Bài dự thi "Chung tay góp sức ứng phó với biến đổi khí hậu" đạt giải nhì tỉnh Bình Định năm 2010
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Phong |
Ngày 11/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: Bài dự thi "Chung tay góp sức ứng phó với biến đổi khí hậu" đạt giải nhì tỉnh Bình Định năm 2010 thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Phước Thuận, ngày 6 tháng 11 năm 2010.
Ba thân yêu!
Mùa lũ vừa qua tràn về miền Trung ruột thịt của mình đã tàn phá biết bao nhiêu ngôi nhà, trường học; lấy đi không biết bao nhiêu tài sản và tính mạng người dân. Lũ đi rồi nhưng nỗi đau còn đó, không biết bao giờ cho vơi: Vẫn còn đó bao cảnh đời bất hạnh, bao con người “màng trời chiếu đất”, bao người mẹ mất con, bao gia đình không còn bàn tay người cha, người mẹ. Mẹ vì lo lắng cho ba đang công tác vùng lũ nên bảo con viết vội lá thư này gửi ba.
Ba yêu dấu!
Đợt công tác lần này của ba thế nào? Viết bài mùa lũ chắc là vất vả lắm ba nhỉ? Ba mẹ con con chỉ mong sao ba sớm hoàn thành công tác để trở về với mẹ con con thôi. Ba vẫn khỏe chứ? Lũ đi rồi là dịch bệnh tái phát đấy, ba ráng giữ sức khỏe nha. Nhớ mặc thêm áo ấm vào, trời trở lạnh rồi. Tụi con và mẹ ở ngoài này vẫn khỏe. Bé thương biết đọc rồi, bố ạ, suốt ngày nhắc tới ba luôn. Ở mình dù lũ không ghé qua nhưng vẫn có ảnh hưởng ba ạ! Thỉnh thoảng lại có vài chuyến mưa nặng hạt vô tình dừng lại để trả khách. Trong những ngày lũ qua, mẹ lo cho ba lắm! Lúc nào cũng bảo con ngóng xem tin tức vùng lũ. Vâng lời mẹ con bật ti vi lên. Ba có biết con đã thấy những gì không? Con đã thấy cảnh một chú bộ đội gồng mình giành giật sự sống với thần chết để cứu một em bé, cõng một cụ già thoát ra một ngôi nhà mà con nước hung dữ đã leo lên hơn một nửa; con đã thấy cảnh những ngôi nhà chìm trong biển nước; những khuôn mặt xơ xác, tiều tụy, đầy lo lắng, bi thương cho cuộc sống ngày mai; những cánh tay cầu cứu đâu đó xuất hiện trên những mái nhà cốt chỉ mong sao có người nhìn thấy; những con trâu, bò hay lợn nằm phơi xác trên đất liền khi lũ rút; những cánh đồng đến mùa chưa kịp gặt bị mất trắng…. Xem những cảnh đó, chắc ta không khỏi thương cảm, ba nhỉ? Con biết rằng đó là những hậu quả do biến đổi khí hậu nhưng không ngờ nó lại ghê ghớm thế. Có lần về thăm ngoại, con đã thấy những con sông, con mương cạn khô trơ đáy, phơi dưới ánh mặt trời đỏ rực một lớp bùn đen đặc màu mà chỉ còn cách dùng máy bơm mới có thể gạn được chút ít nước nhỏ nhoi còn lại cho vào những cánh đồng lúa đang vào thì con gái. Những cánh đồng đó cũng chẳng khá hơn: đất đã khô nứt nẻ cả, những cây lúa ủ rũ, héo hon, vàng vọt một màu chờ mong một cơn mưa rào nặng hạt như đợi tuyết rơi trong những ngày hè. Có tận mắt thấy như thế con mới biết và cảm nhận hết được những lo lắng, vất vả mà người nông dân đã phải chịu đựng khi ông trời không thương, thiên nhiên không thấu. Con còn thấy nhiều lắm, con còn muốn mình phải làm cái gì đó ba ạ nhưng liệu con có thể làm gì đây khi con chỉ là một cá thể nhỏ nhoi trong cái xã hội vô cùng rộng lớn này? Con đã từng nghĩ ra một số những biện pháp phòng chống nạn biến đổi khí hậu nhưng lại chẳng thể làm được gì với hai bàn tay không. Con cần mọi người giúp sức, ba ạ vì quả đất nay là bầu sinh sống của tất cả chúng ta chứ không chỉ là của mấy ông to, bà lớn, mấy người quan chức cấp cao mà cứ trông chờ và phụ thuộc vào họ như mọi người vẫn nghĩ. Con thiết nghĩ rằng: Tại sao con người cứ mãi nghĩ tới các biện pháp phòng tránh, mà không nghĩ đến việc loại bỏ các căn nguyên gây ra nó? Con biết rằng biến đổi khí hậu là do trái đất nóng lên, mà trái đất nóng lên là do tác động của con người. Từ đó suy ra ta chỉ cần sống hòa hợp với thiên nhiên là mọi chuyện sẽ ổn. Thế nhưng xem ra con đã nghĩ quá nông nổi, ba nhỉ vì sự việc không diễn ra như con nghĩ. Con người vẫn ngày ngày tàn phá thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của họ. Vẫn cần thiên nhiên để làm giàu cuộc sống của chính mình mà không hề nghĩ tới tương lai. Và đó chính là nguyên nhân khiến con người ngày ngày đi tìm thêm những biện pháp bảo vệ chính mình khỏi cơn giận dữ của thiên nhiên. Và con đi đến kết luận rằng muốn bảo vệ chính mình thì con người phải thay đổi nhận thức chứ không còn cách nào khác. Những biện pháp phòng chống chỉ là tức thời thôi, còn ý thức mới là cái quyết định ngày mai. Con đã từng có những sáng kiến thế này, ba đọc thử nhé:
Đối với những nơi mà học sinh đến trường bằng
Ba thân yêu!
