BÀI BÁO CÁO VỀ VĂN BẢN_KHOA NGỮ VĂN_ĐH ĐỒNG THÁP/HP:NPTV

Chia sẻ bởi Phan Minh Nghĩa | Ngày 21/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: BÀI BÁO CÁO VỀ VĂN BẢN_KHOA NGỮ VĂN_ĐH ĐỒNG THÁP/HP:NPTV thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN
I. ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN BẢN
1.Mô hình khái quát về văn bản
2. Mô hình về đặc trưng văn bản
1.1. Khái niệm văn bản
1.2. Phân loại
2.1. Các đặc trưng của văn bản
2.2. Bài tập vận dụng
II. KẾT CẤU VĂN BẢN
1. Các kiểu dạng văn bản
2. Bài tập vận dụng
1.1.Khái niệm “Văn bản” (test)
Văn bản là toàn bộ những sản phẩm của lời nói, được thể hiện lên trên bất kì những sự vật nào nhằm lưu giữ những sản phẩm tinh thần của loài người nhằm mục đích truyền tải các giá trị tinh thần đó trong cộng đồng.
- Nghĩa rộng:
- Nghĩa hẹp:
Văn bản là một quảng viết hay phát ngôn , lớn hoặc nhỏ mà do cấu trúc, đề tài- chủ đề hình thành nên một đơn vị, loại như một truyện kể, một bài thơ , một đơn thuốc, một biển chỉ đường,…
ĐẶC TRƯNG VĂN BẢN
1. Mô hình khái quát văn bản
Văn bản được hiểu theo nghĩa văn học được coi như một tài liệu viết thường đồng nghĩa với sách
Văn bản bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
1.2. Phân loại:
1.2.1. Phân loại văn bản theo khuôn hình
Văn bản
Văn bản có khuôn
hình cố định, cứng
nhắc(công vụ hành
chính, ngoại giao,
quân sự,kinh tế,…cụ
thể là các công văn
đơn từ, tờ khai,
điều lệnh,…)
Văn bản có khuôn
hình linh hoạt

Văn bản có
khuôn hình
thường dùng
(Luận thuyết,
miêu tả)
Văn bản có
khuôn hình
tùy chọn
(văn học
nghệ thuật)
1.2.2. Phân loại văn bản theo phạm vi lĩnh vực
VĂN BẢN(VIẾT)
VĂN BẢN
KHOA HỌC
TỰ NHIÊN
VĂN BẢN
KHOA HỌC
XÃ HỘI
2. Mô hình đặc trưng văn bản
2.1 Các đặc trưng văn bản
ĐẶC TRƯNG
VĂN BẢN
2.1.5. Tính định biên
2.1.1.Tính có đích/
Hướng đích
2.1.4.Tính tuyến tính
2.1.3. Tính mạch lac,
Liên kết
2.1.2.Tính thống nhất
2.1.1 Tính có đích/ hướng đích

- Tức là đề cập đến chức năng của văn bản trong những điều kiện cụ thể, mục đích của người tạo văn bản nhằm hướng tới một hành động nào đó (sai khiến, hỏi, nhận định , phủ định, trình bày, mời, chào, cám ơn,…).
- Tính hướng đích của văn bản gắn trực tiếp với chức năng cơ bản của ngôn ngữ: chức năng giao tiếp.

Ví dụ 1:
Lời người phụ nữ nói với người yêu, mục đích khẳng định tình yêu, lòng sắc son chờ đợi.

Đôi tay cầm đôi ống tơ
Dù năm ba mối vẫn chờ mối anh
Ví dụ 2:
Lời người vợ nói với chồng nhằm khuyên bảo, thuyết phục anh từ bỏ cờ bạc, tu thân.
2.1.2. Tính thống nhất giữa đề tài- chủ đề
- Mỗi văn bản là một nhất thể, có đời sống riêng. Hệ thống các đề tài trong bộ phận văn bản đều hướng tới một đề tài lớn có tính xác định làm thành nội dung trong văn bản. Chính việc tạo ra đề tài –chủ đề xácđịnh cho văn bản còn được gọi là đã tạo ra tính thống nhất của văn bản.
Anh ơi anh ở lại nhà
Thôi đừng cờ bạc nữa mà hư thân
Tham chi những của phù vân
Lỡ ra công nợ nhiều phần xấu xa

Ví dụ:
Truyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) có nhiều đề tài nhỏ: chuyện bắt lính thời phong kiến, bi kịch gia đình, thần tiên tái thế, giải oan rửa tội.
Nhằm bật lên chủ đề lớn: bi kịch số phận người phụ nữ thời phong kiến.
Ca dao: Hoa thơm, thơm lạ thơm lùng
Thơm cây đến rễ, người trồng cũng thơm
Tác giả nói chuyện hoa thơm, cây thơm, rễ thơm để qua đó đề cập đến người con gái đẹp
2.1.3 Tính mạch lạc - liên kết

Mạch lạc: là sự thống nhất về nội dung (đề tài- chủ đề). Mạch lạc có thể sử dụng các phương tiện liên kết để diễn đạt nội dung.

