Bai giang 123456789
Chia sẻ bởi Lê Hữu Sơn |
Ngày 02/05/2019 |
35
Chia sẻ tài liệu: bai giang 123456789 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Nội dung
Phần 1: Một số vấn đề chung về thị trường ngoại hối
Sự ra đời và phát triển:
Sự ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối gắn liền với sự phát triển của ngoại thương. Khác với nội thương, các giao dịch trong ngoại thương liên quan đến nhiều loại đồng tiền của nhiều quốc gia khác nhau. Chẳng hạn, trong quan hệ ngoại thương giữa Anh và Pháp liên quan đến ít nhất 2 đồng tiền là đồng bảng Anh GBP) và đồng franc Pháp FRF). Mục tiêu của các thương nhân người Anh là đồng GBP trong khi mục tiêu của các thương nhân người Pháp lại là đồng FRF. Tương tự, một công ty xuất khẩu gạo Việt Nam sau khi xuất khẩu gạo sang Indonesia thu về đồng dollar Mỹ USD), vì không thể dùng USD để mua lúa của nông dân nên công ty có nhu cầu chuyển đổi USD sang đồng Việt Nam VND). Ngược lại, vì không thể sử dụng USD để nhập khẩu phân bón từ Malaysia nên công ty có nhu cầu chuyển đổi từ VND sang USD. Do đó, thực tiễn kinh doanh đòi hỏi một cơ chế nào đó nhằm giúp các thương nhân Anh đổi GBP lấy FRF và các thương nhân Pháp đổi FRF lấy GBP cũng như nhà xuất khẩu đổi USD lấy VND và nhà nhập khẩu đổi VND lấy USD. Cơ chế đó chính là thị trường ngoại hối the foreign exchange market - FOREX).
Thị trường ngoại hối là thị trường thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi các loại ngoại tệ. Sự ra đời của thị trường này bắt nguồn từ sự hình thành và phát triển của ngoại thương, do đó sự phát triển của nó cũng gắn liền với sự phát triển của ngoại thương. Bởi vậy, các trung tâm giao dịch ngoại hối như London, NewYork, Tokyo, Frankfurt, Zurich, Hongkong, Singapor, Sydney, Bangkok, Sanghai, Manila…đều hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển thịnh vượng của các trung tâm thương mại sầm uất với đầy đủ các giao dịch buôn bán trong và ngoài nước.
2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối:
Thị trường ngoại hối không nhất thiết phải tập trung tại vị trí địa lý hữu hình nhất định, mà thông qua mạng lưới hoạt động toàn cầu của các ngân hàng trên thế giới.
Đây là thị trường toàn cầu bởi lẽ: thời lượng giao dịch 24/24 giờ trừ những ngày nghỉ) và hầu khắp mọi nơi trên thế giới đều diễn ra việc mua bán chuyển đổi các đồng tiền khác nhau.
Trung tâm của thị trường ngoại hối là Thị trường liên ngân hàng quốc tế Interbank) với các thành viên chủ yếu là các Ngân hàng Thương mại, các nhà môi giới ngoại hối và các Ngân hàng trung ương. Doanh số giao dịch trên Interbank chiếm 85% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu.
Nhờ các phương tiện như điện thoại, telex, fax, mạng vi tính... khiến cho các giao dịch có thể thực hiện tức thời và bất cứ lúc nào nhà giao dịch cũng có thể mua bán ngoại tệ với các thị trường ngoại hối trên thế giới.
( Do thị trường có tính toàn cầu và hoạt động hiệu quả, nên tỷ giá trên các thị trường khác nhau hầu như là thống nhất với nhau.
Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch là USD, ước tính chiếm tới 41,5% trong tổng số các đồng tiền tham gia. Còn những đồng tiền mạnh như JPY, DEM, CHF, UBP, FrF,… thường giữ vị trí quan trọng trong thị trường.
Đây là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý... nhất là các chính sách tiền tệ của các nước phát triển.
Tính tập trung cao: Mặc dù các thành viên tham gia thị trường trải rộng khắp toàn cầu nhưng hầu hết các giao dịch vẫn diễn ra ở 3 thị trường lớn nhất thế giới, với các tỷ phần như sau:
London 30%
NewYork 16%
Tokyo 10%
Còn lại 44% là thuộc các thị trường khác trên thế giới như Frankfurt, Hongkong, Singapo, Zurich, Paris, Sydney…
( Tỷ giá nói chung được xác định theo quan hệ cung cầu mà không có sự can thiệp của Nhà nước.
3. Các thành phần tham gia:
Thành phần tham gia thị trường ngoại hối không giống nhau giữa các nước nhưng nhìn chung có các thành phần chủ yếu sau đây:
Ngân hàng thương mại:
Các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường ngoại hối với 2 tư cách: một là tư cách kinh doanh bằng nguồn vốn của chính mình để tìm kiếm lợi nhuận kinh doanh; hai là thực hiện các lệnh của khách hàng về mua, bán ngoại tệ để tìm kiếm hoa hồng.