Mùa lũ vừa qua tràn về miền Trung ruột thịt của mình đã tàn phá biết bao nhiêu ngôi nhà, trường học; lấy đi không biết bao nhiêu tài sản và tính mạng người dân. Lũ đi rồi nhưng nỗi đau còn đó, không biết bao giờ cho vơi: Vẫn còn đó bao cảnh đời bất hạnh, bao con người “màng trời chiếu đất”, bao người mẹ mất con, bao gia đình không còn bàn tay người cha, người mẹ. Mẹ vì lo lắng cho ba đang công tác vùng lũ nên bảo con viết vội lá thư này gửi ba.
Ba yêu dấu!
Đợt công tác lần này của ba thế nào? Viết bài mùa lũ chắc là vất vả lắm ba nhỉ? Ba mẹ con con chỉ mong sao ba sớm hoàn thành công tác để trở về với mẹ con con thôi. Ba vẫn khỏe chứ? Lũ đi rồi là dịch bệnh tái phát đấy, ba ráng giữ sức khỏe nha. Nhớ mặc thêm áo ấm vào, trời trở lạnh rồi. Tụi con và mẹ ở ngoài này vẫn khỏe. Bé thương biết đọc rồi, bố ạ, suốt ngày nhắc tới ba luôn. Ở mình dù lũ không ghé qua nhưng vẫn có ảnh hưởng ba ạ! Thỉnh thoảng lại có vài chuyến mưa nặng hạt vô tình dừng lại để trả khách. Trong những ngày lũ qua, mẹ lo cho ba lắm! Lúc nào cũng bảo con ngóng xem tin tức vùng lũ. Vâng lời mẹ con bật ti vi lên. Ba có biết con đã thấy những gì không? Con đã thấy cảnh một chú bộ đội gồng mình giành giật sự sống với thần chết để cứu một em bé, cõng một cụ già thoát ra một ngôi nhà mà con nước hung dữ đã leo lên hơn một nửa; con đã thấy cảnh những ngôi nhà chìm trong biển nước; những khuôn mặt xơ xác, tiều tụy, đầy lo lắng, bi thương cho cuộc sống ngày mai; những cánh tay cầu cứu đâu đó xuất hiện trên những mái nhà cốt chỉ mong sao có người nhìn thấy; những con trâu, bò hay lợn nằm phơi xác trên đất liền khi lũ rút; những cánh đồng đến mùa chưa kịp gặt bị mất trắng…. Xem những cảnh đó, chắc ta không khỏi thương cảm, ba nhỉ? Con biết rằng đó là những hậu quả do biến đổi khí hậu nhưng không ngờ nó lại ghê ghớm thế. Có lần về thăm ngoại, con đã thấy những con sông, con mương cạn khô trơ đáy, phơi dưới ánh mặt trời đỏ rực một lớp bùn đen đặc màu mà chỉ còn cách dùng máy bơm mới có thể gạn được chút ít nước nhỏ nhoi còn lại cho vào những cánh đồng lúa đang vào thì con gái. Những cánh đồng đó cũng chẳng khá hơn: đất đã khô nứt nẻ cả, những cây lúa ủ rũ, héo hon, vàng vọt một màu chờ mong một cơn mưa rào nặng hạt như đợi tuyết rơi trong những ngày hè. Có tận mắt thấy như thế con mới biết và cảm nhận hết được những lo lắng, vất vả mà người nông dân đã phải chịu đựng khi ông trời không thương, thiên nhiên không thấu. Con còn thấy nhiều lắm, con còn muốn mình phải làm cái gì đó ba ạ nhưng liệu con có thể làm gì đây khi con chỉ là một cá thể nhỏ nhoi trong cái xã hội vô cùng rộng lớn này? Con đã từng nghĩ ra một số những biện pháp phòng chống nạn biến đổi khí hậu nhưng lại chẳng thể làm được gì với hai bàn tay không. Con cần mọi người giúp sức, ba ạ vì quả đất nay là bầu sinh sống của tất cả chúng ta chứ không chỉ là của mấy ông to, bà lớn, mấy người quan chức cấp cao mà cứ trông chờ và phụ thuộc vào họ như mọi người vẫn nghĩ. Con thiết nghĩ rằng: Tại sao con người cứ mãi nghĩ tới các biện pháp phòng tránh, mà không nghĩ đến việc loại bỏ các căn nguyên gây ra nó? Con biết rằng biến đổi khí hậu là do trái đất nóng lên, mà trái đất nóng lên là do tác động của con người. Từ đó suy ra ta chỉ cần sống hòa hợp với thiên nhiên là mọi chuyện sẽ ổn. Thế nhưng xem ra con đã nghĩ quá nông nổi, ba nhỉ vì sự việc không diễn ra như con nghĩ. Con người vẫn ngày ngày tàn phá thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của họ. Vẫn cần thiên nhiên để làm giàu cuộc sống của chính mình mà không hề nghĩ tới tương lai. Và đó chính là nguyên nhân khiến con người ngày ngày đi tìm thêm những biện pháp bảo vệ chính mình khỏi cơn giận dữ của thiên nhiên. Và con đi đến kết luận rằng muốn bảo vệ chính mình thì con người phải thay đổi nhận thức chứ không còn cách nào khác. Những biện pháp phòng chống chỉ là tức thời thôi, còn ý thức mới là cái quyết định ngày mai. Con đã từng có những sáng kiến thế này, ba đọc thử nhé:
Đối với những nơi mà học sinh đến trường bằng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Phong
Dung lượng: 37,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)