng. Mỗi bảng gồm các dòng và cột, mỗi cột có một tên duy nhất. Mỗi dòng cho thông tin về một đối tượng cụ thể trong quản lý (mỗi dòng thường được gọi là một bản ghi hay một bộ).

 HQTCSDL quan hệ: là phần mềm để tạo lập CSDL theo mô hình CSDL quan hệ và thao tác trên CSDL đó.

MỘT SỐ HQTCSDL LỚN HƠN
FOXPRO
SQL SERVER 2000, 2005.
MY SQL.
ORACLE.

6
7
Chương I: Tổng quan về Microsoft Access.(tt)
1.2   Các tính năng của HQT CSDL quan hệ.
    Khả năng lưu trữ dữ liệu lâu dài.
    Truy nhập số lượng lớn thông tin một cách hiệu quả.
    Được xây dựng trên mô hình dữ liệu (quan hệ).
    Ngôn ngữ cấp cao để định nghĩa và thao tác dữ liệu.
    Đồng bộ các truy nhập cạnh tranh.
    Kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu và thẩm quyền truy nhập.
   Phục hồi.

8
Chương I: Tổng quan về Microsoft Access.(tt)
1.3. Một số phép toán quan hệ trong mô hình CSDL quan hệ.
Phép hạn chế: lọc ra những dòng thỏa điều kiện cho trước.
Phép chiếu: Thể hiện dữ liệu theo một số cột với thứ tự các cột được chỉ định trước.
Phép tích đề các: liên kết dữ liệu của hai bảng.
9
Phép liên kết: Liên kết dữ liệu hai bảng có chung một hoặc nhiều cột.
Phép hợp: lấy dữ liệu của hai bên bảng lại với nhau.
Phép giao: Chỉ lấy phần dữ liệu chung của hai bảng.
Phép khác: Lấy phần dữ liệu khác của bảng thứ nhất so với bảng thứ hai.
10
Chương I: Tổng quan về Microsoft Access.(tt)
1.4. Khả năng và ứng dụng của Access.
Access là HQTCSDL quan hệ, phù hợp với các bài toán quản lý vừa và nhỏ.
-  Access cung cấp hệ thống công cụ phát triển (Development tools) khá mạnh giúp các nhà phát triển phần mềm đơn giản trong việc xây dựng trọn gói các dự án phần mềm quản lý qui mô vừa và nhỏ.

11
    Access được dùng để:
  + Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu (phần cơ sở dữ liệu, còn phần phát triển phần mềm có thể sử dụng các công cụ khác để làm như: Visual Basic, Visual C, Delphi, .Net, …).
+ Xây dựng chọn gói các phần mềm quản lý quy mô vừa và nhỏ.
12
Chương I: Tổng quan về Microsoft Access.(tt)
1.5. Chế độ làm việc của Access.
-   Chế độ sử dụng công cụ có sẵn (Winzard): Giúp cho người sử dụng không chuyên có thể xây dựng chương trình quản lý.
-   Chế độ lập trình: Dùng ngôn ngữ VBA (Visual Basic for Application), người sử dụng chuyên nghiệp có thể phát triển ứng dụng, kiểm soát chặt chẽ dữ liệu, phân quyền truy nhập.


13
1.6   Ngôn ngữ định nghĩa và thao tác dữ liệu.
-   Ngôn ngữ QBE (Query By Example): cho phép bạn xây dựng các truy vấn dữ liệu bằng cửa sổ thiết kế và bằng các công cụ có sẵn.
-  Ngôn ngữ SQL (Structure Query Language): cho phép bạn truy vấn dữ liệu bằng các câu lệnh có cấu trúc.

14
Chương I: Tổng quan về Microsoft Access.(tt)
1.7. Khởi động Access.
Start/Program/Microsoft office/Microsoft Access 2003.
Xuất hiện một cửa sổ.

Tạo mới hoàn toàn tập tin CSDL Access
15
Xuất hiện cửa sổ File New Database
Nhập tên database
Tạo database
Chọn nơi lưu database
16
Cửa sổ làm việc với các đối tượng của Access.
Tạo bảng
Tạo Query
Tạo Form
Tạo Report
Tạo Macro
Tạo Modul
17
Chương I: Tổng quan về Microsoft Access.(tt)
1.8. Cửa sổ làm việc chính của Microsoft Access.
Thanh công cụ
Thanh thực đơn
Thanh trạng thái
18
Chương I: Tổng quan về Microsoft Access.(tt)
1.8.1. Hệ thống menu chính của Access.
-     File: Các thao tác cơ bản trên tệp.
-     Edit: Các thao tác soạn thảo.
-     Create Shortcut: tạo lối tắt trên màn hình Windows.
-     View: Các chế độ quan sát đối tượng.
-     Insert: Thêm một thành phần vào đối tượng đang thiết kế.
            
