Bài Địa lí dành cho địa phương lớp 5
Chia sẻ bởi Cao Minh Sũng |
Ngày 13/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: Bài Địa lí dành cho địa phương lớp 5 thuộc Địa lí 5
Nội dung tài liệu:
4/9/2012
1
CÁC TIẾT DẠY HỌC DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP : 5
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẦM DƠI
PHẦN I: NOÄI DUNG VAØ BAØI HOÏC.
MÔN: ĐỊA LÍ - Lớp 5
CÀ MAU - MÃNH ĐẤT CỰC NAM
1. Vị trí địa lí và giới hạn.
- Cà Mau là một tỉnh cực Nam của Tổ quốc; với ba phía giáp với biển, Cà Mau như một bán đảo. Lãnh thổ gồm hai phần: phần đất liền và vùng biển chủ quyền. Phần đất liền có diện tích 5.211km2, vùng biển chủ quyền gần 100.000km2 trong đó có nhiều đảo.
- Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam, hãy:
+ Chỉ phần đất liền của tỉnh ta.
+ Hãy cho biết phần đất liền của tỉnh Cà Mau giáp với những tỉnh nào?
+ Cho biết biển bao bọc những phía nào phần đất liền của Cà Mau?
+ Kể tên một số đảo của tỉnh ta mà em biết?
- Về hành chính, hiện nay Cà Mau gồm mấy huyện, thành phố? Hãy kể tên các huyện, thành phố đó?
- Với vị trí địa lý ba phần giáp biển nên Cà Mau rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao thông đường thủy, giao lưu với quốc tế và các địa phương khác trong nước.
2. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Cà Mau.
- Cà Mau có khí hậu cận xích đạo, nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ ít thay đổi; với ba phía giáp biển nên khí hậu ôn hòa, ít xảy ra bảo lụt. Khí hậu Cà Mau chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
+ Em hãy nêu đặc điểm khí hậu của Cà Mau ?
- Cà Mau có hệ thống sông, rạch chằng chịt, mật độ cao nhất cả nước. Những sông lớn, nước sâu dẫn phù sa khắp mọi nơi, như sông Cái Tàu, sông Ông Đốc, sông Bảy Háp, sông Cửa Lớn,…
+ Em hãy kể tên một số con sông lớn của tỉnh ta mà em biết ?
- Cà Mau có rừng ngập mặn tập trung chủ yếu ở vùng ven biển các huyện Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển và Đầm Dơi; rừng tràm tập trung chủ yếu ở các huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời. Ngoài ra, tỉnh ta còn có rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh trên các đảo, rừng trông phân tán trong các khu dân cư.
+ Em hãy nêu một số biện pháp bảo vệ rừng ?
- Động vật ở Cà Mau rất phong phú và đa dạng.
+ Hãy kể tên một số động vật hoang dã ở tỉnh ta mà em biết ?
- Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc. Lãnh thổ gồm phần đất liền và vùng biển chủ quyền. Với vị trí hai mặt giáp biển nên thiên nhiên Cà Mau rất phong phú và đa dạng.
CÂU HỎI:
1/ Dựa vào bản đồ, em hãy nêu vị trí, giới hạn của tỉnh ta ?.
2/ Dựa vào bài học và vốn hiểu biết, hãy nêu một số đặc điểm tự nhiên của Cà Mau?.
3.Dân cư Cà Mau.
- Tính đến năm 2005, dân số tỉnh Cà Mau có 1.219.505 người với mật độ dân số trunh bình 234 người/ km2.
- Ba tộc người có số dân đông nhất và có mặt sớm nhất để khai hoang, lập ấp tạo nên mảnh đất Cà Mau là người kinh (Việt), Khmer, Hoa. Ngoài ra còn có người Chăm, Nùng, Thái , Mường…trong đó người kinh có số dân đông nhất, có mặt ở khắp mọi nơi trong tỉnh.
Người Hoa cần cù lao động, rất trọng chữ tín và có tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau trong làm ăn, sinh sống. Trên khắp các huyện thuộc tỉnh Cà Mau đều có người Hoa sinh sống nhưng tập trung đông nhất là thành phố Cà Mau và các thị trấn.
Người khmer ở Cà Mau cần cù lao động. Họ sống thành cụm dân cư hoặc xen với các dân tộc anh em khác ở các huyện, thành phố trong tỉnh.
4. Một số hoạt động kinh tế.
- Nhờ vùng biển rộng lớn, hệ thống sông rạch chằng chịt nên tỉnh ta phát triển mạnh kinh tế thủy sản. Cà Mau có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước.
