Bai du thi Viet Nam Lao
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc Ánh |
Ngày 02/05/2019 |
45
Chia sẻ tài liệu: bai du thi Viet Nam Lao thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC KẠN
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG YÊN HÂN
~~~~~~*~~~~~~
(((
BÀI THI
“ TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT
VIỆT NAM – LÀO, LÀO - VIỆT NAM ”
HỌ VÀ TÊN : Nguyễn Thị Ngọc Ánh
NGÀY SINH : 05/11/1985
CHỨC VỤ : Tổ trưởng tổ Hành chính
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: Trường Trung học phổ thông Yên Hân.
Yên Hân, tháng 9 năm 2012
I Những nhân tố hình thành, quyết định mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam.
Về các điều kiện tự nhiên, Việt Nam và Lào đều nằm ở trung tâm bán đảo Ấn-Trung, thuộc vùng Đông Nam Á lục địa. Dãy Trường Sơn có thể ví như cột sống của hai nước, tạo thành biên giới tự nhiên trên đất liền giữa Việt Nam và Lào. Với địa hình tự nhiên này, về đường bộ cả Việt Nam và Lào đều theo trục Bắc-Nam. Còn về đường biển, Lào chỉ có thể thông thương qua một số tỉnh miền Trung Việt Nam. Với điều kiện tự nhiên như thế, Việt Nam và Lào vừa có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có những nét khác biệt. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày nay, để hợp tác cùng phát triển, hai nước hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau bằng tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước về vị trí địa lý, tài nguyên, nguồn nhân lực, thị trường cũng như sự phân vùng kinh tế và phân công lao động hợp lý. Ngoài ra, Việt Nam và Lào là những nước loại “vừa” và “tương đối nhỏ” sống cạnh nhau, lại nằm kề con đường giao thông hàng hải hàng đầu thế giới, nối liền Đông Bắc Á, Nam Á qua Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cho nên chiếm vị trí địa- chiến lược quan trọng ở vùng Đông Nam Á. Mặt khác, bờ biển Việt Nam tương đối dài nên việc bố trí chiến lược gặp không ít khó khăn. Trong khi đó, dãy Trường Sơn, biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào, được ví như bức tường thành hiểm yếu để hai nước tựa lưng vào nhau, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau tạo ra thế chiến lược khống chế những địa bàn then chốt về kinh tế và quốc phòng, trở thành điểm tựa vững chắc cho Việt Nam và Lào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Về các nhân tố dân cư, xã hội, Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Hiện tượng một tộc người sống xuyên biên giới quốc gia của hai nước, hoặc nhiều nước là đặc điểm tự nhiên của sự phân bố tộc người ở khu vực Đông Nam Á nói chung, ở Việt Nam và Lào nói riêng. Đặc điểm này đã chi phối mạnh mẽ các mối quan hệ khác trên đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào. Chính quá trình cộng cư, hoặc sinh sống xen cài của những cư dân Việt Nam và cư dân Lào trên địa bàn biên giới của hai nước đã dẫn đến việc cùng khai thác và chia sẻ nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là nguồn lợi sinh thủy. Điều này, thêm một lần nữa khẳng định các quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc chính là những điều kiện lịch sử và xã hội đầu tiên, tạo ra những mối dây liên hệ và sự giao thoa văn hoá nhiều tầng nấc giữa cư dân hai nước.
Về nhân tố văn hoá và lịch sử, do quan hệ gần gũi và lâu đời nên nhân dân hai nước Việt-Lào, đặc biệt là người dân ở vùng biên giới am hiểu về nhau khá tường tận và sự giao thương ở đây cũng khá nhộn nhịp. Trong quan hệ giao thương với Đại Việt, Lào Lạn Xạng đã không ít lần bộc lộ mối quan tâm của mình muốn hướng ra biển, trong khi Đại Việt lại tìm cơ hội để mở rộng buôn bán vào sâu lục địa. Sự hài hoà giữa tình cảm nhân ái và tinh thần cộng đồng là một nét đặc sắc của triết lý nhân sinh người Việt cũng như người Lào. Chính trong cuộc sống chan hoà này, nhân dân hai nước Việt Nam- Lào đã ngày càng hiểu nhau và bày tỏ những tình cảm rất đổi chân thành với nhau. Về nhân tố lịch sử, theo các thư tịch cổ nổi tiếng của Việt Nam thì mối quan hệ Việt-Lào bắt đầu từ những năm 550 dưới thời Vạn Xuân của nhà tiền Lý. Tiếp đến vào giữa thế kỷ XIV (năm 1353) những quy ước hoà bình đầu tiên về biên giới quốc gia đã được xác lập giữa Đại Việt và Lạn Xạng. Ngoài ra, trong suốt quá trình của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427), nghĩa quân Lê Lợi cũng luôn nhận được sự tiếp sức của các tộc trưởng và nhân dân Lào
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG YÊN HÂN
~~~~~~*~~~~~~
(((
BÀI THI
“ TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT
VIỆT NAM – LÀO, LÀO - VIỆT NAM ”
HỌ VÀ TÊN : Nguyễn Thị Ngọc Ánh
NGÀY SINH : 05/11/1985
CHỨC VỤ : Tổ trưởng tổ Hành chính
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: Trường Trung học phổ thông Yên Hân.
