Bài ghi từ bài 10 đến bài 14

Chia sẻ bởi Phạm Bình Minh | Ngày 26/04/2019 | 103

Chia sẻ tài liệu: Bài ghi từ bài 10 đến bài 14 thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Bài 10 NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
b) Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Mang bản chất của giai cấp công nhân - Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác- Lênin làm nền tảng tư tưởng
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của nhân dân lao động - Dân chủ XHCN gắn với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương
2. XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
a. Lĩnh vực kinh tế:
-Thực hiện quyền làm chủ và công bằng của công dân đối với tư liệu sản xuất
- Làm chủ quá trình quản lý sản xuất và phân phối xã hội
b. Trên lĩnh vực chính trị
Mọi quyền lực thuộc về nhân dân: biểu hiện:
- Ứng cử, bầu cử vào cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội
-Quyền kiến nghị
-Tự do ngôn luận, báo chí, thông tin
-Giám sát, tố cáo, khiếu nại
c. Trên lĩnh vực văn hóa:
- Làm chủ bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa:
- Biểu hiện:
+ Quyền tham gia đời sống văn hóa văn nghệ
+ Hưởng lợi ích sáng tạo văn hóa, nghệ thuật
+ Quyền sáng tác, phê bình văn hóa, nghệ thuật
3. Những hình thức cơ bản của dân chủ
Dân chủ trực tiếp
- Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dânthảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, nhà nước.
- Hình thức Phổ biến
+Trưng cầu dân ý trong phạm vi cả nước
+Bầu cử quốc hộ và hội đồng nhân dân các cấp
+Thực hiện sáng kiến pháp luật( sửa đổi, bổ sung…)
+Nhân dân tự quản, xây dựng quy ước...phù hợp PL
b. Dân chủ gián tiếp
-Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để Nhân dân bầu ra Người đại diện thay măt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, nhà nước.
 
Dân chủ trực tiếp
Dân chủ gián tiếp

Giống nhau
Thể hiện quyền lực của nhân dân.
Thể hiện quyền lực của nhân dân

Khác nhau
-tham gia trực tiếp vào công việc của cộng đồng,nhà nước.
-mang tính quần chúng rộng rãi.
-phụ thuộc vào trình độ nhân dân.



-dân thực hiện quyền làm chủ thông qua cơ quan, qua người đại diện.
-nguyện vọng của dân phản ánh gián tiếp.
-phụ thuộc khả năng người đại diện.

Bài 13
2. Chính sách khoa học và công nghệ
a) Chính sách khoa học và công nghệ, vị trí của nó.
Chính sách khoa học và công nghệ: là các chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển khoa học và công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Vị trí : Đảng ta xác định : khoa học và công nghệ là “quốc sách hàng đầu”, là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
b) Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ
-Giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra, cung cấp các luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
-Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
-Nâng cao trình độ quản lý, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.
c) Phương hướng, biện pháp cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ
- Đổi mới tổ chức, quản lý KH và CN
+Nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, lý luận.
+Muốn vậy, nhà nước tăng đầu tư vào ngân sách và huy động các nguồn lực khác để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, hiện đại.
- Tạo thị trường cho KH và CN
+ Tạo một môi trường cạnh tranh bình đẳng.
+ Thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, đổi mới công nghệ,
+ Hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật và sở hữu trí tuệ,
+ Có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc.
-Phát triển tiềm lực KH và CN
+Nâng cao chất lượng, tăng thêm số lượng đội ngũ cán bộ khoa học.
+Đẩy mạnh tốc độ gửi cán bộ đi đào tạo ở các nước có trình độ khoa học công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Bình Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)