+ Hãy kể tên các sản phẩm thủy sản, hải sản của tỉnh Cà Mau mà em biết.
- Ngoài ra tỉnh ta còn trồng lúa, hoa màu và các cây ăn trái đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh và chăn nuôi heo, bò, vịt,…
- Cà Mau phát triển các ngành công nghiệp chế biến thủy sản, lương thực, thực phẩm. Hiện nay, tỉnh ta đang xây dựng các khu công nghiệp như khu khí - điện - đạm ở xã Khánh An, huyện U Minh, nhà máy đóng tàu ở huyện Năm Căn…
- Những năm gần đây, Cà Mau đang phát triển mạnh các dịch vụ du lịch nhất là du lịch sinh thái.
+ Kể tên một số khu du lịch của tỉnh Cà Mau mà em biết ?
- Cà Mau gồm ba tộc người chủ yếu, trong đó người Kinh (Việt) có số dân đông nhất.
- Kinh tế Cà Mau có nhiều ngành trong đó thủy sản có vai trò quan trọng. Hiện nay Cà Mau đang xây dựng cụm công nghiệp khí - điện - đạm ở xã Khánh An, huyện U Minh
CÂU HỎI:
1/ Dân cư tỉnh Cà Mau có đặc điểm gì?
2/ Nêu một số hoạt động kinh tế của tỉnh Cà Mau?.
PHẦN II: GỢI Ý SOẠN GIẢNG
CÀ MAU -
MẢNH ĐẤT CỰC NAM
(Tiết 1)
I- MỤC TIÊU.
Học xong bài này, hs:
- Chỉ được vị trí địa lí và giới hạn của tỉnh Cà Mau trên bản đồ.
- Năm được một số đặc điểm tự nhiên (khí hậu, sông ngòi, rừng và động vật) của tỉnh Cà Mau.
- Góp phần giáo dục học sinh thêm yêu mảnh đất Cà Mau; hành động thiết thực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của mình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bản đồ hành chính Việt Nam và một số bản đồ tỉnh Cà Mau cỡ nhỏ (nếu có)
- Tranh về cảnh quan thiên nhiên của tỉnh (nếu có).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
1. Vị trí địa lý và giới hạn:
* HĐ 1: (Làm việc cá nhân hoặc theo cặp).
- Bước 1: Giáo viên treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng, hướng dẫn học sinh xác định vị trí của tỉnh Cà Mau trên bản đồ.
- GV giới thiệu sơ lược về tỉnh Cà Mau (như phần đầu mục 1 trong tài liệu).
Bước 2: GV yêu cầu học sinh quan sát bản đồ, kết hợp vốn hiểu biết trả lời một số câu hỏi do giáo viên nêu.
+ Phần đất liền của Cà Mau giáp với tỉnh nào?
(Kiên Giang và Bạc Liêu).
+ Biển bao bọc những phía nào phần đất liền của Cà Mau?
(Phía đông, phía nam và phía tây).
+ Kể tên một số đảo của tỉnh ta mà em biết?
(đảo Hòn Khoai ở huyện Ngọc Hiển, đảo Hòn Đá Bạc ở huyện Trần Văn Thời…)
+ Về hành chính, hiện nay Cà Mau có mấy huyện, thành phố?
(9 huyện, thành phố là: Thành phố Cà Mau và các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển, U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình).
- GV sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
* Bước 3:
- HS chỉ vị trí, giới hạn của tỉnh Cà Mau trên bản đồ và trình bày kết quả làm việc trước lớp.
* Bước 4:
- GV đặt câu hỏi: Vị trí của tỉnh ta có thuận lợi gì cho việc phát triển kinh tế và đi lại.
Kết luận:
Cà Mau là tỉnh cực Nam của tổ quốc, nằm trên bán đảo Cà Mau. Ba phía giáp biển nên có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế và giao lưu bằng đường biển với quốc tế và các địa phương khác trong nước.
2. Đặc điểm tự nhiên của
Cà Mau.
* HĐ 2: Tìm hiểu về khí hậu, sông ngòi của tỉnh Cà Mau.
Bước 1: GV đặt một số câu hỏi để học sinh tìm hiểu về khí hậu, sông ngòi của tỉnh Cà Mau.
+ Khí hậu Cà Mau có đặc điểm gì?
(nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ ít thay đổi, có hai mùa).
+ Em hãy kể tên một số cơn bảo xảy ra ở Cà Mau gần đây mà em đã được nghe kể hoặc chứng kiến. Theo em con người cần phải làm gì để hạn chế thiệt hại do bão lụt gây ra?
