Bài dự thi Cong Doan

Chia sẻ bởi Cao Thị Xuyến | Ngày 08/10/2018 | 61

Chia sẻ tài liệu: bài dự thi Cong Doan thuộc Toán học 1

Nội dung tài liệu:

Bài dự thi tìm hiểu
Công đoàn Việt Vam

Họ và tên: Nguyễn Thị Nam
Tổ: Hành chính
Đơn vị công tác:Trường THPT Lạc Long Quân TP Hoà Bình - Tỉnh Hoà Bình

Câu hỏi 1: Đồng chí hãy cho biết, tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Do ai sáng lập?
Trả lời:
Tổ chức Công đoàn sơ khai đầu tiên ở Việt Nam được hình thành vào những năm 1919 - 1925 tại xưởng Ba Son - Sài Gòn, do đồng chí Tôn Đức Thắng sáng lập.
Dưới ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng, tư tưởng Công hội đỏ của tổ chức Thanh niên, từ năm 1926 phong trào công nhân Việt Nam đang tiến tới thành lập chính đảng cách mạng và tổ chức quần chúng rộng lớn của giai cấp công nhân.
Ngay sau khi thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng quyết định thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ vào ngày 28/7/1929 tại số nhà 15 phố Hàng Nón- Hà Nội. Tham dự đại hội có các đại biểu các Tổng Công hội tỉnh và thành phố: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, khu mỏ Đông Triều, Mạo Khê.Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Tổng Công hội đỏ do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Uỷ viên Ban Chấp hành lâm thời Đảng Công sản Đông Dương đứng đầu. Đại hội cũng đã thông qua chương trình, Điều lệ của Công hội đỏ Việt Nam và quyết định cho xuất bản tờ Lao động (số đầu ra ngày 14/8/1929 do chính Nguyễn Đức Cảnh và Trần Học Hải phụ trách). Ban Chấp hành lâm thời còn có các đồng chí Trần Hồng Vân, Trần Văn Các, Nguyễn Huy Thảo và đặc biệt có đồng chí Trần Văn Lan (tức Giáp Cóc), một công nhân ưu tú của phong trào công nhân Nhà máy sợi Nam Định…Việc ra mắt tổ chức Công đoàn đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam ngay lúc đó đã thu hút sự chú ý của Quốc tế Công hội đỏ của Đảng Cộng sản Pháp.Có thể nói, việc thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ có ý nghĩa hết sức to lớn đối với phong trào công nhân Việt Nam. Nó vừa là kết quả tất yếu của sự trưởng thành về chất lượng phong trào công nhân nước ta, vừa là thắng lợi của đường lối công vận của Nguyễn ái Quốc và đảng Cộng sản Đông Dương cũng như của phong trào yêu nước nói chung từ sau tháng 6-1925. Đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu bức thiết về mô hình tổ chức của phong trào công nhân Việt Nam và đánh dấu sự hoà nhập của phong trào công nhân nước ta với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Đại hội V Công đoàn Việt Nam (tháng 2 năm 1983) đã quyết định lấy ngày 28/7/1929, ngày thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ làm ngày truyền thống của Công đoàn Việt Nam. Quá trình hình thành và ra đời của tổ chức Công đoàn Việt Nam gắn liền với tên tuổi và cuộc đời hoạt động của đồng chí Nguyễn ái Quốc(Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam.
Những năm tháng hoạt động trong phong trào công nhân và Công đoàn Quốc tế, Bác đã nghiên cứu hình thức tổ chức Công đoàn ở các nước tư bản, thuộc địa và nửa thuộc địa. Từ đó rút ra kinh nghiệm thực tiễn, đặt cơ sở lý luận và hình thức tổ chức cho Công đoàn Việt Nam.
Trong tác phẩm "Đường Kách mệnhBác viết: "Tổ chức Công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới" .
Có thể nói, trên bước đường đi tới chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, lã
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Thị Xuyến
Dung lượng: 98,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)