Bài dự thi Luật GTDTNĐ

Chia sẻ bởi Lê Thị Thanh | Ngày 05/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài dự thi Luật GTDTNĐ thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

Quy định hành vi vi phạm vận chuyển hành khách trên ĐTNĐ
    04:02` PM - Thứ ba, 08/01/2008
Căn cứ Thông tư số 18/2005/TT-BCA ngày 23/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Công an (do Đại tường Lê Hồng Anh ký ban hành) về “Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 09/2005/NĐ-CP. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông Đường thủy nội địa”. Theo đó, Thông tư này có quy định và hướng dẫn xử phạt “hành vi vi phạm quy định về vận chuyển người, hành khách”; cụ thể như sau:
1. Không bố trí chỗ ngồi cho người, hành khách (khoản 1 Điều 26 Nghị định 09/2005/CP bị phạt tiền từ 20.000 đến 50.000đ ) được hiểu là hành vi vi phạm của thuyền trưởng, người lái phương tiện không bố trí ghế hoặc dụng cụ được liên kết chắc chắn vào phương tiện đủ cho số người được phép chở ngồi ổn định trên phương tiện.
2. Để cho người, hành khách có hành vi khác gây mất an toàn của phương tiện (quy định tại khoản 2 Điều 26 bị phạt tiền từ 50.000 đến 100.000 đồng) được hiểu là hành vi vi phạm của thuyền trưởng, người lái phương tiện không nhắc nhở, không yêu cầu mà để mặc cho người, hành khách có hành vi làm mất ổn định, an toàn cho phương tiện, như đùa nghịch, thả chân, tay, để một phần đồ vật, hàng hóa xuống nước.
3. Xếp hàng hóa, hành lý không đúng quy định (khoản 3 Điều 26, bị phạt tiền từ 100.000 đến 300.000đ) được hiểu là hành vi vi phạm của thuyền trưởng trực tiếp xếp hoặc để cho người khác xếp hàng hóa, hành lý trên lối đi của phương tiện, trên chỗ ngồi của hành khách; vượt quá kích thước theo chiều ngang, chiều dọc của phương tiện; che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện; xếp hàng hóa làm nghiêng, lệch, mất ổn định phương tiện hoặc gây cản trở hoạt động của hệ thống lái, neo thuyền, tàu.
Xếp hàng hóa che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện được hiểu là, việc xếp hàng hóa trên phương tiện làm cho người điều khiển không nhìn thấy mũi và mép boong hai bên mạn của phương tiện.
4. Không có danh sách hành khách (khoản 3 Điều 26 bị phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng) được hiểu là vi phạm do thuyền trưởng không lập danh sách hành khách hoặc có lập danh sách nhưng không mang theo khi phương tiện đã rời b
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Những hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản


Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật có trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản. Theo đó, mọi tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản. Để thực hiện tốt vấn đề khai thác thủy sản được đảm bảo nguyên tắc, nhà nước ta đã quy định rõ những hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản như sau:
Khai thác, huỷ hoại trái phép các rạn đá ngầm, rạn san hô, các bãi thực vật ngầm, rừng ngập mặn và hệ sinh cảnh khác; phá huỷ, cản trở trái phép đường di chuyển tự nhiên của các loài thuỷ sản ở sông, hồ, đầm, phá, eo, vịnh. Lấn, chiếm, xâm hại các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển đã được quy hoạch và công bố, vi phạm các quy định trong quy chế quản lý khu bảo tồn. Khai thác các loài thủy sản thuộc danh mục cấm kể cả cấm có thời hạn, trừ trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học được Chính phủ cho phép; khai thác thủy sản nhỏ hơn kích cỡ quy định, trừ trường hợp được phép khai thác để nuôi trồng…
Khai thác thuỷ sản phải bảo đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản, phải tuân theo quy định về mùa vụ, thời hạn, vùng, chủng loại và kích cỡ thuỷ sản được khai thác, sản lượng cho phép khai thác hàng năm, sử dụng các loại ngư cụ, phương tiện khai thác thuỷ sản có kích cỡ phù hợp với các loài thuỷ sản được phép khai thác... Ngoài ra không được sản xuất, lưu hành, sử dụng ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản; sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện và các phương pháp có tính hủy diệt khác                                                                                                                                                       
Điều 6. Những hành vi bị cấm trong hoạt động thuỷ sản
1. Khai thác, huỷ hoại trái phép các rạn đá ngầm, rạn san hô, các bãi thực vật ngầm, rừng ngập mặn và hệ sinh cảnh khác; phá huỷ, cản trở trái phép đường di chuyển tự nhiên của các loài thuỷ sản ở sông
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thanh
Dung lượng: 152,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)