+ Nêu đặc điểm của kênh rạch, sông ngòi của Cà mau?
(Cà Mau có mật độ kênh rạch, sông ngòi như mạng nhện, mật độ cao nhất cả nước).
+ Em hãy kể tên một số con sông lớn của tỉnh ta mà em biết?
Bước 2: GV sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận:
Khí hậu Cà Mau tương đối ôn hòa, gồm mùa mưa và mùa khô. Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh gạch chằng chịt.
HĐ 3: Tìm hiểu về rừng và động vật của tỉnh.
Bước 1: HS dựa vào vốn hiểu biết, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
- Cà Mau có các loại rừng nào? Chúng được phân bố ở đâu?
- Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ rừng.
- Hãy kể tên một số động vật của tỉnh ta mà em biết.
Bước 2: HS trình bày kết quả trước lớp, GV chốt ý hoàn thiện các ý của các câu trả lời của HS.
Kết luận:
Rừng ngập nước ở Cà Mau rất phát triển. Cà Mau có một số khu rừng trở thành khu bảo tồn động, thực vật của cả nước.
* HĐ 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu tranh ảnh về cảnh quan thiên nhiên của tỉnh (nếu có).
* IV/ THÔNG TIN BỔ SUNG.
Cơn bão số 5, có tên quốc tế là linda, đổ bộ vào Bạc Liêu, Cà Mau ngày 2 tháng 11 năm 1997, là cơn bão thế kỷ (cơn bão trước đó xảy ra vào năm 1904). Tuy sức gió không mạnh (cấp 10 đến cấp 11) nhưng đã gây thiệt hại cực kỳ to lớn về người và của. Số người chết 128, số người mất tích 1164, số người bị thương 601, số nhà sập 84.059. Diện tích lúa bị ảnh hưởng 79.072 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng 94.758 ha. Tổng thiệt hại lên đến 2.712 tỷ đồng.
Chân thành cảm ơn !
Hẹn gặp lại !
NỘI DUNG THẢO LUẬN:
- Trình bày thực trạng ở đơn vị trong thời gian qua, việc phổ biến nội dung giảng dạy của những tiết Lịch sử – Địa lí địa phương lớp 4, 5 ?
- Những giải pháp thực hiện ?
- Những ý kiến về việc sử dụng tài liệu tham khảo!
1
CÁC TIẾT DẠY HỌC DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP : 5
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẦM DƠI
PHẦN I: NOÄI DUNG VAØ BAØI HOÏC.
MÔN: ĐỊA LÍ - Lớp 5
CÀ MAU - MÃNH ĐẤT CỰC NAM
1. Vị trí địa lí và giới hạn.
- Cà Mau là một tỉnh cực Nam của Tổ quốc; với ba phía giáp với biển, Cà Mau như một bán đảo. Lãnh thổ gồm hai phần: phần đất liền và vùng biển chủ quyền. Phần đất liền có diện tích 5.211km2, vùng biển chủ quyền gần 100.000km2 trong đó có nhiều đảo.
- Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam, hãy:
+ Chỉ phần đất liền của tỉnh ta.
+ Hãy cho biết phần đất liền của tỉnh Cà Mau giáp với những tỉnh nào?
+ Cho biết biển bao bọc những phía nào phần đất liền của Cà Mau?
+ Kể tên một số đảo của tỉnh ta mà em biết?
- Về hành chính, hiện nay Cà Mau gồm mấy huyện, thành phố? Hãy kể tên các huyện, thành phố đó?
- Với vị trí địa lý ba phần giáp biển nên Cà Mau rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao thông đường thủy, giao lưu với quốc tế và các địa phương khác trong nước.
2. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Cà Mau.
- Cà Mau có khí hậu cận xích đạo, nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ ít thay đổi; với ba phía giáp biển nên khí hậu ôn hòa, ít xảy ra bảo lụt. Khí hậu Cà Mau chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
+ Em hãy nêu đặc điểm khí hậu của Cà Mau ?
- Cà Mau có hệ thống sông, rạch chằng chịt, mật độ cao nhất cả nước. Những sông lớn, nước sâu dẫn phù sa khắp mọi nơi, như sông Cái Tàu, sông Ông Đốc, sông Bảy Háp, sông Cửa Lớn,…
+ Em hãy kể tên một số con sông lớn của tỉnh ta mà em biết ?