Yên Hân, tháng 9 năm 2012
I Những nhân tố hình thành, quyết định mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam.
Về các điều kiện tự nhiên, Việt Nam và Lào đều nằm ở trung tâm bán đảo Ấn-Trung, thuộc vùng Đông Nam Á lục địa. Dãy Trường Sơn có thể ví như cột sống của hai nước, tạo thành biên giới tự nhiên trên đất liền giữa Việt Nam và Lào. Với địa hình tự nhiên này, về đường bộ cả Việt Nam và Lào đều theo trục Bắc-Nam. Còn về đường biển, Lào chỉ có thể thông thương qua một số tỉnh miền Trung Việt Nam. Với điều kiện tự nhiên như thế, Việt Nam và Lào vừa có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có những nét khác biệt. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày nay, để hợp tác cùng phát triển, hai nước hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau bằng tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước về vị trí địa lý, tài nguyên, nguồn nhân lực, thị trường cũng như sự phân vùng kinh tế và phân công lao động hợp lý. Ngoài ra, Việt Nam và Lào là những nước loại “vừa” và “tương đối nhỏ” sống cạnh nhau, lại nằm kề con đường giao thông hàng hải hàng đầu thế giới, nối liền Đông Bắc Á, Nam Á qua Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cho nên chiếm vị trí địa- chiến lược quan trọng ở vùng Đông Nam Á. Mặt khác, bờ biển Việt Nam tương đối dài nên việc bố trí chiến lược gặp không ít khó khăn. Trong khi đó, dãy Trường Sơn, biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào, được ví như bức tường thành hiểm yếu để hai nước tựa lưng vào nhau, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau tạo ra thế chiến lược khống chế những địa bàn then chốt về kinh tế và quốc phòng, trở thành điểm tựa vững chắc cho Việt Nam và Lào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Về các nhân tố dân cư, xã hội, Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Hiện tượng một tộc người sống xuyên biên giới quốc gia của hai nước, hoặc nhiều nước là đặc điểm tự nhiên của sự phân bố tộc người ở khu vực Đông Nam Á nói chung, ở Việt Nam và Lào nói riêng. Đặc điểm này đã chi phối mạnh mẽ các mối quan hệ khác trên đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào. Chính quá trình cộng cư, hoặc sinh sống xen cài của những cư dân Việt Nam và cư dân Lào trên địa bàn biên giới của hai nước đã dẫn đến việc cùng khai thác và chia sẻ nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là nguồn lợi sinh thủy. Điều này, thêm một lần nữa khẳng định các quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc chính là những điều kiện lịch sử và xã hội đầu tiên, tạo ra những mối dây liên hệ và sự giao thoa văn hoá nhiều tầng nấc giữa cư dân hai nước.
Về nhân tố văn hoá và lịch sử, do quan hệ gần gũi và lâu đời nên nhân dân hai nước Việt-Lào, đặc biệt là người dân ở vùng biên giới am hiểu về nhau khá tường tận và sự giao thương ở đây cũng khá nhộn nhịp. Trong quan hệ giao thương với Đại Việt, Lào Lạn Xạng đã không ít lần bộc lộ mối quan tâm của mình muốn hướng ra biển, trong khi Đại Việt lại tìm cơ hội để mở rộng buôn bán vào sâu lục địa. Sự hài hoà giữa tình cảm nhân ái và tinh thần cộng đồng là một nét đặc sắc của triết lý nhân sinh người Việt cũng như người Lào. Chính trong cuộc sống chan hoà này, nhân dân hai nước Việt Nam- Lào đã ngày càng hiểu nhau và bày tỏ những tình cảm rất đổi chân thành với nhau. Về nhân tố lịch sử, theo các thư tịch cổ nổi tiếng của Việt Nam thì mối quan hệ Việt-Lào bắt đầu từ những năm 550 dưới thời Vạn Xuân của nhà tiền Lý. Tiếp đến vào giữa thế kỷ XIV (năm 1353) những quy ước hoà bình đầu tiên về biên giới quốc gia đã được xác lập giữa Đại Việt và Lạn Xạng. Ngoài ra, trong suốt quá trình của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427), nghĩa quân Lê Lợi cũng luôn nhận được sự tiếp sức của các tộc trưởng và nhân dân Lào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)