Bai giang

Chia sẻ bởi Lê Mỹ Dung | Ngày 08/10/2018 | 97

Chia sẻ tài liệu: bai giang thuộc Làm quen với toán

Nội dung tài liệu:

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM NHÓM LỚP NGOÀI CÔNG LẬP
THÁNG 10/2015
PHƯỜNG TRẢNG DÀI
NỘI DUNG TRIỂN KHAI CHUYÊN MÔN NHÓM
THÁNG 9+10 NĂM 2015
A. HƯỚNG DẪN HỒ SƠ SỔ SÁCH CỦA NHÓM, GV VÀ TRẺ
I . HỒ SƠ SỔ SÁCH CỦA NHÓM
1. Hồ sơ quản lý trẻ
1.1. Danh bạ theo dõi học sinh từng năm học;
1.2. Hồ sơ học sinh : Mỗi trẻ có hồ sơ gồm: 01 khai sanh , 01 đơn xin nhập học ( có thêm giấy khám sức khỏe) (kẹp theo từng độ tuổi);
1.3. Hồ sơ quản lý học sinh khuyết tật học hòa nhập (nếu có);
- Danh sách học sinh học hòa nhập từng năm học;
- Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập;
- Hồ sơ trẻ khuyết tật tại các nhóm lớp.
1.4. Hồ sơ phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, ( lưu từng năm) bao gồm:
- Kẹp hồ sơ lưu các văn bản chỉ đạo,
- Biểu mẫu thống kê phổ cập giáo dục mầm non từ 0-5 tuổi (biểu 1);
- Biểu mẫu thống kê đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên (biểu 2);
- Biểu mẫu thống kê tiêu chuẩn phòng học, cơ sở vật chất (biểu 3);
- Biểu mẫu thống kê tài chính (biểu 4);
- Danh sách trẻ đến nhóm và danh sách trẻ hoàn thành CT GDMN mới
2. Hồ sơ quản lý tài sản, văn thư.
- Hồ sơ lưu trữ công văn đi - đến;
- Hồ sơ quản lý tài sản, cơ sở vật chất, tài chính;
- Sổ Họp liên tịch, Sổ họp hội đồng (Nghị quyết);
3. Kế hoạch công tác: Kế hoạch năm, kế hoạch trọng tâm hàng tháng của nhóm. - Kế hoạch giáo dục ngoài nhà trường năm, tháng có hình ảnh minh họa
4. Hồ sơ quản lý chuyên môn
4.1. Hồ sơ quản lý công tác giáo dục
- Kế hoạch năm; kế hoạch tháng;
- Danh sách giáo viên định biên tại các nhóm, lớp; bảng tổng hợp theo dõi chuyên cần, dự giờ, đánh giá trẻ của các lớp; biên bản họp chuyên môn hàng tháng;
- Sổ dự giờ (tập, phiếu dự giờ);
- Tập lưu kế hoạch tổ chức hoạt động của các nhóm lớp;
- Tập tư liệu (nếu có).
4.2 Hồ sơ quản lý công tác bán trú.
Kế hoạch năm; kế hoạch thực hiện Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT về phòng, chống tai nạn, thương tích trong nhà trường; ( trong đó có y tế học đường; phòng chống SDD và béo phì.
Tổng hợp theo dõi sức khỏe trẻ.
Hồ sơ quản lý bếp ăn (hợp đồng cung ứng thực phẩm ( nếu có) , sổ xây dựng thực đơn, lưu các loại chứng từ phục vụ công tác bán trú, sổ tính định lượng dinh dưỡng, sổ lưu mẫu thức ăn, bảng kê thực đơn đi chợ, biên lai thu chi bán trú, giấy báo nộp tiền ăn…)
- Hồ sơ phòng cháy, chữa cháy.( nếu có)
4.3 Báo cáo tháng ( có mẫu ) ( hằng tháng phải nộp về BPMN trước ngày 22 tây)
5. Hồ sơ Hồ sơ sữa học đường gồm:
- Kế hoạch thực hiện chương trình sữa học đường ,
-Quyết định thành lập ban chỉ đạo chương trình sữa học đường
- Danh sách phân công trong ban chỉ đạo
- Các biễu mẫu của , cuả lớp nhóm
Minh họa mẫu
Biểu mẫu đăng ký sữa
II. HỒ SƠ GIÁO VIÊN
1. Sổ kế hoạch giáo dục;
2. Sổ theo dõi nhóm, lớp;
3. Phiếu chấm cơm
4. Phiếu chấm sữa
5. Sổ công tác (họp hội đồng, chuyên môn , dự giờ, )
6. Sổ theo dõi tài sản nhóm, lớp.
III. HỒ SƠ CỦA TRẺ :
            1. Sổ Bé ngoan;
            2. Sổ theo dõi sức khỏe;( biểu đồ tăng trọng)
            3. Hồ sơ cá nhân trẻ/Tập lưu sản phẩm của trẻ (thông qua vở tạo hình, làm quen với toán, bé tập tô, vở tập tô chữ cái và những sản phẩm khác được hoàn thành trong quá trình hoạt động, phiếu khảo sát trẻ…);
4. Đồ dùng dụng cụ học tập cá nhân:
Mỗi trẻ: Tập tạo hình, tập bé làm quen với toán , bé làm quen chữ viết ( khối lá)
Mỗi trẻ: 01 hộp viết sáp màu, đất nặn , bảng con , rổ đựng dụng cụ học tập
Mỗi trẻ: khăn - ly – bàn chải đều phải có ký hiệu giống nhau
Biểu đồ tăng trọng
Sổ bé ngoan cuối tháng đóng mọc ngoan , phê duyệt gửi về cho PH và đề nghi PH nộp lại và phải có chữ ký phụ huynh