Ví dụ:
Lớp tôi thực hành
Là văn bản mạch lạc về nội dung (trần thuật) và liên kết chặt chẽ (kết cấu có đủ chủ- vị)
2.1.4. Tính tuyến tính
Văn bản được thể hiện bằng sự nối tiếp tuyến tính của nhiều câu – phát ngôn ( các đơn vị trong văn bản).
Ví dụ:
Một bài thơ thất ngôn bát cú đường luật được thể hiện theo một trình tự kết cấu (đề, thực, luận, kết) tương tự với đó, nội dung cũng được triển khai từ nêu vấn đề, mở đề, giải quyết, kết thúc.
2.1.4. Tính định biên
Đặc trưng này giúp phân biệt với những văn bản khác khi mhiều văn bản được tập hợp lại.
Văn bản nói được xác định bằng biên giới thời gian nói, bằng quảng ngắt giữa các lới.
Văn bản viết luôn có biên giới trái-phải (đầu vào- đầu ra) và nhờ đó mà có tính kết thúc tương đối.
Ví dụ:
Truyện kể: “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
Có mở đầu truyền thống: giới thiệu nhân vật, tên tuổi, quê quán (đầu vào).
Kết thúc có hậu (biên độ rõ ràng), thể hiện quan điểm tình thương, lòng nhân đạo . Kết thúc bằng một câu trần thuật: “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mở dần rồi biến mất”.
2.2 Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Phân tích các đặc trưng của văn bản trong bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương
d. Tính tuyến tính:
-Lời thơ được thể hiện theo một trình tự từng lời đến từng đoạn lời, đến toàn văn bản.
-Đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt

-Lời phát ngôn: có 4 phát ngôn

Bánh trôi nước
a.Tính có đích/ hướng đích
- Mục đích phụ: Giới thiệu, miêu tả bánh trôi nước với mọi người
- Mục đích chính: Giới thiệu về thân phận nổi chìm của người phụ nữ, qua đó khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.
b. Tính thống nhất giữa đề tài- chủ đề
Đề tài: Viết về người phụ nữ
- Chủ đề: Thương cảm với số phận bảy nổi ba chìm và khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.
c. Tính mạch lạc, liên kết:
Mạch lạc: Có sự thống nhất giữa đề tài- chủ đề
Liên kết: Các phần văn bản được nối theo một trình tự các sự kiện.ý thơ.
e. Tính định biên:
Đầu vào: Câu thơ thất ngôn đầu tiên “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
-Đầu ra: Câu thơ thất ngôn cuối cùng “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Bài tập 2: Phân tích các đặc trưng của văn bản sau:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
(ca dao)
a.Tính có đích/hướng
đích:
-Mục đích phụ:Miêu tả, giới thiệu
hoa sen
-Mục đích chính:ca ngợi con người
với bản lĩnh sống đẹp
b.Tính thống nhất giữa đề
tài-chủ đề
-Đề tài:Hoa sen,con người
-Chủ đề: Vẻ đẹp của hoa sen
và con người trước môi trường
sống
c.Tính mạch lạc-liên kết:
-Mạch lạc:Thống nhất giữa đề
tài-chủ đề
-Liên kết: Đây là những câu thơ lục
bát được trình bày theo trình tự
câu lục trước rồi đến câu bát
d.Tính tuyến tính:
-Các câu được trình bày
theo một trình tự câu lục
đến câu bát đến toàn bộ
vb.
- Có 4 phát ngôn
e.Tính định biên:
-Đầu vào: Là câu lục
“Trong đầm gì đẹp bằng
sen”
-Đầu ra: là câu bát
“Gần bùn mà chẳng hôi
tanh mùi bùn”
Bài tập 3: Phân tích các đặc trưng của văn bản trong truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”(Ngữ văn 10T1)
Nhưng nó
phải bằng
hai mày
Tính có đích/hướng đích:
-Mục đích chính:Vạch trần
thói ăn hối lộ của quan lại.
-Mục đích phụ:tạo ra tiếng
cười châm biếm.

b.Tính thống nhất giữa
đề tài-chủ đề:
-Đề tài:Nói về quan lại và
bọn xử kiện
-Chủ đề:Thói ăn hối lộ
của quan lại
c.Tính mạch lạc-liên
kết:
-Mạch lạc:Thống nhất giửa
đề tài-chủ đề
-Liên kết:Các phần văn bản,
các lời kể của câu được nối
theo một trình tự sự kiện.

d.Tính tuyến tính: Các lời được
thể hiện theo một trình tự từng
lời đến từng đoạn lời hay toàn bộ
vb.
-Cấu trúc câu tồn tại: “có một ông
quan…”
-Có 10 phát ngôn(mở có 1 pn, thân
có 7pn, kết có 2pn)

e.Tính định biên:
-Đầu vào: là lời giới thiệu
“Ngày xưa”
-Đầu ra: không xác định
Bài tập 4: Phân tích các đặc trưng của văn bản trong truyện cười “Tam đại con gà”
Tam đại con gà
a.Tính có đích/
hướng đích
Mục đích chính:
Chế giễu những
người dốt hay nói
chữ
Mục đích phụ:
Tạo ra tiếng cười
thư giản, giải trí
b.Tính thốngnhất
giữa đề tài – chủ
đề:
Đề tài:Thầy đồ,
học trò dốt không
chịu học đến nơi,
đến chốn và việc
việc hay nói chữ
Chủ đề:Thói dốt
mà hay nói chữ



c.Tính mạch lạc
liên kết:
Mạch lạc:Có sự
thống nhất giũa
đề tài-chủ đề
Liên kết: Các
phần của văn bản,
lời kể của câu
chuyện được nối
theo một trình tự
sự kiện



d.Tính tuyến tính
Các lời kể thể hiện
theo một trình tự
từng lời rồi đến từng
đoạn hay toàn bộ vb
-Cấu trúc câu tồn tại
“có anh học trò…”
-Có 16 phát ngôn(mở
có 2 pn, thân có 11pn,
kết có 3 pn)

