Bai du thi phong chong bao luc gia dinh

Chia sẻ bởi Bùi Bạch Phượng | Ngày 06/11/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bai du thi phong chong bao luc gia dinh thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:

Họ và tên : Bùi Thị Bạch Phượng
Đơn vị công tác: Trường THCS Quyết Thắng - Thanh Hà


Bài dự thi "Luật phòng, chống bạo lực gia đình"


Câu 1: Bạn hãy cho biết Luật phòng chống bạo lực gia đình được Quốc hội thông qua vào thời gian nào, có hiệu lực từ bao giờ; Luật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Trả lời:
+ Luật phòng chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội koá XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 05/12/2007, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008.
- ý nghĩa: Luật phòng chống bạo lực gia đình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể chế hoá chủ trương của Đảng, Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình, thể hiện rõ chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mọi công dân trong gia đình và xã hội, đồng thời tiếp tục khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về Quyền con người mà nước ta là thành viên, góp phần quan trọng trong việc củng cố và xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Câu 2: Bạo lực gia đình bao gồm các hành vi nào?
Trả lời:
+ Điều 2, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định các hành vi bạo lực gia đình bao gồm 09 hành vi chủ yếu sau:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc các hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh chị em với nhau.
- Cưỡng ép quan hệ tình dục.
- Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ.
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình.
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ, kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Các hành vi trên cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ chồng đã ly hôn hoặc nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
Câu 3: Trách nhiệm của cá nhân và gia đình trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào?
Trả lời:
* Điều 31 luật Phòng chống BLGĐ quy định trách nhiệm của cá nhân trong phòng chống BLGĐ như sau:
- Thực hiện quy định của Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Bạch Phượng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)