BÀI DỰ THI EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chia sẻ bởi phan nguyễn huy chinh |
Ngày 10/05/2019 |
37
Chia sẻ tài liệu: BÀI DỰ THI EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM thuộc Lịch sử 10
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT TRẦN QUÝ CÁP – HỘI AN
BÀI DỰ THI “EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM
HỌ VÀ TÊN : PHAN NGUYỄN HUY CHINH
HỌC SINH LỚP : 10/4
CÂU 1 : Ngày 6/12/2012 UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng ở Việt Nam là di sản văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại anh (chị) hãy cho biết đó là tín ngưỡng gì? Nêu những điều mà anh (chị) tâm đắc nhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó?
Ngày 6/12/2012, tại Hội nghị lần thứ 7 Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo tồn văn hóa phi vật thể diễn ra tại Pari (Pháp), UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” ở Phú Thọ-Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Qua truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ” mà em đã được học, được đọc và tiếp xúc qua báo đài, Internet, các mạng thông tin, qua bài giảng của thầy cô em đã biết được nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng xuất phát từ đời sống của người Việt Cổ ở những thời đại khoảng thiên niên kỉ TCN, trong thời đại đó họ sớm biết làm nông nghiệp lúa nước, trồng trọt, chăn nuôi ….được phản ánh trên Trống Đồng Đông Sơn.
Về thời đại nguồn gốc hình thành tín ngưỡng: Qua sách sử và tìm hiểu qua nhiều kênh thông tin em biết rằng thời đại các Vua Hùng và kế tiếp là An Dương Vương ( khoảng giữa thiên niên kỉ thứ 2 đến thiên niên kỉ thứ 1 trước công nguyên ), mà cái nền vật chất của nó là văn minh Đông Sơn, là thời kỳ hình thành tộc người Việt Cổ, những nền tảng của văn hóa truyền thống và hình thành quốc gia dân tộc đầu tiên: Văn Lang- Âu Lạc. Mỗi cộng đồng từ xã hội nguyên thủy bước vào xã hội văn minh đều có xu hướng tập hợp, thống nhất lại từ các bộ lạc nhỏ bé và biệt lập. Mười lăm bộ thời Văn Lang đã thống nhất dưới quyền của Lạc tướng bộ Vũ Minh là Hùng Vương, người chỉ huy quân sự và chủ trì các lễ nghi tôn giáo. Xu hướng thống nhất ấy là một đòi hỏi của lịch sử, được thực hiện thông qua các hành động liên kết mang tính tôn giáo và cũng loại trừ các hành động chiến tranh. Đó là thời đại anh hùng, thời đại dân chủ- quân sự, thời đại của những thủ lĩnh quân sự, mà về nhiều phương diện nó được phản ánh trong các cuốn sử thi ca cổ của nước ta. Đời sống tinh thần của người Việt cổ trong thời đại này rất phong phú nam thì mặc khố còn nữ thì mặc áo váy, thêm vào đó
là tục ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm hình và tín ngưỡng thờ đa thần. Do cuộc sống ban đầu của họ lấy nông nghiệp làm nghề sản xuất chính nên họ sống đoàn kết yêu thương gắn bó lẫn nhau, cùng trị thủy chống ngoại xâm nên khi nhà nước được hình thành những phong tục tập quán ấy đã trở thành nét đẹp truyền thống, họ còn thờ cúng, tôn trọng những người đã có công với làng, với nước. Do đó ý thức về cội nguồn giống nòi của người Việt Nam sớm hình thành. Huyền thoại bố Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ sinh một bọc trứng nở thành 100 người con, 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi. Các vua Hùng sau đó thống nhất con cháu trở thành vị vua thủy tổ của đất nước, dân tộc, được tôn xưng là Quốc tổ. Người Việt Nam dù già hay trẻ, trai hay gái đều ghi nhớ trong lòng mình là con Rồng, cháu Tiên, cùng máu đỏ, da vàng, cùng sinh ra từ “một bọc” (đồng bào), cùng quê hương, đất tổ, do vậy đời nào cũng thế, lúc hòa bình cũng như khi đất nước lâm nguy do giặc ngoại xâm thì con cháu đều quần tụ, đoàn kết để tồn tại, tạo nên sức mạnh đoàn kết, mấy nghìn năm đã được thử thách, tu luyện mọi sức mạnh để chiến thắng kẻ thù. Trong các tín ngưỡng thờ cúng thời cổ đại người Việt luôn coi việc thờ cúng Quốc tổ là thiêng liêng nhất. Như vậy, việc thờ cúng những bậc tiền nhân lập nước là một sợi dây vô hình, là một điều thiêng liêng, là sức mạnh để toàn dân tộc Việt Nam đoàn kết vượt qua mọi khó khăn như Chủ tịch Hồ Chí minh đã từng nói: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi nó kết thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, nó nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước.”. Tóm lại tín ngưỡng thờ cũng Hùng Vương là một nét đặc trưng và độc đáo trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Do vậy, chúng ta phải giữ gìn và phát huy trong những giai đoạn lịch sử tiếp theo.
CÂU 2 : Anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc ?
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, có nhiều sự kiện trọng đại nhưng để lại cho em nhiều ấn tượng đó là sự kiện “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra vào cuối năm 1972. Dù em đã được đọc đi đọc lại nhiều lần, xem đi xem lại nhiều lần thông qua những đoạn tài liệu, video clip về sự kiện này nhưng em vẫn luôn luôn ấn tượng và tự hào và sung sướng mỗi khi nhắc tới sự kiện này. Bởi sự kiện này nó giống như “trứng” chọi với “đá” mà cuối cùng “đá” đã phải đầu hàng. Bài học cho sự khoác loác “ sẽ cho Bắc Việt quay về thời kỳ đồ đá” của Mỹ đã phải cúi đầu và rút lui trong sự im lặng- một tổ thất nặng nề làm đảo lộn chính trường Mỹ và trở thành sự kiện như là biểu tượng của tinh thần chống ngoại xâm trên thế gới lúc bấy giờ của dân tộc ta.
Chiến thắng “Hà Nội Điện Biên Phủ trên không” là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố chính trị, tinh thần có ý nghĩa quyết định và được thể hiện trước hết ở đường lối lãnh đạo, chỉ đạo sang suốt của Đảng, Bác Hồ Quân Ủy Trung Ương chiến thắng ấy là một sự kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam mang tầm vóc quốc tế cao. Trên cơ sở nắm bắt tình hình của giặc, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định rằng khi Mỹ đưa quân vào phá hoại miền Bắc trong những năm 1967-1968 đó là “Sớm muộn gì Mỹ cũng sẽ đưa B52 vào Hà Nội giao chiến với ta”. Khi cuộc đấu tranh ngoại giao diễn ra giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Lập trường của ta buộc Mĩ và quân đồng minh phải rút quân ra khỏi miền Nam, tôn trọng độc lập chủ quyền, còn phía Mỹ thì ngược lại từ chối kí hiệp định để mở cuộc tập kích B52 buộc ta phải kí hiệp định theo hướng có lợi Mĩ .