e.Tính định biên
-Đầu vào: Là lời
giới thiệu”Ngày
xưa…”
-Đầu ra: Không
xác định được
phần kết
thúc
II. KẾT CẤU VĂN BẢN
1. Các kiểu dạng văn bản:
Kết cấu văn bản
(có tiêu đề)
Văn bản dạng đầy đủ
Văn bản dạng không đầy đủ
Mở
Tiêu đề
Thân
Kết
Tiêu đề
Mở
Thân
Tiêu đề
Thân
Kết
Tiêu đề
Mở
Thân
Thân
Tiêu đề
Kết
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Mô hình kim tự tháp
Mô hình thiết trụ
Mô hình viên kim cương
Kết cấu văn bản
(Không có tiêu đề)
Mở
Thân
Kết
Mở
Thân
Thân
Kết
Thân
Mô hình kim tự tháp
Mô hình thiết trụ
2. Bài tập vận dụng :
Bài tập 1: Phân tích kết cấu văn bản trong bài đọc thêm “Chu Văn An-nhà sư phạm mẫu mực”(trang 172 Ngữ văn 10 T1)
Bài giải: Đây là văn bản dạng đầy đủ (mô hình viên kim cương)
Tiêu đề
Mở
Kết
Thân
Đề tài : chỉ đối tượng “Chu Văn An”
Chủ đề :ca ngợi người thầy giáo với tính cách “nhà sư phạm mẫu mực”.
“Chu Văn An-nhà sư phạm mẫu mực”
- Đặt theo lối kết hợp giữa đề tài và chủ đề.
- Đặt theo lối trực tiếp
Gồm 3 đoạn nhỏ
+Đoạn 1:giới thiệu lúc ông còn trẻ
+Đoạn 2: lúc ông sống trong thời đại vua Trần Nhân Tông
+Đoạn 3:Hoạt động của người thầy giáo Chu văn An
- Sự kết thúc:là nêu khái quát cao hơn về Chu văn An:mọi người đều tưởng nhớ và biết ơn ông.Tài đức của ông được người ta biết đến lúc còn sống và kính phục cả khi ông qua đời
Bài tập 2: Phân tích kết cấu văn bản “Mùa xuân của tôi”(trang 173 SGK Ngữ văn 7T1)
Bài giải : Đây là dạng không đầy đủ ( mô hình kim tự tháp )
Tiêu đề
Thân
Mở
“Mùa xuân của tôi”
-Đặt theo đề tài
Đăt theo lối trực tiếp
-Triển khai phần mở bài
-Gồm 9 đoạn nhỏ triển khai từ những luận điểm phần mở đưa ra
-Đề tài là mùa xuân
-Ngắn gọn , định hướng cho việc triển khai phần thân tiếp theo
Bài tập 3: Phân tích kết cấu của văn bản trong bài “Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự”(trang 73 Ngữ văn 10 T1)
Bài giải: Đây là dạng không đầy đủ không có phần kết(mô hình thiết trụ)
Tiêu đề
(Miêu tả và biểu cảm trong
văn tự sự)
Kết quả
cần đạt
Thân
I.Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự(1,2,3,4)
II.Quan sát,liên tưởng,tưởng tượng đối với việc miêu và biểu cảm trong văn tự sự(1,2.3)
Ghi nhớ
(liên văn bản)
(liên văn bản)
CHƯƠNGII: MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
I. Khái niệm “Mạch lạc”(Coherence)
Mạch lạc là mạng lưới của các quan hệ về đề tài- chủ đề, lôgic trong văn bản. Từ đó làm nên tính chỉnh thể(unit) của văn bản.
II. Các phương diện của mạch lạc:
Đề tài
Chủ đề
Lôgic
1.Đề tài: Xem tổ chức trong
văn bản người ta xét đến
đề tài được đề cập. Đề tài
này xuất hiện trực tiếp(để
duy trì đề tài), gián tiếp(để
khai triển đề tai-> Ta
Có thể thấy được cách tổ
chức nội dung trong vb,thấy
được dụng ý nghệ thuật
“điểm nhãn”(điểm nhìn)
Các phương diện của mạch lạc
2.Chủ đề: Là hệ thống
của các vấn đề được đề
cập trong vb tức là xét
đến sự vận động chủ đề
trong toàn bộ vb.Cũng
hiện 2 cách: duy trì
và khai triển
3.Lô gic: Là cách trình
bày đề tài, chủ đề (nội
dung trong vb theo
những quy luật nhất
định hoặc theo sự
vận động phát triển
một cách khách quan
hoặc theo sự vận động
phát triển một cách chủ
quan
Bài tập 1: Phân tích các phương diện của mạch lạc trong văn bản “Bến Hồ và làng tranh”(Nguyễn tuân)-SGK T1.trang 166
Bài giải:
Đề tài
câu
Chủ đề
Lôgic
1
2
3
4
5
Duy trì
Khai triển
Khai triển
Duy trì
-Tôi, yêu, bến đò Hồ, bờ sông Đuống
-Bến Hồ, Làng Hồ, tranh tết
Tôi,tranhlợn,lợn,gà,chuột,ếch, cây dừa, tố nữ, truyện cổ tích, làng Hồ
Tết, chiếu,tranh làng Hồ, lề phố Hà Nội,tôi, nghệ sĩ tạo hình, cuộc sống, cách nhìn
Cuộc đời trồng trọt,chăn nuôi,khắc tranh lộn gáy,vẽ đàn gà con,đàn gà mẹ
Tình cảm gắn bó của tôi với cảnh vật
Cảnh vật
Sự phong phú của tranh Đông Hồ
Tình cảm gắn bó
Lòng biết ơn đối với nghệ sĩ
Tình yêu mến và sự gắn bó chân thành
Chủ quan
Chủ quan
Chủ quan
Chủ quan
Chủ quan
Duy trì
Bài tập 2: Phân tích các phương diện của mạch lạc trong văn bản “Bảo kính cảnh giới”-Nguyễn Trãi-SGK T1 trang 160
Bài giải
Đề
Thực và luận
Kết
Phần
Đề tài
Chủ đề
Lôgic
Duy trì
Duy trì
Khai triển
Khai triển
Chủ quan
Chủ quan
Chủ quan
Cuộc sống thanh nhàn gắn bó với quê hương
Tình yêu thiên nhiên và cuộc sốnglao động bình dị, an nhàn
Ước mong về một nền hòa bình và một cuộc sống no đủ cho dân, cho nước
Mùa hè
Cảnh sắc tiêu biểu cho mùa hè
Ngu cầm, đàn,dân giàu ,đủ , đòi phương
Thạch lựu ,hiên,hồng liên trì,thức đỏ,mùi hương,chợ cá,làng ngư phủ,cầm ve,bầu, tịch dương
Hóng mát,ngày thường,hòe lục,tán giương
CHƯƠNG III: LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
I. KHÁI NIỆM “LIÊN KẾT”
II. CÁC PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT
III. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT
I. Khái niệm “Liên kết”
-Liên kết là mạng lưới của các quan hệ ,của các đơn vị trong văn bản(câu, đoạn, phần, chương, mục, tiểu mục), được thể hiện thông qua các phương tiện hình thức của ngôn ngữ trong việc biểu đạt các ý nghĩa của văn bản
* Do chỗ sự liên kết bao giờ cũng đặt trên cơ sở ý nghĩa và do quan hệ ý nghĩa chi phối nên trong tổ chức văn bản, quan hệ ý nghĩa đó phải được diễn đạt bằng các phương tiện hình thức của ngôn ngữ gọi chung là phương thức liên kết.
II. Các phương thức liên kết (phép liên kết)
Các phương thức liên kết
(phép liên kết)
Ph.thức lk liên hợp
Ph.thức lk phụ thuộc
Ph.lặp
Theo tính chất các
quan hệ liên kết
Ph.thức lk chung
Ph.thức lk riêng
Theo phạm vi các
yếu tố liên kết
Ph.
tỉnh
lược
Ph.thế
đồng
nghĩa
Ph.liên
tưởng
Ph.nối
Ph.tuyến
tính
Ph.đối
Ph.thế
đại từ
Mô tả các phương thức liên kết chung
1. Phép lặp
Lặp ngữ âm
(lặp lại các yếu tố
thuộc ngữ âm)
Lặp từ vựng
(lặp lại các yếu
tố thuộc từ vựng)
Phép lặp là việc dùng lại trong câu kết yếu tố đã có mặt trong câu chủ đề, để tạo liên kết giữa hai câu
Lặp ngữ pháp
(lặp lại các yếu tố
thuộc ngữ pháp)
VD1: “Ai làm cho bể kia gầy Cho ao kia cạn cho gầy cò con”
VD2:Chí Phèo chửi hắn. Vợ hắn thấy Chí Phèo thở ra mùi rượu, và biết rõ đầu đuôi món nợ,lấy năm mươiđồng bạc giấu chồng đưa cho người nhà đi theo Chí Phèo.
(Chí Phèo-Nam Cao)
VD3:Cơm xong, Minh trở về buồng nằm xem báo. Anh chưa đọc hết nửa trang báo thì nghe tiếng gọi ngoài cử
VD1:Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
(Thu điếu-Nguyễn Khuyến)
VD2:Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng lên thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.(Thép Mới)
VD1:Hạnh phúc màu hoa huệ
Nhớ nhung màu hoa lan
Biệt li màu rách xé
Khổ đau đâu có màu.
(Màu-Chế Lan Viên)
=>Theo khuôn hình: D -màu-D
VD2: Đòn gánh có mấu
Củ ấu có sừng
Bánh chưng có lá
(Đồng dao)
=>Theo khuôn hình D-có-D
2. Phép đối
Đối bằng từ
trái nghĩa
Đối bằng dạng
phủ định
Đối bằng dạng
miêu tả