- Cà Mau có rừng ngập mặn tập trung chủ yếu ở vùng ven biển các huyện Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển và Đầm Dơi; rừng tràm tập trung chủ yếu ở các huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời. Ngoài ra, tỉnh ta còn có rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh trên các đảo, rừng trông phân tán trong các khu dân cư.
+ Em hãy nêu một số biện pháp bảo vệ rừng ?
- Động vật ở Cà Mau rất phong phú và đa dạng.
+ Hãy kể tên một số động vật hoang dã ở tỉnh ta mà em biết ?
- Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc. Lãnh thổ gồm phần đất liền và vùng biển chủ quyền. Với vị trí hai mặt giáp biển nên thiên nhiên Cà Mau rất phong phú và đa dạng.
CÂU HỎI:
1/ Dựa vào bản đồ, em hãy nêu vị trí, giới hạn của tỉnh ta ?.
2/ Dựa vào bài học và vốn hiểu biết, hãy nêu một số đặc điểm tự nhiên của Cà Mau?.
3.Dân cư Cà Mau.
- Tính đến năm 2005, dân số tỉnh Cà Mau có 1.219.505 người với mật độ dân số trunh bình 234 người/ km2.
- Ba tộc người có số dân đông nhất và có mặt sớm nhất để khai hoang, lập ấp tạo nên mảnh đất Cà Mau là người kinh (Việt), Khmer, Hoa. Ngoài ra còn có người Chăm, Nùng, Thái , Mường…trong đó người kinh có số dân đông nhất, có mặt ở khắp mọi nơi trong tỉnh.
Người Hoa cần cù lao động, rất trọng chữ tín và có tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau trong làm ăn, sinh sống. Trên khắp các huyện thuộc tỉnh Cà Mau đều có người Hoa sinh sống nhưng tập trung đông nhất là thành phố Cà Mau và các thị trấn.
Người khmer ở Cà Mau cần cù lao động. Họ sống thành cụm dân cư hoặc xen với các dân tộc anh em khác ở các huyện, thành phố trong tỉnh.
4. Một số hoạt động kinh tế.
- Nhờ vùng biển rộng lớn, hệ thống sông rạch chằng chịt nên tỉnh ta phát triển mạnh kinh tế thủy sản. Cà Mau có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước.
+ Hãy kể tên các sản phẩm thủy sản, hải sản của tỉnh Cà Mau mà em biết.
- Ngoài ra tỉnh ta còn trồng lúa, hoa màu và các cây ăn trái đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh và chăn nuôi heo, bò, vịt,…
- Cà Mau phát triển các ngành công nghiệp chế biến thủy sản, lương thực, thực phẩm. Hiện nay, tỉnh ta đang xây dựng các khu công nghiệp như khu khí - điện - đạm ở xã Khánh An, huyện U Minh, nhà máy đóng tàu ở huyện Năm Căn…
- Những năm gần đây, Cà Mau đang phát triển mạnh các dịch vụ du lịch nhất là du lịch sinh thái.
+ Kể tên một số khu du lịch của tỉnh Cà Mau mà em biết ?
- Cà Mau gồm ba tộc người chủ yếu, trong đó người Kinh (Việt) có số dân đông nhất.
- Kinh tế Cà Mau có nhiều ngành trong đó thủy sản có vai trò quan trọng. Hiện nay Cà Mau đang xây dựng cụm công nghiệp khí - điện - đạm ở xã Khánh An, huyện U Minh
CÂU HỎI:
1/ Dân cư tỉnh Cà Mau có đặc điểm gì?
2/ Nêu một số hoạt động kinh tế của tỉnh Cà Mau?.
PHẦN II: GỢI Ý SOẠN GIẢNG
CÀ MAU -
MẢNH ĐẤT CỰC NAM
(Tiết 1)
I- MỤC TIÊU.
Học xong bài này, hs:
- Chỉ được vị trí địa lí và giới hạn của tỉnh Cà Mau trên bản đồ.
- Năm được một số đặc điểm tự nhiên (khí hậu, sông ngòi, rừng và động vật) của tỉnh Cà Mau.
- Góp phần giáo dục học sinh thêm yêu mảnh đất Cà Mau; hành động thiết thực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của mình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bản đồ hành chính Việt Nam và một số bản đồ tỉnh Cà Mau cỡ nhỏ (nếu có)
- Tranh về cảnh quan thiên nhiên của tỉnh (nếu có).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
1. Vị trí địa lý và giới hạn:
* HĐ 1: (Làm việc cá nhân hoặc theo cặp).
- Bước 1: Giáo viên treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng, hướng dẫn học sinh xác định vị trí của tỉnh Cà Mau trên bản đồ.
