Bài : chủ nghĩa hiện thực ( tham khảo )

Chia sẻ bởi Trương Thị Thúy Duy | Ngày 10/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài : chủ nghĩa hiện thực ( tham khảo ) thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

I-Khái niệm
Trào lưu văn học nghệ thuật lấy hiện thực xã hội và những vấn đề có thực của con người làm đối tượng sáng tác nhằm cung cấp cho người đọc những bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trường xã hội xung quanh.
II-Biểu hiện của chủ nghĩa hiện thực trong văn học
1.Biểu hiện của chủ nghĩa hiện thực đối với thế giới
2.Chủ nghĩa hiện thực(phê phán) trong nền văn học Việt Nam
3.Các nhà văn hiện thực (phê phán) của nền văn học Việt Nam và thế giới
Trong văn học, những tác phẩm có tính chất hiện thực và giá trị hiện thực đã xuất hiện từ lâu trước khi có CNHT. Nhưng CNHT với tư cách một trào lưu,một phương pháp hoàn thiện chỉ xuất hiện vào thế kỉ 19,trước hết ở các nước như Pháp,Anh,Italia,Nga.
Từ đó ảnh hưởng đến văn học các nước trên thế giới.
Từ "réalisme" xuất hiện lần đầu tiên ở Pháp trên tạp chí "Mercure de France" (1826) và nhà lí luận Pháp Săngflơry (J. H. Champfleury) là người đã dùng từ này để viết một bài tiểu luận đầu tiên có tính chất lí luận về CNHT (1857).
CNHT hết sức chú ý đến những tư liệu, dữ kiện có thật ở trong đời sống và đã dùng chúng như những chất liệu nghệ thuật để xây dựng cốt truyện, các nhân vật, các tính cách, các hiện tượng tâm lí, với nghệ thuật khái quát và điển hình hoá cao và nghệ thuật phân tích tư tưởng, tâm lí sâu sắc.
=> Nhiều nhà văn hiện thực đã sáng tạo ra được những nhân vật điển hình mang dấu ấn rất đậm của xã hội và thời đại đương thời.
Do khuynh hướng phanh phui, phê phán các biểu hiện xấu xa, tiêu cực trong đời sống xã hội tư sản hoặc nửa tư sản, nửa phong kiến, CNHT trong thời kì này được mệnh danh là "CNHT phê phán".
 Chủ nghĩa hiện thực phê phán ra đời.
Trong văn học Việt Nam,những tác phẩm như "Truyện Kiều","Chinh phụ ngâm","Cung oán ngâm khúc","Lục Vân Tiên",thơ Hồ Xuân Hương,Nguyễn Khuyến,Tú Xương đều tiêu biểu cho khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa.
Đó là những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống ở các thời đại, chứa đựng những hi vọng và ước mơ của con người trong cuộc đấu tranh cho tự do, hạnh phúc, phơi bày một cách chân thật hiện thực khách quan của cuộc sống.
Khoảng 1930 cho đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, khuynh hướng hiện thực mà thời ấy gọi là "tả chân" hay "tả thực" mới hình thành và phát triển thành một trào lưu trong văn học. Tuy xuất hiện chậm nhưng văn học hiện thực phê phán Việt Nam cũng có mặt mạnh.
Đại bộ phận các nhà văn theo trào lưu này đều có tinh thần dân tộc,mặc dù chế độ kiểm duyệt của thực dân Pháp rất khắt khe.
 Các tác phẩm của họ cũng đã vạch ra được nỗi thống khổ và nhục nhã của những người dân nghèo nông thôn và thành thị sống dưới ách bóc lột, áp bức của bọn thực dân,quan lại, cường hào,tư sản
3.1.Các nhà văn hiện thực Việt Nam
Những nhà văn hiện thực như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Trần Tiêu, Bùi Hiển,… đã để lại những tác phẩm được ngày nay đánh giá cao. Chí Phèo, Xuân tóc đỏ, Nghị Hách, chị Dậu, anh Pha... là những nhân vật nổi tiếng trong văn học hiện thực Việt Nam.
3.2.Các nhà văn hiện thực của thế giới
Balzac với bộ Tấn trò đời - phản ánh cái thiện, cái ác trong xã hội,qua đó Balzac mong mỏi cải tạo xã hội lúc bấy giờ ngày càng tốt đẹp hơn,
Honoré de Balzac (1799–1850) là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19
Leptonxtoi với Chiến tranh và Hòa bình - Đây là tác phẩm phản ánh một giai đoạn bi tráng của toàn xã hội Nga, từ giới quý tộc đến nông dân, trong thời đại Napoléon, và được coi là một trong hai kiệt tác chính của Leptonxtoi (tác phẩm thứ hai là Anna Karenina)
Lep tonxtoi (1828- 1910)
M.Gorki với Thời thơ ấu – tác phẩm là tuổi thơ của nhà văn ,là chuỗi ngày nghiệt ngã bên cạnh người ông nghiêm khắc, chỉ biết dùng những hình phạt và những đòn roi, những người cậu không biết yêu thương, và hay gây gổ, cuộc sống nghèo khó của người dân Nga
Maksim Gorky (1868-1936)
III-CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC THỂ HIỆN Ở NHIỀU KHÍA CẠNH
1.Chủ nghĩa hiện thực trong hội họa
2.Chủ nghĩa hiện thực trong điêu khắc
3.Chủ nghĩa hiện thực trong nhiếp ảnh
4.Biểu hiện của chủ nghĩa hiện thực trong nền nghệ thuật Việt Nam
Trong hội hoạ, ở các nước phương Tây, CNHT đã đạt được những thành tựu cao với những danh hoạ như Cuôcbê, Man, Vanmuylơ, Ghinan,vv. Cuôcbê đã vẽ nhiều bức tranh nổi tiếng về đời sống nông thôn với những nhân vật nông dân quen thuộc, vẽ tranh phong cảnh, tranh chân dung, tranh tĩnh vật với những đường nét dứt khoát, chính xác (x. Xu hướng hiện thực).
