Bài giảng

Chia sẻ bởi Dương Ngọc Cường | Ngày 02/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: bài giảng thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BÀI 29 : Tiết (32ppct)
THỰC HÀNH VẼ BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP.

I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- cố kiến thức đã học về cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.
- Bổ sung thêm kiến thức về cơ cấu công nghiệp theo vùng lãnh thổ.
2. Về kỹ năng :
- Vẽ được biểu đồ cơ cấu dựa theo số liệu cho trước.
- Biết phân tích, nhận xét số liệu, biểu đồ và giải thích.
- Giải thích được một số hiện tượng địa lý kinh tế – xã hội dựa trên cơ sở đọc Atlát địa lý Việt Nam hoặc bản đồ giáo khoa treo tường.
3. Về thái độ :
- Rèn luyện tinh thần và thái độ học tập của học sinh.
4. Kiến thức trọng tâm :
- Vẽ biểu đồ tròn.
- Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ của nước ta.
- Kỹ năng sử dụng Atlát.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ công nghiệp Việt Nam.
- Atlát địa lý Việt Nam.
III. Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, phát vấn, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học :
1. định lớp : ( Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài )
2. Kiểm tra bài cũ :
CH 1 : Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp? Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp ?
Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp ? Sgk trang 125.
CH 2 : Trình bày đặc điểm của khu công nghiệp tập trung, vùng công nghiệp ? Sgk trang 126, 127.
3. Bài mới :
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài thực hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH

HĐ 1 : Cả lớp
Bước 1 : Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đầu bài và gợi ý cách làm :
- Xem bảng số liệu là tuyệt đối hay tương đối, có phải sử lý hay không….
- Vẽ biểu đồ nào là thích hợp.
- Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ ( Chú giải, tên biểu đồ……..)
- Nhận xét, giải thích.
Bước 2 : Gọi học sinh lên bảng làm bài tập.
Bước 3 : Đề nghị học sinh nhận xét và bổ sung.
Bước 4 : Giáo viên nhận xét, đánh giá.





















HĐ 2 : Cá nhân/cả lớp
Bước 1 : Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đầu bài và gợi ý cách nhận xét :
- Nhận định chung về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng.
- Sự thay đổi về tỉ trọng giữa năm 1996 và năm 2005 đối với từng vùng.
Bước 2 : Gọi học sinh trình bày, giáo viên nhận xét và bổ sung kiến thức.









HĐ 3 : Cá nhân/cà lớp
Bước 1 : Yêu cầu học sinh xem lại bảng số liệu ở bài tập 2 để thấy được tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ. Căn cứ và bảng đồ công nghiệp Việt Nam ( hoặc Atlát địa lý Việt Nam ) và các kiến thức đã học để giải thích vấn đề.
Bước 2 : Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và bổ sung kiến thức.

1. Bài tập 1 : Vẽ biểu đồ nhận xét, giải thích theo bảng số liệu 29.1.
* Xử lí bảng số liệu :
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (%)


Thành phần kinh tế.
1996
2005

Nhà nước
49,6
25,1

Ngoài nhà nước ( tập thể, tư nhân, cá thể…)
23,9
31,2

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
26,5
43,7

Tổng cộng
100
100


* Vẽ biểu đồ : Tròn là thích hợp nhất, lưu ý :
- Tính bán kính hình tròn năm 1996 và năm 2005.
- Có chú giải, có tên biểu đồ.
* Nhận xét:
- Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế tăng từ 1996(2005 ( gấp 2,5 lần)
- Khu vực nhà nước giảm mạnh, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và ngoài nhà nước tăng nhanh.
* Giải thích :
- Nguyên nhân : Do nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường nên khu vực nhà nước chuyển sang khu vực ngoài nhà nước.
- Do chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế và chính sách thu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Ngọc Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)