Đối lâmthời

VD1: Đằng trước là một xanh vừa gan, vừa phổi, vừa tiết để trên rổ lòng. Đằng sau thì một thúng thịt lợn.
(Tắt đèn-Ngô Tất Tố)
VD2: Nhà thơ gói tâm tình của tác giả trong thơ. Người đọc mở thơ ra, bỗng thấy tâm tình của chính mình.
(Lưu Quý Kì)
VD1: Họ tưởng Soan ngủ, càng trêu tợn. Nhưng Soan không ngủ, nước mắt chảy ướt cả chiếu.
(Tô Hoài)
VD2: Cứ quan sát kĩ thì rất nản.Nhưng tôi chưa nản chỉ vì tôi tin vào ông cụ.
(Đôi Mắt-Nam Cao)
VD1: Mọi người tưởng anh đã hi sinh. Nhưng hai năm sau anh sống sót trở về tìm chị.
VD2: Con chó của anh chưa phải nhịn bữa nào. Nhưng xác người chết đói ngập phố phường.
(Nam Cao)
VD1: Bọn địch luôn luôn bi quan. Còn chúng ta không chán nản bao giờ.
(Lưu Quý Kì)
VD2: Khẩu súng là vũ khí có thể giết người. Trái tim là khái niệm gợi lên những tình cảm tốt đẹp.
Phép đối là việc sử dụng trong câu kết yếu tố trái nghĩa với yếu tố nào đó ở câu chủ, để tạo liên kết giữa hai câu.
3. Phép thế
đồng nghĩa
Đồng nghĩa
lâm thời
Đồng nghĩa
từ điển
Phép thế đồng nghĩa là việc sử dụng trong câu kết yếu tố(từ, cụm từ) có cùng nghĩa với yếu tố tương ứng ở câu chủ, để tạo liên kết giữa hai câu.
VD1: Phụ nữ lại càng phải học. Đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới.
(Hồ Chí Minh)
VD2: Mọi người vây quanh xác con cọp xám to gấp mấy lần người. Và Võ Tòng trở thành anh hùng giết hổ của cả thị trấn.
VD1: Mười họng súng. Một băng đen bịt mắt
Anh thét lớn:”Chính Mỹ kia là giặc”
Và tay anh giật phắt mảnh băng đen
Anh muốn thiêu, bằng mắt, lũ đê hèn.
(Hãy nhớ lấy lời tôi- Tố Hữu)
VD2: Một số phường săn đến thăm dò để giăng bẫy bắt con cọp xám. Nhưng con ác thú tinh lắm, đặt mồi to và ngon đến đâu cũng không lừa nổi nó.
(Nghè hóa cọp)
Đồng nghĩa
miêu tả
Đồng nghĩa
phủ định
VD1: Thủy đến với Sài trong sự bất ngờ của mọi người. Họ không hiểu vì sao một tiểu thư Hà Nội, một người dày dạn yêu đương như cô lại trao gửi cuộc đời của mình cho Sài.
(Thời xa vắng- Lê Lựu)
VD2: Bước vào nhà bếp. Thứ và San phải hơi cúi xuống để chui qua cổng. Một cái nhà ngang chật hẹp, mặt ngoài trông hốc hoác như quản chợ
VD2: Nó phải đi hết chỗ này chỗ nọ, để kiếm cái nhét vào dạ dày.
Để nó sống.
Vì nó chưa chết.
(Nguyễn Công Hoan)
VD2: Mọi người không tin tưởng nó. Ngay cả người bạn thân cùng chia sẻ vui buồn với nó cũng tỏ ra nghi ngờ.
4. Phép liên tưởng
Liên tưởng là việc sử dụng
trong câu kết yếu tố(từ,cụm)
có liên quan về nghĩa ,không
chứa các nghĩa đối lập, với
các yếu tố tương ứng trong câu
chủ để tạo liên kết giữa 2 câu.
VD: Trong nhà có tiếng guốc lẹp kẹp. Cửa từ từ mở.
(Nguyễn Quang Sáng)
Liên tưởng
bao hàm
VD: Cóc chết bỏ nhái mồ côi
Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ơi là chàng!
Ễnh ương đánh lệnh đã vang!
Tiền đâu mà trả nợ làng ngóe ơi!
(ca dao)
Liên tưởng
đồng loại
Liên tưởng
định lượng
VD: Người mẹ chồng và nàng dâu nhìn nhau. Hai người chợt thấy lẻ loi, cô đơn và thương nhau lạ lùng.
(Tô Hoài)
Liên tưởng
định vị
VD: Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền
Thuyền xô sóng dậy
Sóng đẩy thuyền lên.
(Tố Hữu)
Liên tưởng
định chức
VD: Suốt một năm đầu, y là một ông thầy rất tận tâm. Y soạn bài, giảng bài, chấm bài rất kĩ càng…
Liên tưởng
đặc trưng
Liên tưởng
nhân quả
VD: Từ năm 1931 đến năm 1933 thực dân Pháp khủng bố tợn. Cán bộ và quần chúng bị bắt và hi sinh rất nhiều.
(Hồ Chí Minh)
VD: Rõ ràng là bằng mắt phải anh ta vẫn thấy hiện lên một cánh chim én chao đi chao lại. Mùa xuân đã đến rồi.
5. Phép tuyến tính
Phép tuyến tính là việc sử dụng trật
tự trước sau của các câu có quan
hệ nghĩa chặt chẽ với nhau để
tạo liên kết giữa chúng
Quan hệ giải thích(bổ sung)
Quan hệ nguyên nhân
Quan hệ rộng- hẹp(bổ sung)
Quan hệ nối tiếp trong thời gian
VD: Bỗng cửa buồng mở phanh ra; rồi tự đóng lại. Nghĩa vào.
( Nguyễn Công Hoan)
VD: Nó khụy cẳng. Một củ khoai ở mẹt biến mất.
VD: Kháng chiến tiến bộ mạnh. Quân và dân ta tiến bộ mạnh. Nghệ thuật cũng cần tiến bộ mạnh.
(Hồ Chí Minh)
VD: Cô bĩu môi. Anh mặc kệ
(Nguyễn Phan Hách)
Đối chiếu với:
Anh mặc kệ. Cô bĩu môi.
6. Phép thế đại từ
Thế đại từ là việc sử dụng trong câu kết yếu tố đại từ tính (đại từ, tổ hợp từ có tính chất đại từ) thay thế cho yếu tố tương ứng với nó ở câu chủ, để tạo liên kết.
Thế đại từ
hồi chiếu
(hồi chỉ)
Thế đại từ
khứ chiếu
(dự báo)
VD1: Keng phải may một bộ cánh. Việc này không thể cho bố biết được.
VD2: Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố
(Hồ Chí Minh)
VD1: Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo.
(Nam Cao)
VD2: Tri thức là gì? Tri thức là hiểu biết.
(Hồ Chí Minh)
7. Phép tỉnh lược
Phép tỉnh lược là việc bỏ
trống yếu tố lẽ ra phải có mặt
ở câu này, và muốn hiểu chỗ
bỏ trống thì phải tìm từ ngữ
tương ứng ở câu khác, bằng
cách đó hai câu này lk với
nhau.
Tỉnh
lược
mạnh
Tỉnh
lược
yếu
Tỉnh lược mạnh là việc lược bỏ ở câu kết những yếu tố làm thành phần nồng cốt, nhờ sự có mặt của những thành phần này ở câu chủ, trên cơ sở đó mà tạo lk giữa các câu kết và câu chủ
VD1: Người ta đến càng đông. ΦVẫn đánh nó. Φ Cả đòn càn, đòn gánh nữa.
(Nguyễn Công Hoan)
=>Tỉnh lược CN,ĐT
VD2: Chỉ ở những chỗ không ai ngờ mới có đò sang sông. Có lối tắt vòng sau lưng phủ Hoài ra đầu ô. Và Φ có hàng quán.
=>Tỉnh lược trạng ngữ
Tỉnh lược yếu là việc rút bỏ trong câu kết những yếu tố tương ứng có mặt trong câu chủ, để tạo lk;sự vắng mặt những yếu tố lược bỏ này phá vỡ tính hoàn chỉnh nội dung của câu kết nhưng vẫn không ảnh hưởng đến cấu trúc nòng cốt của nó.
VD1: Quyên mò thắt lưng Ngạn lấy bi đông. Cô lắc nhẹ Φ
=>Tỉnh lược bổ ngữ
VD2: Chị chuyện trò giảng giải,khuyên anh phản cung. Cuối cùng, anh bằng lòng Φ.
=>Tỉnh lược động
từ
8. Phép nối
Phép nối lỏng (bằng từ ngữ chuyển tiếp) là việc sử dụng trong câu kết các từ ngữ chuyển tiếp để tạo lk với câu chủ. Các từ ngữ chuyển tiếp là những từ ngữ ít nhiều có t/c cố định với chức năng lk loại như cuối cùng, đồng thời mặt khác, thứ hai là, nói khác đi, tóm lại,…
VD1: Xưa nay, không ai chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cách viết. Vì vậy, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch.
( Nguyễn Công Hoan)
VD2: Từ khi có chế độ của riêng thì xã hội chia thành hai giai cấp. Đồng thời, mỗi người đại biểu cho tư tưởng của giai cấp mình.
Phép nối chặt là việc sử dụng quan hệ từ ở đầu hoặc cuối câu kết để tạo liên kết giữa các câu kết và câu chủ.
VD1: Thái đã từng tiếp cán bộ trên về nghiên cứu, đi doàn có, đi lẻ có, chết nhoáng có, lâu dài có. Và các nhà báo.
VD2: Giai cấp công nhân chẳng những đấu tranh để tự giải phóng cả loài người khỏi áp bức, bóc lột. Cho nên lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của nhân dân là nhất trí.
( Hồ Chí Minh)
III. Thực hành phân tích các phương thức liên kết
Bài 1: Phân tích các phương phức liên kết có trong văn bản “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh,Ngữ văn T1(Trang 23)
Bài 2: Phân tích các phương thức liên kết có trong văn bản “Nghề nuôi tằm” của Phan Kế Bính, Ngữ văn T2(Trang 52)
* Thao tác phân tích các phương thức liên kết trong văn bản
 Bước 1: Xác định và đánh kí hiệu/ số thứ tự cho toàn bộ văn bản gồm phần, câu,…Nếu là đoạn thì điểm bắt đầu từ câu 1
 Bước 2: Xem xét mối quan hệ liên kết giữa các câu 2 với câu 1, cứ thế tiếp tục tới câu thứ n
BÀI 1: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến – Hồ Chí Minh
(1) Hỡi đồng bào toàn quốc!
(2) Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. (3) Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
(4) Không! (5) Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
(6) Hỡi đồng bào!
(7) Chúng ta phải đứng lên!
(8) Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc.(9) Ai có súng dùng súng. (10) Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. (11) Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
(12) Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
(13) Giờ cứu nước đã đến. (14) Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước .
(15) Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta !
(16) Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
(17) Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh
Câu 1
Câu 2
Câu 2
Tiêu đề
Toàn quốc-toàn quốc
Tiêu đề
Câu 1
Đồng bào-chúng ta
Chúng ta, nhân nhượng- chúng ta, nhân nhượng
Câu 3
Câu 4
Câu 3
Không- phải nhân nhượng
Đồng bào- đồng bào
Câu 3
Câu 5
Câu 6
Câu 6
Câu 5
Câu 7
Chúng ta- đồng bào
Chúng ta - Đàn ông,đàn bà,...;đứnglên-đứng lên
Câu 7
Câu 8
x
x
x
x
x
x
x
Chúng ta- đồng bào
x
x
Câu 9
Câu 8
Ai – dàn ông, đàn bà…
Câu 10
Câu 9
Ai-ai
Câu 11
Câu 10
Ai - ai
Câu 12
Câu 10
Câu 13
Câu 12
Câu 14
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 15
Câu 16
Anh em binh sĩ - ai
anh em,binh sĩ,..- cứu nước
Hi sinh- cứu nước
Hi sinh – hi sinh
Dân tộc ta – Việt Nam
x
x
x
x
x
x
x
x
Câu 17
Câu 16
Muôn năm – muôn năm
x
BÀI TẬP 2: Nghề nuôi tằm

