Bai giang 1

Chia sẻ bởi Nguyễn Chí Cường | Ngày 29/04/2019 | 72

Chia sẻ tài liệu: Bai giang 1 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN HỆ ĐiỀU HÀNH VÀ VIRUS MÁY TÍNH
A. Lịch sử phát triển các hệ điều hành:
I. Khái niệm hệ điều hành:
II. Phân loại hệ điều hành:
III. Các giai đoạn phát triển hệ điều hành.
Lịch sử tiến hóa hệ điều hành window.
IV. Kết luận
A. Lịch sử phát triển các hệ điều hành:
I. Khái niệm hệ điều hành:
1. Khái niệm
Hệ điều hành là một chương trình chạy trên máy tính dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính
Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng.
2. Chức năng hệ điều hành
Quản lý chia sẻ tài nguyên
Giả lập một máy tính mở rộng

II. Phân loại hệ điều hành

1. Dưới góc độ loại máy tính
2. Thông thường dưới góc độ người sử dụng và số chương trình được sử dụng cùng lúc hệ điều hành được chia làm 3 loại chính:
3.Dưới góc độ người dùng (truy xuất tài nguyên cùng lúc)
4. Dưới góc độ hình thức xử lý



II. Phân loại hệ điều hành
1. Dưới góc độ loại máy tính
Hệ điều hành dành cho máy MainFrame
Hệ điều hành dành cho máy Server
Hệ điều hành dành cho máy nhiều CPU
Hệ điều hành dành cho máy tính cá nhân (PC)
Hệ điều hành dành cho máy PDA (Embedded OS - hệ điều hành nhúng)
Hệ điều hành dành cho máy chuyên biệt
Hệ điều hành dành cho thẻ chíp (SmartCard)
2. Thông thường dưới góc độ người sử dụng và số chương trình được sử dụng cùng lúc hệ điều hành được chia làm 3 loại chính:
Hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng
Hệ điều hành đa nhiệm một người dùng
Hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng
II. Phân loại hệ điều hành:
3. Dưới góc độ người dùng (truy xuất tài nguyên cùng lúc)
Một người dùng
Nhiều người dùng
Mạng ngang hàng
Mạng có máy chủ: LAN, WAN, ...
4. Dưới góc độ hình thức xử lý
Hệ thống xử lý theo lô
Hệ thống xử lý theo lô đa chương
Hệ thống chia sẻ thời gian
Hệ thống song song
Hệ thống phân tán
Hệ thống xử lý thời gian thực

III. Lịch sử phát triển các hệ điều hành
1 Thế hệ 1 (1945 – 1955)
2 Thế hệ 2 (1955 – 1965)
3 Thế hệ 3 (1965 – 1980)
4 Thế hệ 4 (1980 - )
III. Lịch sử phát triển các hệ điều hành
1 Thế hệ 1 (1945 – 1955)

Vào khoảng giữa thập niên 1940, Howard Aiken ở Havard và John von Neumann ở Princeton, đã thành công trong việc xây dựng máy tính dùng ống chân không. Những máy này rất lớn với hơn 10000 ống chân không nhưng chậm hơn nhiều so với máy rẻ nhất ngày nay.
Mỗi máy được một nhóm thực hiện tất cả từ thiết kế, xây dựng lập trình, thao tác đến quản lý. Lập trình bằng ngôn ngữ máy tuyệt đối, thường là bằng cách dùng bảng điều khiển để thực hiện các chức năng cơ bản.
Ngôn ngữ lập trình chưa được biết đến và hệ điều hành cũng chưa nghe đến
III. Lịch sử phát triển các hệ điều hành
2. Thế hệ 2 (1955 – 1965)

- Sự ra đời của thiết bị bán dẫn vào giữa thập niên 1950 làm thay đổi bức tranh tổng thể. Máy tính trở nên đủ tin cậy hơn. Lần đầu tiên có sự phân chia rõ ràng gíữa người thiết kế, người xây dựng, người vận hành, người lập trình, và người bảo trì.
- Hệ thống xử lý theo lô ra đời với đặc trưng sau:
+ Nó lưu các yêu cầu cần thực hiện lên băng từ, và hệ thống sẽ đọc và thi hành lần lượt. Sau đó, nó sẽ ghi kết quả lên băng từ xuất và cuối cùng người sử dụng sẽ đem băng từ xuất đi in. 
+ Hệ thống xử lý theo lô hoạt động dưới sự điều khiển của một chương trình đặc biệt là tiền thân của hệ điều hành sau này.
III. Lịch sử phát triển các hệ điều hành
3. Thế hệ 3 (1965 – 1980 )