B52 là một loại máy bay chiến lược - 1 trong 3 con át chủ bài của Mỹ cùng với tàu ngầm nguyên tử và tên lửa đạn đạo. Các vũ khí này chủ yếu để đối phó với Liên Xô và khối quân sự Warszawa trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Vậy mà Mỹ sử dụng nó
cho cuộc chiến ở Việt Nam đã gây nên tội ác tày trời. Đến giữa tháng 12/1972, cả thế giới và những người trong cuộc ở Việt Nam và Mỹ đều nghĩ rằng, Hiệp định Paris được ký kết, hai bên đang chuẩn bị cho việc ký kết đó thì Mỹ bất ngờ lấy một lý do rất vu vơ là sức ép của chính quyền Sài Gòn đòi hỏi và sửa lại một số điều của bản Hiệp định. Phía chúng ta nói rằng, Hiệp định đã bàn thảo kỹ không thể thay đổi được. Mượn lý do đấy, bất ngờ vào đêm 18/12, Mỹ huy động một lực lượng lớn máy bay B52 cùng các lực lượng không quân chiến thuật khác tập kích vào hai địa điểm xung yếu của ta là thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng. Với một tinh thần hết sức khẩn trương Đảng ta đã bố trí lực lượng chuẩn bị cho chiến đấu, nghiên cứu tìm ra cách tiêu diệt B52. Sau 12 ngày đêm(từ ngày 18 đến ngày 29 tháng 12 năm 1972) chiến đấu kiên cường, quân ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích bằng không quân trên bầu trời Hà Nội-Hải Phòng và một số thành phố khác ở Miền Bắc làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”. Trong 12 ngày đêm quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong
đó có 34 máy bay B-52, 5 máy bay F 111 và 42 máy bay chiến thuật khác, đập tan âm mưu chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải chấp nhận thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh và “cút" về nước. Sự kiện ấy đã vinh danh không biết bao nhiêu đồng bào, chiến sĩ ngã xuống vì độc lập tổ quốc. Mọi người cần phải ghi nhớ công ơn nhất là thế hệ trẻ hôm nay, chiến thắng đó là một sự kiện lịch sử, chứa chan niềm tự hào, tạo một động lực thúc đẩy họ viết nên trang sử mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Về sự khốc liệt của sự kiện này trong cuốn hồi ký nhan đề "Những năm tháng ở Nhà Trắng”, Henry Kissinger, nguyên cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Mỹ Nixon, viết: "Những lời buộc tội hành vi phi đạo lý và lừa dối cứ bao vây lấy tôi trong cả thời gian dài. Tính từ man rợ là một từ được nhiều người tặng tôi nhất".
Bước vào cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh và hơn 20 năm trên con đường đổi mới, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta đã có nhiều thành công trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội; sự hợp tác hòa bình, ngoại giao song phương, đa phương đã được duy trì nhưng vẫn còn nhiều diễn biến và bối cảnh phức tạp, nhiều biến động của khu vực và trên thế giới khiến cho đất nước không ít gặp nhiều những thách thức từ đó chúng ta phải kế thừa bài học của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” phải chăm lo, giáo dục trí tuệ, tư tưởng cho thế hệ trẻ tương lai để phát triển đất nước.
Đất nước Việt Nam ngày hôm nay đã chuyển mình, trỗi dậy mạnh mẽ và ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trên trường quốc tế. Thủ đô Hà Nội đã trải qua một nghìn năm anh hùng với một chiều dày lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của quân và dân ta, đặc biệt là nhân dân Hà Nội. Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” đã đi vào tâm trí của dân tộc ta nhắc nhở thế hệ thanh niên ngày nay thành kính, biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, các anh hùng liệt sĩ, đồng bào, đồng chí để tiếp tục đưa đất nước ta trở thành một quốc gia phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một quốc gia giàu mạnh và văn minh.
CÂU 3 :Trong lịch sử dân tộc Việt Nam anh (chị) yêu thích nhất nhân vật lịch sử nào ? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của anh (chị) về nhân vật đó
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam có rất nhiều nhân vật lịch sử mà em yêu thích. Bác Hồ vị lãnh tụ, vị cha già kính yêu của dân tộc luôn là biểu tượng lớn, tồn tại trong mỗi người Việt Nam.Trong khuôn khổ của bài dự thi, em xin được bày tỏ tình cảm yêu thích của mình đối với nhân vật lịch sử đó là bác cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Em thích nhất ở bác Đồng bởi Bác là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cộng sản, về học tập và thực hiện tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, là “kiến trúc sư” ngoại giao vừa có đức,vừa có tài, ý chí, không ngại khó khăn, gian khổ được nhân dân Việt Nam và bè bạn Thế giới yêu mến, kính trọng.
Bác Phạm Văn Đồng sinh ngày 01/3/1906, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi còn là một thanh niên, đồng chí Phạm Văn Đồng đã sớm giác ngộ cách mạng, đã biết đến Nguyễn Ái Quốc và tìm hiểu tư tưởng cách mạng của Người thông qua sách báo được truyền bá vào Việt Nam lúc bấy giờ như báo: "Người cùng khổ", "Nhân đạo", "Tạp chí thư tín Quốc tế"... đồng chí Phạm Văn Đồng vô cùng khâm phục, ngưỡng mộ Nguyễn Ái Quốc nên đã tiếp cận với những tư tưởng cũng như con đường cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra
Năm 1926, đồng chí được chuyển sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức, trực tiếp giảng dạy và được kết nạp vào Việt Nam thanh niên Đồng chí Hội. Cũng từ đó, đồng chí có điều kiện gặp gỡ nhiều hơn với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Ý chí cách mạng, lý tưởng cộng sản và tinh thần yêu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã ảnh hưởng sâu sắc tới lý tưởng của Phạm Văn Đồng, biến đồng chí từ một thanh niên yêu nước trở thành một chiến sĩ cách mạng chân chính.
Bảy năm bị tù đầy khắc nghiệt ở Khám lớn Sài Gòn cũng như nhà tù Côn Đảo (1929 - 1936), đồng chí Phạm Văn Đồng luôn giữ vững phẩm chất khí tiết của người cách mạng yêu nước và cùng nhiều đồng chí cách mạng khác để "biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng", tổ chức các lớp học tập của tù nhân về những vấn đề của chủ nghĩa Mác-Lênin, về con đường cách mạng Việt Nam mà đồng chí đã tiếp thu từ Người thầy của mình là Nguyễn Ái Quốc.
Đầu năm 1940, khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc ở Côn Minh (Trung Quốc) chuẩn bị về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đồng chí Phạm Văn Đồng đã được gặp Nguyễn Ái Quốc và được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao phó những nhiệm vụ quan trọng. Từ đây, suốt một thời kỳ dài gần 30 năm (cho đến khi Bác Hồ mất 1969), đồng chí Phạm Văn Đồng được thường xuyên làm việc bên Bác, theo sự chỉ dẫn và phân công của Bác.