.B. HƯƠNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2015 – 2016
- Dựa vào kế hoạch năm của học BPMN phòng GD&ĐT TP BH gửi về các nhóm trưởng xây dựng kế hoạch năm học cho nhóm ( có thể học tập của các trường tuy nhiên xem hướng về công tác nhóm cho đúng tránh sao chép lập khuôn , vì trường có những công tác mà nhóm không thực hiện ) lưu ý phải có kế hoạch từng tháng cho cả một năm
- Dựa trên kế hoạch từng tháng xây dựng kế hoạch trọng tâm tháng
C. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH LƯU MẪU THỰC PHẨM – XÂY DỰNG THỰC ĐƠN VÀ CÁCH TÍNH KHẨU PHẦN ĂN CHO TRẺ MẦM NON
- Mỗi bữa ăn (kể cả bữa phụ) phải để lại một suất thức ăn trong tủ lạnh, để khi có nghi ngờ ngộ độc thực phẩm thì mang suất ăn đi xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Phải lưu giữ ít nhất 24 giờ.
a) Ý nghĩa của việc lưu mẫu thức ăn: Khi tìm được nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ta sẽ biết trách nhiệm thuộc về người cung cấp thực phẩm hay nhóm hoặc liên quan đến bữa ăn tại nhà của trẻ. Từ đó có biện pháp chữa ngộ độc kịp thời và rút kinh nghiệm để đề ra các biện pháp hữu hiệu . để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ tại trường mầm non.
b) Trong chế biến thức ăn nên dùng:
Phẩm màu có nguồn gốc tự nhiên như gấc, lá cơm nếp, lá gừng, nghệ....
Chọn thực phẩm tươi ngon, không dập nát, không có mùi vị khác lạ...
Rửa rau nhiều lần dưới vòi nước sạch.
Nấu thức ăn chín kỹ, ăn thức ăn vừa nấu xong, bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín, không để ruồi nhặng, dán, chuột và các động vật khác gây ô nhiễm thức ăn .
Dùng nước sạch, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Bếp sạch sẽ, tốt nhất đảm bảo nguyên tắc 1 chiều. Dụng cụ chế biến đựng thức ăn được vệ sinh sạch sẽ, có dụng cụ chế biến thực phẩm chín riêng, sống riêng, không để lẫn lộn thức ăn sống và chín.
Người thường xuyên chế biến thực phẩm cho trẻ phải được khám sức khoẻ, không mang bệnh truyền nhiễm.
Lưu mẫu thức ăn theo quy định, khi lưu mẫu thức ăn cần lấy đủ định lượng, ghi đầy đủ ngày, giờ, người lấy mẫu thức ăn, niêm phong, bảo quản trong tủ lạnh 24 giờ. Và có đủ dụng cụ để lưu mẫu, dụng cụ phải được rửa sạch, khử trùng, có nắp đậy. Mỗi loại thức ăn phải để trong một hộp riêng
* Xây dựng thực đơn : Thực đơn phải đa dạng phong phú, dùng nhiều loại thực phẩm ( một số thực đơn mẫu tham khảo)
Tất cả các chất dinh dưỡng đều hết sức cần thiết cho cơ thể trẻ ở lứa tuổi mầm non vì thế trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ ta phải kết hợp nhiều loại thực phẩm. Mỗi loại thực phẩm lại cung cấp một số chất nhất định, cách tốt nhất để trẻ ăn đủ chất là phải đan xen thêm nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn, có như vậy thực đơn mới phong phú đa dạng.
Ví dụ: Thực phẩm từ đậu hủ có thể chế biến thành đậu hủ sốt cà chua, đậu hủ nhồi thịt,  …
Thực phầm từ cua đồng ngoài nấu canh riêu cua có thể kết hợp rau mùng tơi, rau đay, mướp, rau dền, rau rút, rau muống, khoai sọ … chất nọ bổ sung cho chất kia làm cho giá trị dinh dưỡng của ba chất tăng lên rất nhiều
Để tăng thêm phần hấp dẫn của món ăn trên cùng một loại thực phẩm ta có thể kết hợp hợp với một số gia vị khác tạo ra nhiều món ăn khác nhau, nên tránh các loại gia vị cay, nóng.
THỰC ĐƠN TUẦN TỪ NGÀY 05/10/2015 ĐẾN 10/10/2015
THỰC ĐƠN TUẦN TỪ NGÀY 12/10/2015 ĐẾN 17/10/2015
D. HƯỚNG DẪN VIỆC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC + THAM QUAN MÔI TRƯỜNG TẠI MẦM NON TRẢNG DÀI
CHÀO TẠM BIỆT
Chúc các cô vui khỏe, hạnh phúc
và thành công mỹ mãn
trên con đường đã chọn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Mỹ Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)