Bai du thi luat giao thong duong thuy

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Đồng | Ngày 26/04/2019 | 77

Chia sẻ tài liệu: Bai du thi luat giao thong duong thuy thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

CUỘC THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA HUYỆN ĐỨC LINH NĂM 2009

Câu 1: Luật GTĐTNĐ quy định như thế nào về việc hấp hành quy tắc giao thông đường thủy nội địa ? Hãy kể tên các quy tắc giao thông đường thủy nội địa ?

Trả lời :
* Luật Giao thông đường thủy nội địa quy định về các quy tắc giao thông đường thủy nội địa sau:
Căn cứ bộ luật giao thông đường thủy nội địa 23/2004/QH11:
Điều 37. Hành trình trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế và nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp
1. Khi hành trình trong điều kiện có sương mù, mưa to hoặc vì lý do khác mà tầm nhìn bị hạn chế, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải giảm tốc độ của phương tiện đồng thời phát âm hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật này và phải có người cảnh giới ở những vị trí cần thiết trên phương tiện. Trường hợp không nhìn rõ đường thì phải neo đậu phương tiện, bố trí người cảnh giới và phát âm hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này.
2. Khi phương tiện đi vào nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải giảm tốc độ của phương tiện, phát tín hiệu nhiều lần theo quy định tại Điều 46 của Luật này và đi sát về phía luồng đã báo cho đến khi phương tiện qua khỏi nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp.
Điều 38. Quyền ưu tiên của phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt
1. Những phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt sau đây được ưu tiên đi trước khi qua âu tàu, cống, đập, cầu không mở thường xuyên, nơi có điều tiết giao thông, luồng giao nhau, luồng cong gấp, theo thứ tự sau đây:
a) Phương tiện chữa cháy;
b) Phương tiện cứu nạn;
c) Phương tiện hộ đê;
d) Phương tiện của quân đội, công an làm nhiệm vụ khẩn cấp;
đ) Phương tiện, đoàn phương tiện có công an hộ tống hoặc dẫn đường.
2. Phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải chủ động phát tín hiệu điều động theo quy định tại Điều 46 của Luật này.
3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện của phương tiện không quy định tại khoản 1 Điều này khi thấy tín hiệu của phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt phải giảm tốc độ phương tiện của mình, đi sát về một phía luồng để nhường đường.
Điều 39. Phương tiện tránh nhau khi đi đối hướng nhau
1. Khi hai phương tiện đi đối hướng nhau có nguy cơ va chạm, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải giảm tốc độ, tránh và nhường đường theo nguyên tắc sau đây:
a) Phương tiện đi ngược nước phải tránh và nhường đường cho phương tiện đi xuôi nước. Trường hợp nước đứng, phương tiện nào phát tín hiệu xin đường trước thì phương tiện kia phải tránh và nhường đường;
b) Phương tiện thô sơ phải tránh và nhường đường cho phương tiện có động cơ, phương tiện có động cơ công suất nhỏ hơn phải tránh và nhường đường cho phương tiện có động cơ công suất lớn hơn, phương tiện đi một mình phải tránh và nhường đường cho đoàn lai;
c) Mọi phương tiện phải tránh bè và tránh phương tiện có tín hiệu mất chủ động, phương tiện bị nạn, phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng.
2. Khi tránh nhau, phương tiện được nhường đường phải chủ động phát tín hiệu điều động theo quy định tại Điều 46 của Luật này và đi về phía luồng đã báo, phương tiện kia phải tránh và nhường đường.  
Điều 40. Phương tiện tránh nhau khi đi cắt hướng nhau
Khi hai phương tiện đi cắt hướng nhau có nguy cơ va chạm, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải giảm tốc độ, tránh và nhường đường theo nguyên tắc sau đây:
1. Phương tiện thô sơ phải tránh và nhường đường cho phương tiện có động cơ;
2. Mọi phương tiện phải tránh bè;
3. Phương tiện có động cơ nào nhìn thấy phương tiện có động cơ khác bên mạn phải của mình thì phải tránh và nhường đường cho phương tiện đó.
 Điều 41. Thuyền buồm tránh nhau
1. Phương tiện khi di chuyển bằng buồm tránh nhau theo nguyên tắc sau đây:
a) Thuyền đi thuận gió tránh thuyền đi ngược gió;
b) Thuyền được gió mạn trái tránh thuyền được gió mạn phải;
c) Thuyền đi trên gió tránh thuyền đi dưới gió.
2. Phương tiện thô sơ khác phải tránh thuyền buồm. 
Điều 42. Phương tiện vượt nhau
1. Phương tiện vượt nhau thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Phương tiện xin vượt phải phát âm hiệu một tiếng dài, lặp lại nhiều lần;
b) Phương tiện bị vượt, khi nghe thấy âm hiệu xin vượt,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Đồng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)