Là một trong những cán bộ tiền bối, được Bác Hồ trực tiếp giáo dục và rèn luyện, đồng chí Phạm Văn Đồng đã trở thành người học trò xuất sắc, một cộng sự gần gũi và thân thiết của Bác. Đồng chí đã thể hiện những phẩm chất cao quý của một người cộng sản trung kiên, mẫu mực. "Tận trung với nước, tận hiếu với dân - Dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân -Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư chống quan liêu, tham ô, lãng phí - Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức, nhân cách và có tấm lòng nhân ái, bao dung...
Trong cuộc đời hoạt động của mình Bác Đồng luôn nghiên cứu lý luận và thực tiễn, xây dựng tiền đề, tạo lập và phát triển một chính quyền của dân, do dân, vì dân, xây dựng xã hội mới XHCN phù hợp với bản sắc của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống riêng tư, Bác Đồng luôn là tấm gương mẫu mực của người cán bộ lãnh đạo tận tâm tận lực, vì nước, liêm khiết, khiêm tốn, giản dị, gần giũ với nhân dân.
Trải qua bề dày hơn 70 năm hoạt động trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó nhiều năm giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt, ông được nhiều nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản và học giả trong nước, những người gần gũi đánh giá rất cao. Là người rất sâu sát, chí tình với giới văn nghệ sĩ, khẳng định vị trí quan trọng của văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Trên lĩnh vực đối ngoại, bác Phạm Văn Đồng là nhà ngoại giao xuất sắc, là một trong những nhân vật chủ chốt tham gia vào việc hoạch định đường
lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, thể hiện sinh động tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, được bạn bè quốc tế tin yêu kính trọng. Bác Phạm Văn Đồng được xem là một trong những nhân vật xuất sắc và có ảnh hưởng lớn nhất ở Việt Nam trong thế kỷ 20, nhờ những khả năng siêu phàm về ngoại giao cũng như uy tín, ảnh hưởng to lớn ở trong nước.
Bác Đồng cũng là nhà lãnh dạo kinh tế giàu kinh nghiệm. Ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính đầu tiên của chính phủ mới, đồng chí đã có nhiều chủ trương sáng suốt giải quyết những vấn đề khó khăn về tài chính cho đất nước. Trong cương vị Phó Thủ tướng rồi Thủ tướng trong hai cuộc kháng chiến, đồng chí đã lãnh dạo, quản lý mọi mặt hoạt động của Nhà nước nhằm phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế; huy động sức người, sức của cho kháng chiến, tổ chức tốt công tác chi viện cho tiền tuyến đem lại sức mạnh to lớn cho cuộc kháng chiến, đánh thắng các thế lực xâm lược, thống nhất đất nước.Qua đây chúng ta càng thấy tự hào về Bác một tấm gương sáng ngời cho mọi người noi theo, do vậy các thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cần học tập nhiều hơn nữa ở tấm gương của Bác Hồ, Bác Đồng
CÂU 4 : Ở tỉnh – thành phố của anh (chị) có những di sản vật thể và phi vật thể nào? Anh (chị) hãy giới thiệu về một di sản văn hoá của quê hương mà anh (chị) ấn tượng nhất. Theo anh (chị) cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá đó.
Ở Quảng Nam quê hương em có nhiều di tích, danh lam thắnng cảnh vật thể và phi vât thể trong đó xuất hiện hai di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận.Trong đó có khu di tích Mỹ Sơn mà em yêu thích nhất và em sẽ giới thiệu cho các bạn biết về di sản này. Khu di tích Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.Thánh địa Mỹ Sơn là tổ hợp nhiều đền đài của Vương triều Chăm-pa và là nơi đặt lăng mộ của các vị vua hay Hoàng thân quốc thích Chăm-pa.Thánh địa Mỹ Sơn là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo và Đông Nam Á.
Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ,thâm nghiêm.Nơi đây, vói hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chăm-pa được kết tinh trong những di chứng vật chất trường tồn, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong một thời gian dài suốt chín thế kỉ (từ thế kỉ IV đến XIII), được đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á như Ăng-Co,Pagan,… Bước vào khu di tích niềm ấn tượng của tôi đầu tiên đối với khu di tích đó là sự hiếu khách của người dân Quảng Nam với sự chỉ dẫn chu đáo và giới thiệu về quá trình lịch sử của khu di tích. Đi thăm xung quanh tôi cảm nhận được sự yên lặng, trang nghiêm nơi linh thiêng, được tận mắt nhìn thấy được khung cảnh bên trong đền với nhiều kiến trúc đậm đà bản sắc Cham-pa với các pho tượng thờ thần thánh Chăm-pa xưa và nhiều kỉ vật, tư liệu,hình ảnh của thời đại hình thành nên di tích đó. Mặc dù thời gian và chiến tranh đã tàn phá di tích hết sức nặng nề nhưng những gì còn xót lại ở Mỹ Sơn vẫn đóng lại một vai trò cực kỳ quan trọng trong di sản văn hóa kiến trúc nghệ thuật thế giới.Trước những giá trị nổi bật toàn cầu của một khu di sản văn hóa cần phải được bảo vệ vì lợi ích của cả nhân loại, ngày 4 tháng 12 năm 1999, tại thành phố Marr kesk- nước cộng hòa Marocco, khu di tích Mỹ Sơn
được ghi danh vào di sản văn hóa thế giới của UNESCO. Để bảo tồn và phát huy di sản Thánh Địa Mỹ Sơn cần phải: Bảo tồn và phát huy trước hết là nhà nước phải có cơ chế, chính sách phù hợp, cụ thể cho đặc trưng từng loại di sản. Tăng cường hỗ trợ, tập huấn cho các chuyên gia, các nhân viên, hỗ trợ kinh phí kịp thời cho việc trùng tu khu di tích. Môi trường có tác động không ngừng đến di tích trong đó có những yếu tố của con người làm cho di sản xuống cấp như: phá rừng, chặt cây xanh, xã nước gây lũ, xã nước thải, hiệu ứng nhà kính….. các hành động chạy theo cơ chế thị trường và đô thị hóa dần đánh mất thực tại của di sản
Điều nhức nhối hiện nay là ý thức của một bộ phận người dân, du khách chưa cao. Thường xã rác, khắc chữ, viết bậy, lấn chiếm không gian di sản…..Vì vậy, ngoài tuyên truyền, hướng dẫn, bảo vệ thì chính quyền địa phương cần có chế tài đủ mạnh để răn đe, xứ lý.
Vấn đề phát triển đô thị hóa, thương mại hóa cũng tác động tiêu cực rất lớn đến di sản do đó cần phải có những lộ trình, những vùng đệm để cấm người dân xâm phạm vào di tích.
Tóm lại, trong những ý kiến trên, nhân tố con người và ý thức con người là quan trọng nhất do đó từ lúc bé người lớn phải làm gương, phải đẩy mạnh giáo dục ý thức tôn trọng, bảo vệ di sản.
CÂU 5: Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Anh (chị) hãy cho biết câu thơ trên là của ai ? Nêu ý nghĩa hai câu thơ trên. Theo anh (chị) cần phải làm gì để yêu thích môn lịch sử?
“Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Hai câu thơ trên là của Bác Hồ viết vào thời điểm Nhật-Pháp đang cấu kết với nhau để thống trị nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nên tác phẩm “Lịch sử nước ta” Do Việt Minh tuyên truyền xuất bản bộ đã in và phát hành vào tháng 2 – 1942, tác phẩm viết dưới dạng thể thơ lục bát để nhắc lại bề dày lịch sử nước ta từ ngàn xưa và kêu gọi nhân dân một lòng cùng nhau đứng lên nhất tề chiến đấu giành độc lập tự do cho dân tộc. “Biết sử ta” không chỉ là ghi nhớ một số sự kiện, chiến công của dân tộc, hay còn hơn là ghi nhớ công lao một số vị anh hùng làm nên sự nghiệp to lớn của dân tộc.Không chỉ vậy mà còn phải tìm hiểu: “Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là một nét đẹp trong đạo đức, đạo lý làm người con Việt Nam. Hơn thế nữa đất nước ta đang bước vào thời kỳ mới, một thời kỳ đất nước, một thời kỳ đất nước đang trên đà phát triển sau sự tàn phá của chiến tranh.Thời kỳ của công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi mỗi con người Việt Nam phải có một sự hiểu biết đầy đủ, một trang bị kiến thức đầy đủ mới mẻ hơn về toàn bộ lịch sử Việt Nam từ xưa đến hiện tại.Học môn lịch sử có rất nhiều lợi ích đó là giúp ta tìm hiểu, nghiên cứu và nắm vững được tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc của nền văn hóa Việt Nam, một ý tưởng khoa học cao mang tính thực tiễn sâu sắc.Nhưng trước hết muốn học lịch sử cho tốt chúng ta cần nắm vững được lịch sử của dân tộc ta đó là phải biết được những hiểu biết về nguồn gốc tổ tiên, quá trình đấu tranh giữ nước chống phong kiến phương Bắc, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ rồi từ đó mới giúp chúng ta bồi dưỡng thêm lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, ông bà,
cha mẹ. Không chỉ nắm vững được phương pháp học lịch sử, mà chúng ta còn phải biết cốt lõi, nguồn gốc để dân tộc ta có một trang lịch sử vẻ vang này đó là nhân dân ta có cuộc sống hạnh phúc và đầy đủ như ngày hôm nay phải biết quá trình đấu tranh dựng và giữ nước đầy xương máu, nước mắt và sự hi sinh của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào. Do vậy chúng ta cần phải biết ơn, kính trọng những thế hệ đi trước và nhận thức trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy nét đẹp vốn có của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Từ những việc làm nêu trên ấy thì mới có thể giúp ta hiểu hơn về giá trị cuộc sống và mới có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống hiện tại và đặt cơ sở cho sự phát triển của tương lai.
Để yêu thích môn lịch sử đối với em trước hết đã là người Việt phải ý thức được trách nhiệm của mình là giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử. Muốn vậy cần học, tìm hiểu và biết sâu lịch sử nước nhà. Đồng thời, phải có phương pháp
học, tìm hiểu lịch sử khoa học tùy thuộc vào thời gian, công việc, hoàn cảnh của mỗi người. Như em là học sinh thì phải đọc sách giáo khoa lịch sử và các tài liệu liên quan. Tiếp thu bài giảng của thầy, tích cực phát biểu xây dựng bài trong mỗi tiết học lịch sử. Tìm những bạn có sự yêu thích môn sử để cùng học và chia sẽ… Ngoài ra, em cũng mong các cấp giáo dục suy nghĩ đừng tạo áp lục cho chúng em mỗi khi học sử. Nhất là sách giáo khoa và thi cử luôn bắt chúng em phải học theo khuôn mẫu và em cũng mong nhà trường và các thầy cô dạy sử tổ chức nhiều chuyến tham quan thực tế để tìm hiểu lịch sử, di tích, nhân vật, sự kiện. Nhà trường cũng cần trang bị nhiều hơn các tài liệu, phương tiện dạy và học để đáp ứng nhu cầu học sử, cũng cần tổ chức nhiều hơn nữa những cuộc thi, hội thi hay các bài giảng bằng hình ảnh, video…. Được như vậy em thấy sẽ không còn tình trạng học sinh “sợ” học sử như thực trạng hiện nay.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ
Huyền sử Lạc Long Quân – Âu Cơ sinh trăm trứng, nở trăm con
Huyền sử sự tích dưa hấu – Mai An Tiêm
Hoạt động tại Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng
Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không
Trong 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972, không quân Mĩ đã sử dụng 663 lần chiếc B52 đánh phá miền Bắc
Chiến dịch “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”
Phố Khâm Thiên
Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội
Với tinh thần dám đánh, quyết đánh và biết đánh, ngay đêm đầu của Chiến dịch, quân và dân miền Bắc đã chủ động, vững vàng vào trận. B52 đã bị thiêu cháy ngay trong đêm đầu chúng xúc phạm vùng trời Thủ đô.
Không quân ta sử dụng trực thăng để cơ động Mig-21 tới các sân bay dã chiến, thực hiện chiến thuật đánh từ vòng ngoài. Với chiến thuật này, các phi công Mig-21 đã tiêu diệt 2 máy bay B52 trong 2 đêm 27-28/12/1972.
Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng
Người Học Trò Xuất Sắc Của Bác Hồ
Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không – Không quân ngày 22/12/1972
của
Vào một buổi sáng năm 196… nào đó, Bác Hồ đi từ ngôi nhà sàn của Người sang Phủ Thủ tướng tìm đồng chí Phạm Văn Đồng để trao đổi một vấn đề quan trọng. Lúc đó đồng chí Phạm Văn Đồng đang làm việc tại Văn phòng, tuy cũng nằm trong khu Phủ Chủ tịch nhưng cách xa Phủ Thủ tướng đến vài trăm mét.Một đồng chí bảo vệ vội vã đạp xe ra báo với Thủ tướng. Vội vã quá , đồng chí dùng ngay chiếc ngày chiếc xe đap của đồng chí bảo vệ phóng về gặp Bác. Đồng chí bảo vệ không thể để Thủ tướng rời xa mình, mà lại không có thời gian tìm chiếc xe đạp khác, nên anh đành lập tức chạy bộ theo sau Thủ tướng. Bác Hồ đứng sẵn ở sân chờ đồng chí Phạm Văn Đồng. Khi Thủ tướng vừa xuống xe, chưa kịp chào hỏi gì, Bác đã nói ngay:
- Sao chú không đèo chú bảo vệ đằng sau xe để cùng về, lại để chú ấy chạy bộ?
Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó như chợt nhận ra, vội đáp:
- Xin lỗi Bác.
Đáp vậy, nhưng sau đó đồng chí Phạm Văn Đồng đã suy nghĩ rất kỹ về lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà nghiêm khắt của Bác Hồ. Sáng hôm sau, trong lúc làm việc với một số đồng chí cấp dưới, ông kể lại câu chuyện trên cho mọi người cùng nghe, rồi nói:
- Tôi đã nghĩ về lời của Bác. Lòng nhân ái, thương yêu và kính trọng con người, phải chân thực từ trong tâm của ta, rồi tự nhiên bật ra thành thái độ và hành động, chẳng phải suy nghĩ gì, như là từ bản năng.
Câu chuyện trên đây gợi cho chúng ta một số bài học lớn, có ý nghĩa sâu sắc.”