Trong điêu khắc, CNHT biểu hiện ở những nét chạm khắc rất tỉ mỉ, chi tiết, giống hệt như những người mẫu.Ở Việt Nam, trong lĩnh vực mĩ thuật nói chung (hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc), HTCN đã xuất hiện từ đầu thế kỉ 17, 18, hoà lẫn với những nét biểu trưng huyền thoại ,lãng mạn rất tinh tế
-> Làm cho các công trình mĩ thuật rất gần gũi với thiên nhiên, con người, thời đại, đồng thời làm nổi lên được cái chất triết lí và niềm khát vọng của con người ở từng thế kỉ.
Nhiếp ảnh hiện thực đã tạo nên phương pháp nghệ thuật riêng. Về chức năng, nó mang chất phê phán. Stiglit (A. Stieglitz; Hoa Kì) là người đầu tiên chụp cảnh lao động đói khổ trong xã hội Hoa Kì, những con người bỏ Châu Âu sang Châu Mĩ kiếm ăn trên các boong tàu đại dương.
Đmitơriep chụp những người tù ở Xibia ,cảnh nông dân phá sản đói rách ở bên bờ sông Vonga dưới chế độ quân chủ. Phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa ngày càng phát triển khi nhiều nhà nhiếp ảnh tiên phong đi theo xu hướng phóng sự: đưa con người vào trung tâm cuộc sống.
Ống kính đưa sự thật lên hàng đầu, chụp tại chỗ sự kiện xảy ra, tạo nên những bức ảnh mang ý nghĩa xã hội phục vụ kịp thời cuộc sống. Ở Việt Nam, nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Võ An Ninh là người đã đặt nền móng cho CNHT trong nhiếp ảnh từ trước Cách mạng tháng Tám.
Những bộ ảnh của Võ An Ninh về cảnh chết đói của nhân dân dưới sự thống trị của đế quốc Pháp - Nhật đã đi vào lịch sử của nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
Ở Việt Nam, vào cuối thế kỉ 18, nửa đầu thế kỉ 19, tính hiện thực đã bộc lộ rõ nét trong các trò diễn chèo, phản ánh số phận bi thảm của những người phụ nữ, sự phản kháng của người nông dân dưới chế độ áp bức của phong kiến (trò Quan Âm Thị Kính, trò Kim Nham, trò Từ Thức...).
Đầu thế kỉ 20, trong những "Trận cười" (chèo cải lương 1924 - 30) soạn giả Nguyễn Đình Nghị đã đi vào chủ nghĩa hiện thực, miêu tả một cách sắc bén và sinh động lối sống tiêu cực, không lí tưởng, cầu an hưởng lạc của giai cấp tiểu tư sản đô thị đương thời.
IV-Tóm tắt lại
Nói chung, về mặt nhận thức lí luận, không nên quan niệm có một CNHT thuần tuý - li khai hẳn với các phương pháp sáng tác khác.
Trong văn học, nghệ thuật, CNHT đã sử dụng những yếu tố lãng mạn, kì ảo
Vd: Trong một số tác phẩm của Banzăc như "Miếng da lừa“ những yếu tố huyền diệu (như trong "Trăm năm cô đơn" của Gacxia Mackêt (G. Garcia Marquez ).
Ngược lại, có những tác giả sử dụng những biện pháp sáng tác dựa vào cái kì ảo và kinh dị nhưng tác phẩm lại mang xu hướng hiện thực .
Vd: Nguyễn Dữ, Bồ Tùng Linh,…
Trong nghệ thuật sân khấu phương Tây cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20,CNHT biểu hiện qua ba trường phái sau:
1)Trường phái Ăngtoan theo khuynh hướng tự nhiên chủ nghĩa, chủ trương tái hiện trên sân khấu những cảnh sinh hoạt thực y như ngoài đời.
2) Trường phái Xtanixlapxki theo khuynh hướng hiện thực tâm lí với thể hiện kĩ thuật biểu diễn mang tên ông.
3) Trường phái Mâyeckhôn theo khuynh hướng hiện thực ước lệ, lập ý từ nguồn cảm hứng trước nghệ thuật sân khấu phương Đông với hệ thống động tác "cơ - sinh lí" nổi tiếng.
Cả ba trường phái đều ảnh hưởng lớn tới nghệ thuật sân khấu phương Tây thế kỉ 20.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Thúy Duy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)