- Trong giai đoạn này, máy tính được sử dụng rộng rãi trong khoa học cũng như trong thương mại. Máy IBM 360 là máy tính đầu tiên sử dụng mạch tích hợp (IC). Các thiết bị ngoại vi dành cho máy xuất hiện ngày càng nhiều và thao tác điều khiển bắt đầu phức tạp. 
- Hệ điều hành ra đời nhằm điều phối, kiểm soát hoạt động và giải quyết các yêu cầu tranh chấp thiết bị. Chương trình hệ điều hành dài cả triệu dòng hợp ngữ và do hàng ngàn lập trình viên thực hiện.
Sau đó, hệ điều hành ra đời khái niệm đa chương với đặc trưng sau:
+ CPU không phải chờ thực hiện các thao tác nhập xuất.
+ Bộ nhớ được chia làm nhiều phần, mỗi phần có một công việc khác nhau, khi một công việc chờ thực hiện nhập xuất CPU sẽ xử lý các công việc còn lại.
- Giai đoạn này cũng đánh dấu sự ra đời của hệ điều hành chia xẻ thời gian như CTSS của MIT. Đồng thời các hệ điều hành lớn ra đời như MULTICS, UNIX và hệ thống các máy mini cũng xuất hiện như DEC PDP-1.
.


III. Lịch sử phát triển các hệ điều hành
4.Thế hệ 4 (1980 –Đến nay )
Giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của máy tính , đặc biệt là hệ thống IBM PC với hệ điều hành MS-DOS và Windows sau này. Bên cạnh đó là sự phát triển mạnh của các hệ điều hành tựa Unix trên nhiều hệ máy khác nhau như Linux. Ngoài ra, từ đầu thập niên 90 cũng đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của hệ điều hành mạng và hệ điều hành phân tán.
Hình 1 hệ điều hành LINUX

Hệ điều hành Windows ngày nay vẫn được coi là một hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới. Hãy cùng điểm lại lịch sử phát triển của hệ điều hành này

MS-DOS 1.0

Vào ngày 12 tháng 8 năm 1981, IBM giới thiệu chiếc máy tính cá nhân có sử dụng hệ điều hành 16 bit của Microsoft, MS-DOS 1.0, đây là phát minh của chàng trai trẻ Bill Gate.
Hệ điều hành Windows ngày nay vẫn được coi là một hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới. Hãy cùng điểm lại lịch sử phát triển của hệ điều hành này

MS-DOS 1.0

Vào ngày 12 tháng 8 năm 1981, IBM giới thiệu chiếc máy tính cá nhân có sử dụng hệ điều hành 16 bit của Microsoft, MS-DOS 1.0, đây là phát minh của chàng trai trẻ Bill Gate.
Windows 3.0
Vào ngày 22 tháng 5 năm 1990, Microsoft giới thiệu Windows 3.0 với giao diện đồ họa cho người dùng, hỗ trợ VGA, và hiệu ứng 3D giống như với những phiên bản hiện nay. Hệ điều hành này đã được giới thiệu cùng với Program Manager và File Manager, đây là hệ điều hành đầu tiên thực sự mang lại thành công cho Microsoft.
Windows NT 3.1
Microsoft chính thức phát hành Windows NT Advanced Server 3.1 vào ngày 24 tháng 10 năm 1993 và dự án này được tiếp tục quản lý dưới sự chỉ đạo của Dave Cutler. Hệ điều hành này cho phép các công ty có thể sử dụng mạng LAN và được giới thiệu giao diện lập trình (API) Win32. “Windows NT được sinh ra không chỉ để thay đổi cách thức các doanh nhân sử dụng máy tính vào nhu cầu kinh doanh của mình”, Bill Gate phát biểu trong lễ ra mắt hệ điều hành này.
Windows for Workgroups 3.11
Được phát triển dựa trên Windows 3.1, hệ điều hành này đã thêm tính năng làm việc theo nhóm ngang hàng (peer-to-peer) và hỗ trợ làm việc theo vùng. Máy tính cá nhân dựa trên nền tảng của Windows đã lần đầu tiên được hoạt động trên mạng và dựa trên quan hệ chủ/khách (Client/Server). Hệ điều hành này cũng được phát triển lên thành Windows NT Workstation 3.5, hệ điều hành được phát triển cho việc hỗ trợ những ứng dụng cao cấp và mạng chia sẻ dữ liệu và máy in Netware.
Windows 95
Ra mắt ngày 24/8/1995, Windows 95 là thành công rực rỡ của Microsoft.
Cải tiến Windows 95
+ nổi bật nhất so với Windows 3.1 là giao diện đồ hoạ cách mạng - vẫn được sử dụng cho đến ngày nay, và dựa trên trên nền tảng MS-DOS 7.0, một phiên bản DOS cải tiến. Những cải tiến đáng giá khác bao gồm hệ thống tên dài 255 kí tự, và trình duyệt web phổ biến nhất hiện nay: Internet Explorer.
+ đã xuất hiện Taskbar, thanh tác vụ này có các nút cho các cửa sổ mở. Nó cũng là phiên bản đầu tiên của Windows có sử dụng nút Start và menu Start; các shortcut trên desktop, kích phải chuột và các tên file dài cũng lần đầu tiên xuất hiện trong phiên bản này.
Windows 98
Windows 98, cũng được lấy tên năm phát hành của nó (1998), là một thay đổi mang tính cách mạng so với phiên bản trước đó.
. Những cải thiện ở đây như sự hỗ trợ cho USB, chia sẻ kết nối mạng và hệ thống file FAT32, tuy tất cả đều những cải thiện này rất đáng giá nhưng không làm cho cả thế giới choáng ngợp như lần ra mắt của Windows 95.
Windows Me
Microsoft phát hành phiên bản Windows Millennium edition vào năm 2000. Windows Me, có lẽ là lỗi lớn nhất của Microsoft, một nâng cấp thứ yếu với rất nhiều lỗi thay vì sửa các lỗi trước đó.
Trong phiên bản mới này, Microsoft đã nâng cấp các tính năng Internet và multimedia của Windows 98, bổ sung thêm ứng dụng Windows Movie Maker, giới thiệu tiện ích System Restore – tất cả đều là những ứng dụng tốt. Tuy nhiên điều đáng chú ý nhất trong Windows Me đó là hiện tượng dễ đổ vỡ và hệ thống dễ bị treo..
windows 2000
Được phát hành gần như đồng thời với phát hành dành cho khách hàng Windows Me, Windows 2000 là một nâng cấp thành công cho khối doanh nghiệp của Microsoft. Kế vị ngay sau Windows NT, Windows 2000 là một sự tiến hóa từ nền tảng cơ bản NT, và vẫn nhắm đến thị trường doanh nghiệp.

