Bài dự thi tích hợp địa lí

Chia sẻ bởi Lê Văn Bình | Ngày 17/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài dự thi tích hợp địa lí thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:



SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRÀ VINH
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TIỂU CẦN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HIẾU TỬ


CHỦ ĐỀTÍCH HỢP
“ Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên
môi trường biển - đảo”




















Họ và tên giáo viên: Trần Thiện Khanh
Ngày sinh: 08/04/1979
Môn : Địa lí





Phụ lục III
Phiếu mô tả dự án dự thi của giáo viên
DỰ ÁN DẠY HỌC
PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN – ĐẢO
I. Tên dự án dạy học.
Phát triển tổng hợp và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo môn Địa lí 9
II. Mục tiêu dạy học.
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Cho học sinh biết nước ta có vùng biển rộng lớn, có nhiều đảo và quần đảo.
- Biết được các bộ phận của vùng biển nước ta Địa lí 8
- Hiểu được thế nào là sự tôn trọng luật pháp quốc tế về biển đảo đặc biệt là “luật biển 1982” GDCD.
- Thấy được tầm quan trọng của vùng biển nước ta về kinh tế và quốc phòng ở môn Lịch Sử 9.
- Nhận thức được nét đẹp của vùng biển nước ta qua một số bài thơ môn Ngữ Văn 9.
- Sưu tầm một số bài hát về biển đảo nước ta, về Trường Sa, Hoàng Sa môn Âm Nhạc.
- Quan sát một số tranh ảnh, hình vẽ của thiếu nhi với biển đảo nước ta ở môn Mỹ Thuật.
- Nắm được đặc điểm các ngành kinh tế biển, cần phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp.
2. Kĩ năng:
- Chỉ rõ giới hạn vùng biển của nước Việt Nam và biển đảo Việt Nam.
- Phân tích được tầm quan trọng của biển đảo trong phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.
- Hát một số bài hát về biển đảo, Trường Sa, Hoàng Sa.
3. Kĩ năng sống:
- Vận dụng kiến thức môn GDCD, Lịch sử, Âm Nhạc, Địa lí để biết được giới hạn chủ quyền vùng biển nước ta.
- Thấy được cuộc sống tốt đẹp của nhân dân ta, niềm tự hào của ngư dân vùng biển môn Ngữ Văn, Âm Nhạc, Mỹ Thuật.
- Sự cần thiết của quan hệ hữu nghị hợp tác trong phát triển kinh tế của nước ta.
- Liên môn Văn - Sử - Địa- GDCD để trình bày ý tưởng của cá nhân về những việc làm cụ thể để phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển –đảo.
4. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực:
- Thảo luận lớp: Chia sẻ nhận thức của bản thân với các bạn về hiện trạng, cơ hội, nhiệm vụ đặt ra đối với mọi người trong việc Phát triển kinh tế biển..
- Minh họa bằng tranh ảnh về Phát triển kinh tế biển.
5. Thái độ:
- Tôn trọng Luật pháp quốc tế, tôn trọng hòa bình, biết đấu tranh để bảo vệ chủ quyền vùng biển thiêng liêng của tổ quốc.
- Thực hiện nhiệm vụ đoàn kết trong phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo.
- Tôn trọng tinh thần đoàn kết quốc tế. Biết cư xử một cách hòa bình thân thiện.
- Biết ủng hộ những hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh phi nghĩa.
III. Đối tượng dạy học của dự án.
- Đối tượng của dự án dạy học là học sinh
- Số lượng học sinh: 118 em
- Số lớp thực hiện: 4 lớp : 9/1, 9/2, 9/3, 9/4
- Khối lớp: 9
- Một số đặc điểm:
+ Dự án mà tôi dạy học là tích hợp môn Văn – Sử - Địa – GDCD – Âm Nhạc – Mỹ thuật để làm nổi bật chủ đề “ Phát triển kinh tế biển”
+ Đối tượng là học sinh lớp 9 nên việc tiếp cận với lượng kiến thức của chương trình THCS tương đối. Học sinh không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương pháp, đổi mới về kiểm tra đánh giá, … mà các thầy cô giáo đã áp dụng trong quá trình giảng dạy.
+ Các nội dung kiến thức tích hợp ở các môn học thuộc khoa học xã hội từ lớp 6 đến lớp 9 các em đã được tìm hiểu nên thuận lợi cho việc tìm hiểu tích hợp liên môn theo chủ đề trong tiết học.
IV. Ý nghĩa của dự án.
Trong cuộc sống hiện tại, tuy chúng ta đang sống trong cuộc sống hòa bình, hạnh phúc nhưng nguy cơ của chiến tranh và việc cố tình xâm chiếm biển
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)