-Việt Phương kể-
Cuộc trò chuyện giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong năm 1960… nào đó.
TRƯỜNG THPT TRẦN QUÝ CÁP – HỘI AN
BÀI DỰ THI “EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM
HỌ VÀ TÊN : PHAN NGUYỄN HUY CHINH
HỌC SINH LỚP : 10/4
CÂU 1 : Ngày 6/12/2012 UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng ở Việt Nam là di sản văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại anh (chị) hãy cho biết đó là tín ngưỡng gì? Nêu những điều mà anh (chị) tâm đắc nhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó?
Ngày 6/12/2012, tại Hội nghị lần thứ 7 Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo tồn văn hóa phi vật thể diễn ra tại Pari (Pháp), UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” ở Phú Thọ-Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Qua truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ” mà em đã được học, được đọc và tiếp xúc qua báo đài, Internet, các mạng thông tin, qua bài giảng của thầy cô em đã biết được nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng xuất phát từ đời sống của người Việt Cổ ở những thời đại khoảng thiên niên kỉ TCN, trong thời đại đó họ sớm biết làm nông nghiệp lúa nước, trồng trọt, chăn nuôi ….được phản ánh trên Trống Đồng Đông Sơn.
Về thời đại nguồn gốc hình thành tín ngưỡng: Qua sách sử và tìm hiểu qua nhiều kênh thông tin em biết rằng thời đại các Vua Hùng và kế tiếp là An Dương Vương ( khoảng giữa thiên niên kỉ thứ 2 đến thiên niên kỉ thứ 1 trước công nguyên ), mà cái nền vật chất của nó là văn minh Đông Sơn, là thời kỳ hình thành tộc người Việt Cổ, những nền tảng của văn hóa truyền thống và hình thành quốc gia dân tộc đầu tiên: Văn Lang- Âu Lạc. Mỗi cộng đồng từ xã hội nguyên thủy bước vào xã hội văn minh đều có xu hướng tập hợp, thống nhất lại từ các bộ lạc nhỏ bé và biệt lập. Mười lăm bộ thời Văn Lang đã thống nhất dưới quyền của Lạc tướng bộ Vũ Minh là Hùng Vương, người chỉ huy quân sự và chủ trì các lễ nghi tôn giáo. Xu hướng thống nhất ấy là một đòi hỏi của lịch sử, được thực hiện thông qua các hành động liên kết mang tính tôn giáo và cũng loại trừ các hành động chiến tranh. Đó là thời đại anh hùng, thời đại dân chủ- quân sự, thời đại của những thủ lĩnh quân sự, mà về nhiều phương diện nó được phản ánh trong các cuốn sử thi ca cổ của nước ta. Đời sống tinh thần của người Việt cổ trong thời đại này rất phong phú nam thì mặc khố còn nữ thì mặc áo váy, thêm vào đó
là tục ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm hình và tín ngưỡng thờ đa thần. Do cuộc sống ban đầu của họ lấy nông nghiệp làm nghề sản xuất chính nên họ sống đoàn kết yêu thương gắn bó lẫn nhau, cùng trị thủy chống ngoại xâm nên khi nhà nước được hình thành những phong tục tập quán ấy đã trở thành nét đẹp truyền thống, họ còn thờ cúng, tôn trọng những người đã có công với làng, với nước. Do đó ý thức về cội nguồn giống nòi của người Việt Nam sớm hình thành. Huyền thoại bố Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ sinh một bọc trứng nở thành 100 người con, 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi. Các vua Hùng sau đó thống nhất con cháu trở thành vị vua thủy tổ của đất nước, dân tộc, được tôn xưng là Quốc tổ. Người Việt Nam dù già hay trẻ, trai hay gái đều ghi nhớ trong lòng mình là con Rồng, cháu Tiên, cùng máu đỏ, da vàng, cùng sinh ra từ “một bọc” (đồng bào), cùng quê hương, đất tổ, do vậy đời nào cũng thế, lúc hòa bình cũng như khi đất nước lâm nguy do giặc ngoại xâm thì con cháu đều quần tụ, đoàn kết để tồn tại, tạo nên sức mạnh đoàn kết, mấy nghìn năm đã được thử thách, tu luyện mọi sức mạnh để chiến thắng kẻ thù. Trong các tín ngưỡng thờ cúng thời cổ đại người Việt luôn coi việc thờ cúng Quốc tổ là thiêng liêng nhất. Như vậy, việc thờ cúng những bậc tiền nhân lập nước là một sợi dây vô hình, là một điều thiêng liêng, là sức mạnh để toàn dân tộc Việt Nam đoàn kết vượt qua mọi khó khăn như Chủ tịch Hồ Chí minh đã từng nói: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi nó kết thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, nó nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước.”. Tóm lại tín ngưỡng thờ cũng Hùng Vương là một nét đặc trưng và độc đáo trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Do vậy, chúng ta phải giữ gìn và phát huy trong những giai đoạn lịch sử tiếp theo.
CÂU 2 : Anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc ?
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, có nhiều sự kiện trọng đại nhưng để lại cho em nhiều ấn tượng đó là sự kiện “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra vào cuối năm 1972. Dù em đã được đọc đi đọc lại nhiều lần, xem đi xem lại nhiều lần thông qua những đoạn tài liệu, video clip về sự kiện này nhưng em vẫn luôn luôn ấn tượng và tự hào và sung sướng mỗi khi nhắc tới sự kiện này. Bởi sự kiện này nó giống như “trứng” chọi với “đá” mà cuối cùng “đá” đã phải đầu hàng. Bài học cho sự khoác loác “ sẽ cho Bắc Việt quay về thời kỳ đồ đá” của Mỹ đã phải cúi đầu và rút lui trong sự im lặng- một tổ thất nặng nề làm đảo lộn chính trường Mỹ và trở thành sự kiện như là biểu tượng của tinh thần chống ngoại xâm trên thế gới lúc bấy giờ của dân tộc ta.
Chiến thắng “Hà Nội Điện Biên Phủ trên không” là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố chính trị, tinh thần có ý nghĩa quyết định và được thể hiện trước hết ở đường lối lãnh đạo, chỉ đạo sang suốt của Đảng, Bác Hồ Quân Ủy Trung Ương chiến thắng ấy là một sự kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam mang tầm vóc quốc tế cao. Trên cơ sở nắm bắt tình hình của giặc, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định rằng khi Mỹ đưa quân vào phá hoại miền Bắc trong những năm 1967-1968 đó là “Sớm muộn gì Mỹ cũng sẽ đưa B52 vào Hà Nội giao chiến với ta”. Khi cuộc đấu tranh ngoại giao diễn ra giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Lập trường của ta buộc Mĩ và quân đồng minh phải rút quân ra khỏi miền Nam, tôn trọng độc lập chủ quyền, còn phía Mỹ thì ngược lại từ chối kí hiệp định để mở cuộc tập kích B52 buộc ta phải kí hiệp định theo hướng có lợi Mĩ .