19
Tools: Các công cụ, tiện ích CSDL.
Relationship: Xem mối quan hệ giữa các bảng trong CSDL.
 Database utilities: Các tiện ích cơ sở dữ liệu như:
+   Chuyển đổi dữ liệu giữa các phiên bản (Convert). Chỉ có thể chuyển từ phiên bản cao sang phiên bản thấp hơn.
+ Mục đích dùng trong lập trình CSDL của các ngôn ngữ khác như: VB, .net…           
20
Thực hiện như sau:
21
+    Nén tệp CSDL (Compact).
+    Tạo menu nhờ công cụ sẵn có (Switch Board).
+    Chia nhỏ tệp CSDL (Split).
+    Tạo tệp MDE, để che giấu các thiết kế.
+    Bảo mật quyền truy nhập (Security).
-     Windows: Cách sắp đặt các cửa sổ trên màn hình.
-     Help:   Trợ giúp

22
Chương I: Tổng quan về Microsoft Access.(tt)
1.8.2. Các thành phần của   CSDL Access.
-     Bảng (tables): Nơi trực tiếp chứa dữ liệu. Access có thể gộp tới 32768 đối tượng (tổ hợp các bảng, biểu mẫu, báo biểu, …), và có thể mở cùng một lúc tới 1024 bảng nếu như có đủ sẵn tài nguyên. Có thể nhập khẩu, kết nối các bảng từ các ứng dụng cơ sở dữ liệu khác như Paradox, Excel, FoxPro,…
-     Truy vấn (Queries): Tạo nguồn dữ liệu cho các giao diện nhập liệu, các báo cáo của người sử dụng trực tuyến, …


23
-     Biểu mẫu (Form): Hiển thị dữ liệu có trong các bảng hay truy vấn và cho phép bổ sung các dữ liệu mới, đồng thời hiệu chỉnh hay xóa dữ liệu hiện có. Có thể kết hợp ảnh và đồ thị vào biểu mẫu, thậm chí cả âm thanh.
-     Báo cáo (Report): In dữ liệu từ các bảng hoặc các bộ hỏi theo hầu như bất kỳ dạng thức nào bạn muốn. Access cho phép bổ sung đồ họa vào báo cáo.

24
-   Macro: là một hình thức lập trình đơn giản. Nó được dùng để gắn kết các đối tượng chính trong chương trình như liên hệ giữa các form, tạo menu.
-   Module: Là chương trình viết bằng VBA.
- Trang Web (2000): Chứa các trang web xây dựng từ các đối tượng của CSDL.

25
Chương I: Tổng quan về Microsoft Access.(tt)
1.9. Mở tập tin cơ sở dữ liệu.
- File/Open (Ctrl + O).
Chọn tập tin CSDL muốn mở
Mở ở chế độ độc quyền.
26
Chương I: Tổng quan về Microsoft Access.(tt)
1.10. Tạo mới tập tin CSDL Access.
1.10.1. Tạo CSDL trống.
Chọn File/New trên thanh menu chính sẽ xuất hiện cửa sổ new file bên phải của sổ làm việc của Access.
Trong cửa sổ new file chọn Blank Database xuất hiện cửa sổ File new database

27
Đặt tên CSDL cần tạo vào mục File name, chọn vị trí đặt tệp CSDL trong mục Save in, sau đó kích chuột vào nút Create để tạo CSDL. Access tạo ra một tệp CSDL có tên trùng với tên CSDL và có đuôi là .mdb.
-  Khi tạo mới một CSDL theo cách này, của sổ làm việc của CSDL sẽ mở ra và người sử dụng (NSD) phải tự thiết kế tất cả các bảng dữ liệu, các đối tượng khác cho CSDL.
28
1.10. Tạo mới tập tin CSDL Access.(tt)


chọn Blank Database
chọn vị trí đặt tệp
Tên tệp
Tạo tệp
29
1.10. Tạo mới tập tin CSDL Access.(tt)
1.10.2. Tạo CSDL theo mẫu có sẵn.
-   Chọn File/new
-     Trong cửa sổ New file chọn mục On my computer, xuất hiện cửa sổ Template.
  -    Trong cửa sổ Template chọn trang Databases, chọn một CSDL mẫu có sẵn   và kích nút OK, cửa sổ File new database xuất hiện để bạn đặt tên cho CSDL.

 
30
31
Chương trình Database Wizard sẽ được khởi động để sinh ra cơ sở dữ liệu mẫu mà bạn đã chọn.
Tạo mới một CSDL theo cách này chúng ta được một CSDL mới đã có sẵn một số bảng, form, report, ...

32
1.10. Tạo mới tập tin CSDL Access.(tt)
chọn mục On my computer
chọn trang Databases
CSDL mẫu có sẵn
33
1.11. Quản lý các đối tượng trong tập tin CSDL.
1.11.1. Xóa một đối tượng.
Chọn đối tượng cần xóa.
Edit/Delete. (nhấn phím Del).
Xác nhận lại đồng ý xóa không.
Lưu ý: chúng ta không thể phục hồi lại sau khi đã xóa một đối tượng.
34
1.11.2. Đổi tên một đối tượng.
Chọn đối tượng cần đổi tên.
Edit/Rename. (nhấn phím F2).
Ghi vào tên mới (Esc trả lại tên cũ tên không được đặt trùng nhau).
35
1.11. Quản lý các đối tượng trong tập tin CSDL.(tt)
1.11.3. Sao chép một đối tượng.
Sao chép Edit/Copy hoặc Ctrl+C.
Dán Edit/Paste hoặc Ctrl+V.
Gõ vào tên đối tượng mới.
* Lưu ý: đối tượng sao chép là bảng thì cần xác định sao chép cấu trúc hay cấu trúc và dữ liệu
1.11.4. Đóng một đối tượng đang mở.
- File/Close hoặc nhấn nút colse.
36
IMPORT DỮ LIỆU VÀO CSDL ACCESS HIỆN HÀNH
Click chuột phải vào phần bên trái cửa sổ database chọn import, xuất hiện cửa sổ:
37
Chọn tập tin CSDL muốn chèn import
38
Chọn bảng muốn Import và làm theo hướng dẫn, ta được một bảng tương tự trong CSDL mới.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Lâm
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)