(1)Nuôi tằm là một nghề căn bản của nước ta.(2) Các nơi có bãi trồng dâu thì nuôi tằm nhiều hơn các nơi khác.(3) Cách nuôi tằm trước hết mua trứng ngài treo để chổ mát cho nó nở ra con sâu nho nhỏ rồi bỏ vào nong, lấy lá dâu thái thật nhỏ như sợi thuốc lá, rắc vào nong cho nó ăn. (4)Mỗi ngày phải cho nó ăn ba mươi sáu hoặc bốn mươi lần, ít nhất cũng phải hai mươi sáu lần. (5)Cho ăn như thế độ một tuần lễ, rồi thái to hoặc để cả lá cho nó ăn mỗi ngày độ năm, sáu lần. (6)Nuôi cho đến khi con tằm vàng ánh bụng ra thì bắt nó lên né cho nó kéo tơ làm tổ gọi là quả kén. (7) Thành kén rồi, trong ba ngày phải ươm ngay. (8) Người ươm tơ phải xem nước trong nồi ươm nóng vừa độ để cho sợi tơ kéo lên khỏi đứt. (9) Bỏ kén trong nồi ươm phải bỏ từng tí một, lấy đũa nhào đi nhào lại để lấy sợi gốc ra cho được nhanh và đều nhau. (10) Khi lấy gần hết gốc thì bỏ đủa mà kéo bằng tay cho đến khi ra hẳn sợi tơ. (11) Đừng kéo lấy gốc nhiều quá mà hao tơ. (12) Kén phải bỏ vào nồi cho đều, đừng có khi nhiều khi ít.(13) Mỗi bàn ươm thì ươm hai mối. (14) Muốn cho tơ dễ kéo và dễ bán thì cho bảy con kén thành một sợi. (15) Còn người quay tơ thì thường thường dùng trẻ con quay cũng được, quý hồ quay cho đều.
(16) Mỗi lúc bỏ kén vào quay để lấy gốc ra thì phải dùng lò ươm cho đều lửa.
(17) Nghề nuôi tằm và nghề làm ruộng điều là nghề nghiệp căn bản rất hệ trọng cho việc sinh nhai và lại rất khó nhọc hơn cả mọi nghề, nước nào thì cũng phải trọng hai nghề ấy làm cốt.
(Theo Phan Kế Bính, Việt Nam phong tuc,NXB TP Hồ Chí Minh, 1995)