Không giống như NT, Windows 2000 có hai phiên bản (Workstation và Server), Windows 2000 có đến 5 phiên bản khác nhau: Professional, Server, Advanced Server, Datacenter Server và Small Business Server.
Hình 9: Windows 2000 – kẻ kế nhiệm cho Windows NT cho thị trường doanh nghiệp
Win xp
Ra đời năm 2001. Đây là phiên bản đầu tiên mà Microsoft đưa sự tin cậy trong dòng doanh nghiệp ra thị trường khách hàng – và đưa sự thân thiện vào thị trường doanh nghiệp. XP có sự pha trộng tốt nhất giữa các phiên bản Windows 95/98/Me với thao tác 32-bit của Windows NT/2000 và giao diện người dùng được tân trang lại. Về bản chất có thể cho rằng XP là kết hợp giao diện của Windows 95/98/Me vào NT/2000 core, bỏ qua cơ sở mã DOS đã xuất hiện trong các phiên bản khách hàng trước của Windows.
XP là một phiên bản đẹp hơn, nhanh hơn so với các phiên bản trước đó Windows 95/98 hoặc Windows 2000. (Nó cũng có độ tin cậy cao hơn so với hệ điều hành Windows Me thất bại trước đó) tính năng Fast User Switching cho phép cùng một máy có thể được chia sẻ dễ dàng với những người dùng khác.
windows Vista
Được phát hành năm 2007, phiên bản Windows này đã phát triển các tính năng của XP và bổ sung thêm sự bảo mật và độ tin cậy, chức năng truyền thông số được cải thiện và giao diện đồ họa người dùng Aero 3D đẹp mắt.
bên trong, Vista được thiết kế để chạy an toàn và tráng kiện hơn Windows XP. Tuy nhiên một trong những tính năng bảo mật – người dùng phàn nàn nhiều – là User Account Control, tính năng này góp phần vào làm gián đoạn các hoạt động thông thường của người dùng

windows 7
được phát hành vào tháng 10 năm 2009.
Windows 7 có một số thay đổi về mặt giao diện.
Vậy có những gì thay đổi trong Windows 7? Đầu tiên, phát hành này sẽ thay đổi những gì mà người dùng không thích trong Windows Vista. User Account Control cũng được cải thiện nhiều hơn để giảm bớt sự gián đoạn gây khó chịu đối với người dùng.
Mặc dù vậy thay đổi lớn nhất lại rơi vào taskbar, Taskbar mới trong Windows 7 cho phép bạn dock (neo đậu) cả các cửa sổ đang mở và các ứng dụng lẫn tài liệu ưa thích của bạn. Kích chuột phải vào một nút của taskbar, bạn sẽ thấy một Jump List các tài liệu gần đây và các hoạt động hữu dụng khác
Hình 11: Giao diện Aero của Windows Vista

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Chí Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)