B52 là một loại máy bay chiến lược - 1 trong 3 con át chủ bài của Mỹ cùng với tàu ngầm nguyên tử và tên lửa đạn đạo. Các vũ khí này chủ yếu để đối phó với Liên Xô và khối quân sự Warszawa trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Vậy mà Mỹ sử dụng nó
cho cuộc chiến ở Việt Nam đã gây nên tội ác tày trời. Đến giữa tháng 12/1972, cả thế giới và những người trong cuộc ở Việt Nam và Mỹ đều nghĩ rằng, Hiệp định Paris được ký kết, hai bên đang chuẩn bị cho việc ký kết đó thì Mỹ bất ngờ lấy một lý do rất vu vơ là sức ép của chính quyền Sài Gòn đòi hỏi và sửa lại một số điều của bản Hiệp định. Phía chúng ta nói rằng, Hiệp định đã bàn thảo kỹ không thể thay đổi được. Mượn lý do đấy, bất ngờ vào đêm 18/12, Mỹ huy động một lực lượng lớn máy bay B52 cùng các lực lượng không quân chiến thuật khác tập kích vào hai địa điểm xung yếu của ta là thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng. Với một tinh thần hết sức khẩn trương Đảng ta đã bố trí lực lượng chuẩn bị cho chiến đấu, nghiên cứu tìm ra cách tiêu diệt B52. Sau 12 ngày đêm(từ ngày 18 đến ngày 29 tháng 12 năm 1972) chiến đấu kiên cường, quân ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích bằng không quân trên bầu trời Hà Nội-Hải Phòng và một số thành phố khác ở Miền Bắc làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”. Trong 12 ngày đêm quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong
đó có 34 máy bay B-52, 5 máy bay F 111 và 42 máy bay chiến thuật khác, đập tan âm mưu chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải chấp nhận thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh và “cút" về nước. Sự kiện ấy đã vinh danh không biết bao nhiêu đồng bào, chiến sĩ ngã xuống vì độc lập tổ quốc. Mọi người cần phải ghi nhớ công ơn nhất là thế hệ trẻ hôm nay, chiến thắng đó là một sự kiện lịch sử, chứa chan niềm tự hào, tạo một động lực thúc đẩy họ viết nên trang sử mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Về sự khốc liệt của sự kiện này trong cuốn hồi ký nhan đề "Những năm tháng ở Nhà Trắng”, Henry Kissinger, nguyên cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Mỹ Nixon, viết: "Những lời buộc tội hành vi phi đạo lý và lừa dối cứ bao vây lấy tôi trong cả thời gian dài. Tính từ man rợ là một từ được nhiều người tặng tôi nhất".
Bước vào cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh và hơn 20 năm trên con đường đổi mới, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta đã có nhiều thành công trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội; sự hợp tác hòa bình, ngoại giao song phương, đa phương đã được duy trì nhưng vẫn còn nhiều diễn biến và bối cảnh phức tạp, nhiều biến động của khu vực và trên thế giới khiến cho đất nước không ít gặp nhiều những thách thức từ đó chúng ta phải kế thừa bài học của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” phải chăm lo, giáo dục trí tuệ, tư tưởng cho thế hệ trẻ tương lai để phát triển đất nước.
Đất nước Việt Nam ngày hôm nay đã chuyển mình, trỗi dậy mạnh mẽ và ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trên trường quốc tế. Thủ đô Hà Nội đã trải qua một nghìn năm anh hùng với một chiều dày lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của quân và dân ta, đặc biệt là nhân dân Hà Nội. Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” đã đi vào tâm trí của dân tộc ta nhắc nhở thế hệ thanh niên ngày nay thành kính, biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, các anh hùng liệt sĩ, đồng bào, đồng chí để tiếp tục đưa đất nước ta trở thành một quốc gia phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một quốc gia giàu mạnh và văn minh.
CÂU 3 :Trong lịch sử dân tộc Việt Nam anh (chị) yêu thích nhất nhân vật lịch sử nào ? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của anh (chị) về nhân vật đó
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam có rất nhiều nhân vật lịch sử mà em yêu thích. Bác Hồ vị lãnh tụ, vị cha già kính yêu của dân tộc luôn là biểu tượng lớn, tồn tại trong mỗi người Việt Nam.Trong khuôn khổ của bài dự thi, em xin được bày tỏ tình cảm yêu thích của mình đối với nhân vật lịch sử đó là bác cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Em thích nhất ở bác Đồng bởi Bác là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cộng sản, về học tập và thực hiện tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, là “kiến trúc sư” ngoại giao vừa có đức,vừa có tài, ý chí, không ngại khó khăn, gian khổ được nhân dân Việt Nam và bè bạn Thế giới yêu mến, kính trọng.
Bác Phạm Văn Đồng sinh ngày 01/3/1906, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi còn là một thanh niên, đồng chí Phạm Văn Đồng đã sớm giác ngộ cách mạng, đã biết đến Nguyễn Ái Quốc và tìm hiểu tư tưởng cách mạng của Người thông qua sách báo được truyền bá vào Việt Nam lúc bấy giờ như báo: "Người cùng khổ", "Nhân đạo", "Tạp chí thư tín Quốc tế"... đồng chí Phạm Văn Đồng vô cùng khâm phục, ngưỡng mộ Nguyễn Ái Quốc nên đã tiếp cận với những tư tưởng cũng như con đường cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra
Năm 1926, đồng chí được chuyển sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức, trực tiếp giảng dạy và được kết nạp vào Việt Nam thanh niên Đồng chí Hội. Cũng từ đó, đồng chí có điều kiện gặp gỡ nhiều hơn với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Ý chí cách mạng, lý tưởng cộng sản và tinh thần yêu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã ảnh hưởng sâu sắc tới lý tưởng của Phạm Văn Đồng, biến đồng chí từ một thanh niên yêu nước trở thành một chiến sĩ cách mạng chân chính.
Bảy năm bị tù đầy khắc nghiệt ở Khám lớn Sài Gòn cũng như nhà tù Côn Đảo (1929 - 1936), đồng chí Phạm Văn Đồng luôn giữ vững phẩm chất khí tiết của người cách mạng yêu nước và cùng nhiều đồng chí cách mạng khác để "biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng", tổ chức các lớp học tập của tù nhân về những vấn đề của chủ nghĩa Mác-Lênin, về con đường cách mạng Việt Nam mà đồng chí đã tiếp thu từ Người thầy của mình là Nguyễn Ái Quốc.
Đầu năm 1940, khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc ở Côn Minh (Trung Quốc) chuẩn bị về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đồng chí Phạm Văn Đồng đã được gặp Nguyễn Ái Quốc và được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao phó những nhiệm vụ quan trọng. Từ đây, suốt một thời kỳ dài gần 30 năm (cho đến khi Bác Hồ mất 1969), đồng chí Phạm Văn Đồng được thường xuyên làm việc bên Bác, theo sự chỉ dẫn và phân công của Bác.
Là một trong những cán bộ tiền bối, được Bác Hồ trực tiếp giáo dục và rèn luyện, đồng chí Phạm Văn Đồng đã trở thành người học trò xuất sắc, một cộng sự gần gũi và thân thiết của Bác. Đồng chí đã thể hiện những phẩm chất cao quý của một người cộng sản trung kiên, mẫu mực. "Tận trung với nước, tận hiếu với dân - Dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân -Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư chống quan liêu, tham ô, lãng phí - Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức, nhân cách và có tấm lòng nhân ái, bao dung...