Thực ra, 2 tư cách này trong một ngân hàng thương mại là rất khó
Phần 1: Một số vấn đề chung về thị trường ngoại hối
Sự ra đời và phát triển:
Sự ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối gắn liền với sự phát triển của ngoại thương. Khác với nội thương, các giao dịch trong ngoại thương liên quan đến nhiều loại đồng tiền của nhiều quốc gia khác nhau. Chẳng hạn, trong quan hệ ngoại thương giữa Anh và Pháp liên quan đến ít nhất 2 đồng tiền là đồng bảng Anh GBP) và đồng franc Pháp FRF). Mục tiêu của các thương nhân người Anh là đồng GBP trong khi mục tiêu của các thương nhân người Pháp lại là đồng FRF. Tương tự, một công ty xuất khẩu gạo Việt Nam sau khi xuất khẩu gạo sang Indonesia thu về đồng dollar Mỹ USD), vì không thể dùng USD để mua lúa của nông dân nên công ty có nhu cầu chuyển đổi USD sang đồng Việt Nam VND). Ngược lại, vì không thể sử dụng USD để nhập khẩu phân bón từ Malaysia nên công ty có nhu cầu chuyển đổi từ VND sang USD. Do đó, thực tiễn kinh doanh đòi hỏi một cơ chế nào đó nhằm giúp các thương nhân Anh đổi GBP lấy FRF và các thương nhân Pháp đổi FRF lấy GBP cũng như nhà xuất khẩu đổi USD lấy VND và nhà nhập khẩu đổi VND lấy USD. Cơ chế đó chính là thị trường ngoại hối the foreign exchange market - FOREX).
Thị trường ngoại hối là thị trường thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi các loại ngoại tệ. Sự ra đời của thị trường này bắt nguồn từ sự hình thành và phát triển của ngoại thương, do đó sự phát triển của nó cũng gắn liền với sự phát triển của ngoại thương. Bởi vậy, các trung tâm giao dịch ngoại hối như London, NewYork, Tokyo, Frankfurt, Zurich, Hongkong, Singapor, Sydney, Bangkok, Sanghai, Manila…đều hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển thịnh vượng của các trung tâm thương mại sầm uất với đầy đủ các giao dịch buôn bán trong và ngoài nước.
2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối:
Thị trường ngoại hối không nhất thiết phải tập trung tại vị trí địa lý hữu hình nhất định, mà thông qua mạng lưới hoạt động toàn cầu của các ngân hàng trên thế giới.
Đây là thị trường toàn cầu bởi lẽ: thời lượng giao dịch 24/24 giờ trừ những ngày nghỉ) và hầu khắp mọi nơi trên thế giới đều diễn ra việc mua bán chuyển đổi các đồng tiền khác nhau.
Trung tâm của thị trường ngoại hối là Thị trường liên ngân hàng quốc tế Interbank) với các thành viên chủ yếu là các Ngân hàng Thương mại, các nhà môi giới ngoại hối và các Ngân hàng trung ương. Doanh số giao dịch trên Interbank chiếm 85% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu.
Nhờ các phương tiện như điện thoại, telex, fax, mạng vi tính... khiến cho các giao dịch có thể thực hiện tức thời và bất cứ lúc nào nhà giao dịch cũng có thể mua bán ngoại tệ với các thị trường ngoại hối trên thế giới.
( Do thị trường có tính toàn cầu và hoạt động hiệu quả, nên tỷ giá trên các thị trường khác nhau hầu như là thống nhất với nhau.
Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch là USD, ước tính chiếm tới 41,5% trong tổng số các đồng tiền tham gia. Còn những đồng tiền mạnh như JPY, DEM, CHF, UBP, FrF,… thường giữ vị trí quan trọng trong thị trường.
Đây là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý... nhất là các chính sách tiền tệ của các nước phát triển.
Tính tập trung cao: Mặc dù các thành viên tham gia thị trường trải rộng khắp toàn cầu nhưng hầu hết các giao dịch vẫn diễn ra ở 3 thị trường lớn nhất thế giới, với các tỷ phần như sau:
London 30%
NewYork 16%
Tokyo 10%
Còn lại 44% là thuộc các thị trường khác trên thế giới như Frankfurt, Hongkong, Singapo, Zurich, Paris, Sydney…
( Tỷ giá nói chung được xác định theo quan hệ cung cầu mà không có sự can thiệp của Nhà nước.
3. Các thành phần tham gia:
Thành phần tham gia thị trường ngoại hối không giống nhau giữa các nước nhưng nhìn chung có các thành phần chủ yếu sau đây:
Ngân hàng thương mại:
Các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường ngoại hối với 2 tư cách: một là tư cách kinh doanh bằng nguồn vốn của chính mình để tìm kiếm lợi nhuận kinh doanh; hai là thực hiện các lệnh của khách hàng về mua, bán ngoại tệ để tìm kiếm hoa hồng.
Thực ra, 2 tư cách này trong một ngân hàng thương mại là rất khó
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Hữu Sơn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)