Câu 1
Tiêu đề
Tiêu đề
Câu 2
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 4
Câu 3
Câu 1
Nghề nuôi tằm- nghề nuôi tằm
Nuôi tằm- nuôi tằm,dâu- nuôi tằm
Nuôi tằm- nuôi tằm,trứng ngài-sâu
Câu 2
Nó- nó
Câu 3
Câu 4
Nó -nó
Con tằm-nó; nó-nó
Câu 5
Kén-con tằm
Câu 6
Tơ-kén
Kén-tơ
Câu 8
Câu 7
Câu 9
Câu 8
Câu 10
Câu 9
Tơ-tơ
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16
Câu 17
Câu 10
Kéo,gốc-kéo gốc
Kén-tơ
Bàn ươm- nồi
Kén-kén
Tơ-tơ
Kén-tơ
Nghề nuôi tằm-nghề nuôi tằm; tằm-kén
Câu 11
Câu 12
Câu 12
Câu 14
Câu 15
Tiêu đề
Câu 16
x
x
x
x
x
x
x
x
CHƯƠNG IV: ĐOẠN VĂN
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐOẠN VĂN
II. CẤU TRÚC CỦA ĐOẠN VĂN
III. TỔ CHỨC ĐOẠN VĂN THEO QUAN HỆ Ý NGHĨA
1. Khái niệm “Đoạn văn”
2. Đặc điểm của đoạn văn
3. Quan hệ hướng nội và hướng ngoại của đoạn văn
1. Đoạn văn có quan hệ liệt kê
2. Đoạn văn có quan hệ tương phản
3. Đoạn văn có quan hệ nhân quả
4. Đoạn văn có quan hệ suy luận
5. Đoạn văn có quan hệ hỗn hợp
1. Đoạn văn có câu chủ đề
2. Đoạn văn không có câu chủ đề
IV. MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG
I. KHÁI NIỆM , ĐẶC ĐIỂM“ĐOẠN VĂN”
Đoạn văn là một đơn vị cấu thành văn bản gồm một hay nhiều câu tập hợp lại thể hiện một nội dung trọn vẹn và với một hình thức trọn vẹn thông qua sự thống nhất đề tài, có quan hệ chặt chẽ cả về hướng nội và hướng ngoại., thường được mở đầu bằng chữ cái viết hoa đầu dòng, lùi vào trong và kết thúc bằng dấu chấm cuối đoạn.
VD: Đứng ở đây nhìn ra xa thật là đẹp. Bên trái là đỉnh Ba Vì vời vợi. Bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường đá sừng sững. Trước mặt ngã ba Hạc như một hồ lớn.
(Phong cảnh Đền Hùng)
1. Khái niệm
2. Đặc điểm của đoạn văn: có 3 đặc điểm nổi bật
Đặc điểm của đoạn văn
Có quan hệ gắn bó với
các đoạn khác
Có sự thống nhất đề tài
chủ đề
Gắn với một phong cách

3.1.Quan hệ hướng nội: Là quan hệ giữa các câu trong đoạn, giữa các đoạn, các phần trong văn bản.
3.2. Quan hệ hướng ngoại: Là quan hệ giữa câu này với câu khác, phần này với phần khác, chương này với chương khác, mục này với mục khác.
3. Quan hệ hướng nội và hướng ngoại của đoạn văn
MÔ HÌNH KHÁI QUÁT
II. CẤU TRÚC CỦA ĐOẠN VĂN
Đoạn văn
có câu
chủ đề
CẤU TRÚC CỦA
ĐOẠN VĂN
Đoạn văn
không có
câu chủ
đề
Diễn dịch
Quy nạp
Tổng-phân-hợp
Song hành
Móc xích
1. Đoạn văn có câu chủ đề:
- Câu chủ đề là câu thể hiện ý khái quát bao trùm của đoạn, gần trùng với ý của đoạn , không chứa các từ chỉ quan hệ phụ thuộc.
- Vị trí : câu chủ đề có thể đứng ở đầu đoạn, hoặc cuối đoạn, hoặc đầu và cuối đoạn, hoặc .
-Cấu trúc:
+ Cấu trúc diễn dịch: Là cấu trúc trong đó câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn.
VD: Phong cảnh miền Tây Bắc thật là hùng vĩ. Núi rừng trùng điệp nhấp nhô một màu xanh thẳm. Có những ngọn núi cao chót vót, bốn mùa cây quấn quanh sườn. Có những cao nguyên chạy dài mênh mông. Có những thung lũng hình lòng chảo lọt vào giữa những khoảng núi đồi.
( Núi rừng Tây Bắc)
+ Cấu trúc quy nạp: Là cấu trúc trong đó câu chủ đề đứng ở cuối đoạn văn
VD: Những ngôi nhà cao tầng đang được hoàn thiện khẩn trương. Những tấm biển sặc sỡ trên đường phố quảng cáo cho những sản phẩm của các công ty danh tiếng. Những văn phòng đại diện đứng chen nhau ở các đường phố trung tâm. Những khách du lịch người nước ngoài đứng ngơ ngác ở các ngã tư, ngã ba…Đó là những hình ảnh về một Hà Nội năng động, trẻ trung trong thời đại mới.
(Theo Đào Duy Anh-Việt Nam văn hóa sử cương)
+ Cấu trúc tổng- phân- hợp: Là cấu trúc trong đó câu chủ đề nằm ở đầu và cuối.
VD: Trong xã hội “Truyện Kiều”, đồng tiền đã trở thành một sức mạnh tác quái rất ghê. Nguyễn Du không phải không nhắc đến tác dụng tốt của đồng tiền. Có tiền Thúc Sinh, Từ Hải mới chuộc được Kiều, Kiều mới cứu được cha và sau này mới báo được ơn cho người này người nọ. Đó là những khi đồng tiền nằm trong tay người tốt. Nhưng chủ yếu Nguyễn Du nhìn về mặt tác hại. Vì Nguyễn Du thấy rõ hơn cả một loạt hành động gian ác bất chính đều do đồng tiền chi phối. Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí; sai nha vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm; Khuyển Ưng vì tiền mà làm những điều ác. Cả xã hội chạy theo đồng tiền.
(Hoài Thanh)