Trong cuộc đời hoạt động của mình Bác Đồng luôn nghiên cứu lý luận và thực tiễn, xây dựng tiền đề, tạo lập và phát triển một chính quyền của dân, do dân, vì dân, xây dựng xã hội mới XHCN phù hợp với bản sắc của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống riêng tư, Bác Đồng luôn là tấm gương mẫu mực của người cán bộ lãnh đạo tận tâm tận lực, vì nước, liêm khiết, khiêm tốn, giản dị, gần giũ với nhân dân.
Trải qua bề dày hơn 70 năm hoạt động trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó nhiều năm giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt, ông được nhiều nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản và học giả trong nước, những người gần gũi đánh giá rất cao. Là người rất sâu sát, chí tình với giới văn nghệ sĩ, khẳng định vị trí quan trọng của văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Trên lĩnh vực đối ngoại, bác Phạm Văn Đồng là nhà ngoại giao xuất sắc, là một trong những nhân vật chủ chốt tham gia vào việc hoạch định đường
lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, thể hiện sinh động tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, được bạn bè quốc tế tin yêu kính trọng. Bác Phạm Văn Đồng được xem là một trong những nhân vật xuất sắc và có ảnh hưởng lớn nhất ở Việt Nam trong thế kỷ 20, nhờ những khả năng siêu phàm về ngoại giao cũng như uy tín, ảnh hưởng to lớn ở trong nước.
Bác Đồng cũng là nhà lãnh dạo kinh tế giàu kinh nghiệm. Ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính đầu tiên của chính phủ mới, đồng chí đã có nhiều chủ trương sáng suốt giải quyết những vấn đề khó khăn về tài chính cho đất nước. Trong cương vị Phó Thủ tướng rồi Thủ tướng trong hai cuộc kháng chiến, đồng chí đã lãnh dạo, quản lý mọi mặt hoạt động của Nhà nước nhằm phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế; huy động sức người, sức của cho kháng chiến, tổ chức tốt công tác chi viện cho tiền tuyến đem lại sức mạnh to lớn cho cuộc kháng chiến, đánh thắng các thế lực xâm lược, thống nhất đất nước.Qua đây chúng ta càng thấy tự hào về Bác một tấm gương sáng ngời cho mọi người noi theo, do vậy các thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cần học tập nhiều hơn nữa ở tấm gương của Bác Hồ, Bác Đồng
CÂU 4 : Ở tỉnh – thành phố của anh (chị) có những di sản vật thể và phi vật thể nào? Anh (chị) hãy giới thiệu về một di sản văn hoá của quê hương mà anh (chị) ấn tượng nhất. Theo anh (chị) cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá đó.
Ở Quảng Nam quê hương em có nhiều di tích, danh lam thắnng cảnh vật thể và phi vât thể trong đó xuất hiện hai di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận.Trong đó có khu di tích Mỹ Sơn mà em yêu thích nhất và em sẽ giới thiệu cho các bạn biết về di sản này. Khu di tích Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.Thánh địa Mỹ Sơn là tổ hợp nhiều đền đài của Vương triều Chăm-pa và là nơi đặt lăng mộ của các vị vua hay Hoàng thân quốc thích Chăm-pa.Thánh địa Mỹ Sơn là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo và Đông Nam Á.
Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ,thâm nghiêm.Nơi đây, vói hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chăm-pa được kết tinh trong những di chứng vật chất trường tồn, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong một thời gian dài suốt chín thế kỉ (từ thế kỉ IV đến XIII), được đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á như Ăng-Co,Pagan,… Bước vào khu di tích niềm ấn tượng của tôi đầu tiên đối với khu di tích đó là sự hiếu khách của người dân Quảng Nam với sự chỉ dẫn chu đáo và giới thiệu về quá trình lịch sử của khu di tích. Đi thăm xung quanh tôi cảm nhận được sự yên lặng, trang nghiêm nơi linh thiêng, được tận mắt nhìn thấy được khung cảnh bên trong đền với nhiều kiến trúc đậm đà bản sắc Cham-pa với các pho tượng thờ thần thánh Chăm-pa xưa và nhiều kỉ vật, tư liệu,hình ảnh của thời đại hình thành nên di tích đó. Mặc dù thời gian và chiến tranh đã tàn phá di tích hết sức nặng nề nhưng những gì còn xót lại ở Mỹ Sơn vẫn đóng lại một vai trò cực kỳ quan trọng trong di sản văn hóa kiến trúc nghệ thuật thế giới.Trước những giá trị nổi bật toàn cầu của một khu di sản văn hóa cần phải được bảo vệ vì lợi ích của cả nhân loại, ngày 4 tháng 12 năm 1999, tại thành phố Marr kesk- nước cộng hòa Marocco, khu di tích Mỹ Sơn
được ghi danh vào di sản văn hóa thế giới của UNESCO. Để bảo tồn và phát huy di sản Thánh Địa Mỹ Sơn cần phải: Bảo tồn và phát huy trước hết là nhà nước phải có cơ chế, chính sách phù hợp, cụ thể cho đặc trưng từng loại di sản. Tăng cường hỗ trợ, tập huấn cho các chuyên gia, các nhân viên, hỗ trợ kinh phí kịp thời cho việc trùng tu khu di tích. Môi trường có tác động không ngừng đến di tích trong đó có những yếu tố của con người làm cho di sản xuống cấp như: phá rừng, chặt cây xanh, xã nước gây lũ, xã nước thải, hiệu ứng nhà kính….. các hành động chạy theo cơ chế thị trường và đô thị hóa dần đánh mất thực tại của di sản
Điều nhức nhối hiện nay là ý thức của một bộ phận người dân, du khách chưa cao. Thường xã rác, khắc chữ, viết bậy, lấn chiếm không gian di sản…..Vì vậy, ngoài tuyên truyền, hướng dẫn, bảo vệ thì chính quyền địa phương cần có chế tài đủ mạnh để răn đe, xứ lý.
Vấn đề phát triển đô thị hóa, thương mại hóa cũng tác động tiêu cực rất lớn đến di sản do đó cần phải có những lộ trình, những vùng đệm để cấm người dân xâm phạm vào di tích.
Tóm lại, trong những ý kiến trên, nhân tố con người và ý thức con người là quan trọng nhất do đó từ lúc bé người lớn phải làm gương, phải đẩy mạnh giáo dục ý thức tôn trọng, bảo vệ di sản.
CÂU 5: Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Anh (chị) hãy cho biết câu thơ trên là của ai ? Nêu ý nghĩa hai câu thơ trên. Theo anh (chị) cần phải làm gì để yêu thích môn lịch sử?
“Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Hai câu thơ trên là của Bác Hồ viết vào thời điểm Nhật-Pháp đang cấu kết với nhau để thống trị nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nên tác phẩm “Lịch sử nước ta” Do Việt Minh tuyên truyền xuất bản bộ đã in và phát hành vào tháng 2 – 1942, tác phẩm viết dưới dạng thể thơ lục bát để nhắc lại bề dày lịch sử nước ta từ ngàn xưa và kêu gọi nhân dân một lòng cùng nhau đứng lên nhất tề chiến đấu giành độc lập tự do cho dân tộc. “Biết sử ta” không chỉ là ghi nhớ một số sự kiện, chiến công của dân tộc, hay còn hơn là ghi nhớ công lao một số vị anh hùng làm nên sự nghiệp to lớn của dân tộc.Không chỉ vậy mà còn phải tìm hiểu: “Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là một nét đẹp trong đạo đức, đạo lý làm người con Việt Nam. Hơn thế nữa đất nước ta đang bước vào thời kỳ mới, một thời kỳ đất nước, một thời kỳ đất nước đang trên đà phát triển sau sự tàn phá của chiến tranh.Thời kỳ của công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi mỗi con người Việt Nam phải có một sự hiểu biết đầy đủ, một trang bị kiến thức đầy đủ mới mẻ hơn về toàn bộ lịch sử Việt Nam từ xưa đến hiện tại.Học môn lịch sử có rất nhiều lợi ích đó là giúp ta tìm hiểu, nghiên cứu và nắm vững được tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc của nền văn hóa Việt Nam, một ý tưởng khoa học cao mang tính thực tiễn sâu sắc.Nhưng trước hết muốn học lịch sử cho tốt chúng ta cần nắm vững được lịch sử của dân tộc ta đó là phải biết được những hiểu biết về nguồn gốc tổ tiên, quá trình đấu tranh giữ nước chống phong kiến phương Bắc, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ rồi từ đó mới giúp chúng ta bồi dưỡng thêm lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, ông bà,
cha mẹ. Không chỉ nắm vững được phương pháp học lịch sử, mà chúng ta còn phải biết cốt lõi, nguồn gốc để dân tộc ta có một trang lịch sử vẻ vang này đó là nhân dân ta có cuộc sống hạnh phúc và đầy đủ như ngày hôm nay phải biết quá trình đấu tranh dựng và giữ nước đầy xương máu, nước mắt và sự hi sinh của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào. Do vậy chúng ta cần phải biết ơn, kính trọng những thế hệ đi trước và nhận thức trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy nét đẹp vốn có của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Từ những việc làm nêu trên ấy thì mới có thể giúp ta hiểu hơn về giá trị cuộc sống và mới có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống hiện tại và đặt cơ sở cho sự phát triển của tương lai.
Để yêu thích môn lịch sử đối với em trước hết đã là người Việt phải ý thức được trách nhiệm của mình là giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử. Muốn vậy cần học, tìm hiểu và biết sâu lịch sử nước nhà. Đồng thời, phải có phương pháp
học, tìm hiểu lịch sử khoa học tùy thuộc vào thời gian, công việc, hoàn cảnh của mỗi người. Như em là học sinh thì phải đọc sách giáo khoa lịch sử và các tài liệu liên quan. Tiếp thu bài giảng của thầy, tích cực phát biểu xây dựng bài trong mỗi tiết học lịch sử. Tìm những bạn có sự yêu thích môn sử để cùng học và chia sẽ… Ngoài ra, em cũng mong các cấp giáo dục suy nghĩ đừng tạo áp lục cho chúng em mỗi khi học sử. Nhất là sách giáo khoa và thi cử luôn bắt chúng em phải học theo khuôn mẫu và em cũng mong nhà trường và các thầy cô dạy sử tổ chức nhiều chuyến tham quan thực tế để tìm hiểu lịch sử, di tích, nhân vật, sự kiện. Nhà trường cũng cần trang bị nhiều hơn các tài liệu, phương tiện dạy và học để đáp ứng nhu cầu học sử, cũng cần tổ chức nhiều hơn nữa những cuộc thi, hội thi hay các bài giảng bằng hình ảnh, video…. Được như vậy em thấy sẽ không còn tình trạng học sinh “sợ” học sử như thực trạng hiện nay.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ
Huyền sử Lạc Long Quân – Âu Cơ sinh trăm trứng, nở trăm con
Huyền sử sự tích dưa hấu – Mai An Tiêm
Hoạt động tại Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng
Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không
Trong 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972, không quân Mĩ đã sử dụng 663 lần chiếc B52 đánh phá miền Bắc
Chiến dịch “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”
Phố Khâm Thiên
Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội
Với tinh thần dám đánh, quyết đánh và biết đánh, ngay đêm đầu của Chiến dịch, quân và dân miền Bắc đã chủ động, vững vàng vào trận. B52 đã bị thiêu cháy ngay trong đêm đầu chúng xúc phạm vùng trời Thủ đô.
Không quân ta sử dụng trực thăng để cơ động Mig-21 tới các sân bay dã chiến, thực hiện chiến thuật đánh từ vòng ngoài. Với chiến thuật này, các phi công Mig-21 đã tiêu diệt 2 máy bay B52 trong 2 đêm 27-28/12/1972.
Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng
Người Học Trò Xuất Sắc Của Bác Hồ
Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không – Không quân ngày 22/12/1972
của
Vào một buổi sáng năm 196… nào đó, Bác Hồ đi từ ngôi nhà sàn của Người sang Phủ Thủ tướng tìm đồng chí Phạm Văn Đồng để trao đổi một vấn đề quan trọng. Lúc đó đồng chí Phạm Văn Đồng đang làm việc tại Văn phòng, tuy cũng nằm trong khu Phủ Chủ tịch nhưng cách xa Phủ Thủ tướng đến vài trăm mét.Một đồng chí bảo vệ vội vã đạp xe ra báo với Thủ tướng. Vội vã quá , đồng chí dùng ngay chiếc ngày chiếc xe đap của đồng chí bảo vệ phóng về gặp Bác. Đồng chí bảo vệ không thể để Thủ tướng rời xa mình, mà lại không có thời gian tìm chiếc xe đạp khác, nên anh đành lập tức chạy bộ theo sau Thủ tướng. Bác Hồ đứng sẵn ở sân chờ đồng chí Phạm Văn Đồng. Khi Thủ tướng vừa xuống xe, chưa kịp chào hỏi gì, Bác đã nói ngay:
- Sao chú không đèo chú bảo vệ đằng sau xe để cùng về, lại để chú ấy chạy bộ?
Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó như chợt nhận ra, vội đáp:
- Xin lỗi Bác.
Đáp vậy, nhưng sau đó đồng chí Phạm Văn Đồng đã suy nghĩ rất kỹ về lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà nghiêm khắt của Bác Hồ. Sáng hôm sau, trong lúc làm việc với một số đồng chí cấp dưới, ông kể lại câu chuyện trên cho mọi người cùng nghe, rồi nói:
- Tôi đã nghĩ về lời của Bác. Lòng nhân ái, thương yêu và kính trọng con người, phải chân thực từ trong tâm của ta, rồi tự nhiên bật ra thành thái độ và hành động, chẳng phải suy nghĩ gì, như là từ bản năng.
Câu chuyện trên đây gợi cho chúng ta một số bài học lớn, có ý nghĩa sâu sắc.”
-Việt Phương kể-
Cuộc trò chuyện giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong năm 1960… nào đó.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: phan nguyễn huy chinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)