- GV giới thiệu sơ lược về tỉnh Cà Mau (như phần đầu mục 1 trong tài liệu).
Bước 2: GV yêu cầu học sinh quan sát bản đồ, kết hợp vốn hiểu biết trả lời một số câu hỏi do giáo viên nêu.
+ Phần đất liền của Cà Mau giáp với tỉnh nào?
(Kiên Giang và Bạc Liêu).
+ Biển bao bọc những phía nào phần đất liền của Cà Mau?
(Phía đông, phía nam và phía tây).
+ Kể tên một số đảo của tỉnh ta mà em biết?
(đảo Hòn Khoai ở huyện Ngọc Hiển, đảo Hòn Đá Bạc ở huyện Trần Văn Thời…)
+ Về hành chính, hiện nay Cà Mau có mấy huyện, thành phố?
(9 huyện, thành phố là: Thành phố Cà Mau và các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển, U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình).
- GV sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
* Bước 3:
- HS chỉ vị trí, giới hạn của tỉnh Cà Mau trên bản đồ và trình bày kết quả làm việc trước lớp.
* Bước 4:
- GV đặt câu hỏi: Vị trí của tỉnh ta có thuận lợi gì cho việc phát triển kinh tế và đi lại.
Kết luận:
Cà Mau là tỉnh cực Nam của tổ quốc, nằm trên bán đảo Cà Mau. Ba phía giáp biển nên có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế và giao lưu bằng đường biển với quốc tế và các địa phương khác trong nước.
2. Đặc điểm tự nhiên của
Cà Mau.
* HĐ 2: Tìm hiểu về khí hậu, sông ngòi của tỉnh Cà Mau.
Bước 1: GV đặt một số câu hỏi để học sinh tìm hiểu về khí hậu, sông ngòi của tỉnh Cà Mau.
+ Khí hậu Cà Mau có đặc điểm gì?
(nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ ít thay đổi, có hai mùa).
+ Em hãy kể tên một số cơn bảo xảy ra ở Cà Mau gần đây mà em đã được nghe kể hoặc chứng kiến. Theo em con người cần phải làm gì để hạn chế thiệt hại do bão lụt gây ra?
+ Nêu đặc điểm của kênh rạch, sông ngòi của Cà mau?
(Cà Mau có mật độ kênh rạch, sông ngòi như mạng nhện, mật độ cao nhất cả nước).
+ Em hãy kể tên một số con sông lớn của tỉnh ta mà em biết?
Bước 2: GV sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận:
Khí hậu Cà Mau tương đối ôn hòa, gồm mùa mưa và mùa khô. Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh gạch chằng chịt.
HĐ 3: Tìm hiểu về rừng và động vật của tỉnh.
Bước 1: HS dựa vào vốn hiểu biết, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
- Cà Mau có các loại rừng nào? Chúng được phân bố ở đâu?
- Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ rừng.
- Hãy kể tên một số động vật của tỉnh ta mà em biết.
Bước 2: HS trình bày kết quả trước lớp, GV chốt ý hoàn thiện các ý của các câu trả lời của HS.
Kết luận:
Rừng ngập nước ở Cà Mau rất phát triển. Cà Mau có một số khu rừng trở thành khu bảo tồn động, thực vật của cả nước.
* HĐ 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu tranh ảnh về cảnh quan thiên nhiên của tỉnh (nếu có).
* IV/ THÔNG TIN BỔ SUNG.
Cơn bão số 5, có tên quốc tế là linda, đổ bộ vào Bạc Liêu, Cà Mau ngày 2 tháng 11 năm 1997, là cơn bão thế kỷ (cơn bão trước đó xảy ra vào năm 1904). Tuy sức gió không mạnh (cấp 10 đến cấp 11) nhưng đã gây thiệt hại cực kỳ to lớn về người và của. Số người chết 128, số người mất tích 1164, số người bị thương 601, số nhà sập 84.059. Diện tích lúa bị ảnh hưởng 79.072 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng 94.758 ha. Tổng thiệt hại lên đến 2.712 tỷ đồng.
Chân thành cảm ơn !
Hẹn gặp lại !
NỘI DUNG THẢO LUẬN:
- Trình bày thực trạng ở đơn vị trong thời gian qua, việc phổ biến nội dung giảng dạy của những tiết Lịch sử – Địa lí địa phương lớp 4, 5 ?
- Những giải pháp thực hiện ?
- Những ý kiến về việc sử dụng tài liệu tham khảo!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Minh Sũng
Dung lượng: 2,03MB|
Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)