Bài giải môn sinh khối B năm 2014

Chia sẻ bởi Ngô Như | Ngày 27/04/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài giải môn sinh khối B năm 2014 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

ÐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC KHỐI B NĂM 2014
Môn thi : SINH HỌC – Mã đề 426
(Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian phát đề)

ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH.
Câu 1 : Trong những động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
Sử dụng tiết kiệm nguồn nước
Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh
Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng, làm nương rẫy
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 2 : Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Lai khác dòng B. Công nghệ gen
C. lai tế bào xôma khác loài D. Nuôi cây hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa
Câu 3: Ở một loài động vật, xét một lôcut nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen, alen A quy định thực quản bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định thực quản hẹp. Những con thực quản hẹp sau khi sinh ra bị chết yểu. Một quần thể ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới đực và giới cái như nhau, qua ngẫu phối thu được F1 gồm 2800 con, trong đó có 28 con thực quản hẹp. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ (P) là
A. 0,6 AA : 0,4 Aa B. 0,9 AA : 0,1 Aa C. 0,7 AA : 0,3 Aa D. 0,8 AA : 0,2 Aa
Câu 4: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết quả đúng trong các kết luận sau đây?
Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.
Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen.
Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin
Khi buộc cục nước đá vào từng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen.
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 5: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học?
Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản
Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy)
Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản.
Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic
Câu 6: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?
Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh
Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.
Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.
Câu 7: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.
Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Như
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)