+ Cấu trúc mà câu chủ đề đứng ở giữa đoạn ( theo Diệp Quang Ban)
VD: Đời Kiều là một tấm gương oan khổ, một câu chuyện thê thảm về vận mệnh con người trong xã hội cũ. Dựng lên một con người, một cuộc đời như vậy là một cách Nguyễn Du phát biểu ý kiến của mình trước nhiều vấn đề thời đại. Lời phát biểu ấy trước hết là một tiếng kêu thương, một tiếng kêu não nùng, đau đớn, suốt trong quyển truyện không lúc nào không văng vẳng bên tay.
(Hoài Thanh)
2. Đoạn văn không có câu chủ đề
- Đoạn văn không có câu chủ đề là đoạn văn không có câu nào bao trùm ý, mà tất cả các câu đều có cương vị tương đương khi thể hiện chủ đề.
Cấu trúc:
+ Cấu trúc song hành (song song): là đoạn văn có các câu thể hiện các ý ngang nhau.


VD: Chính sách bóc lột, đàn áp của thực dân phong kiến hết sức dã man, tàn bạo. Cuộc sống của nhân dân ta vô cùng cơ cực. Nạn khủng hoảng kinh tế đã làm cho nước ta kiệt quệ. Những cuộc khủng bố đẫm máu của bọn thống trị đối với cách mạng làm cho không khí trong nước đã ngột ngạt càng trở nên ngạt thở hơn.
VD: Cám tức lắm , vội về nhà kể cho mẹ nghe. Mẹ nó xuôi bắt chim làm thịt ăn. Cám về cung sai lính giết chim ăn rồi vứt lông ra vườn. Lông chim lại hóa ra hai cây xoan đào tươi tốt. Vua thấy cây đẹp, lấy làm thích sai mắc võng đào để nằm chơi hóng mát
(Tấm Cám)
+ Cấu trúc móc xích: Là đoạn văn có các câu mà trong đó có những phân đoạn câu ở vị trí cuối của câu trước được lặp lại ở đầu của câu sau.

III. Tổ chức đoạn văn theo quan hệ ý nghĩa:
1. Đoạn văn có quan hệ liệt kê:
Là đoạn thể hiện mối quan hệ ngang bằng giữa các sự việc, tính chất hoặc các mặt khác nhau của một đối tượng.
VD: (1) Lực lượng của chúng ta to lớn và ngày càng to lớn. (2) Chính quyền nhân dân ta vững chắc. (3) Quân đội nhân dân hùng mạnh. (4) Mặt trận dân tộc rộng rãi. (5) Công nhân, nông dân và trí thức được rèn luyện thử thách và tiến bộ không ngừng.
(Hồ Chí Minh)
=> Câu khởi đầu là câu (1); câu liệt kê 1 là câu (2); câu liệt kê 2 là câu (3); câu liệt kê 3 là câu (4);câu liệt kê 4 là câu (5).
2. Đoạn văn có quan hệ tương phản:
Là đoạn văn có câu hay nhóm câu mở đầu có quan hệ tương phản với câu hay nhóm câu sau.
Mô hình khái quát:
Mô hình khái quát:
VD: (1) Natasa và Maria là hai nhân vật nữ trung tâm của tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình”, được nhà văn miêu tả với những điểm rất khác nhau.(2) Nhưng cùng nói lên những quan niệm của L.Tônxtôi về lí tưởng của người phụ nữ. (3) Đó là những người phụ nữ mang những phẩm chất tốt đẹp của con người Nga, tính cách Nga.
=> Câu khời đâu là câu (1); câu tương phản 1 là câu (2); câu tương phản 2 là câu (3)
3. Đoạn văn có quan hệ nhân quả:
Là đoạn văn có câu hay nhóm câu chỉ nguyên nhân đứng trước còn câu hay nhóm câu chỉ kết quả đứng sau.
Mô hình khái quát:
VD: (1)Họ tranh thủ ghé vào cửa hàng bà Hai. (2)Hôm nay trời nắng to.(3) Cho nên cửa hàng giải khát người ngồi chật ních.
=> Câu khởi đầu là câu (1); câu chỉ nguyên nhân là câu (2); câu chỉ kết quả là câu (3)
4. Đoạn văn có quan hệ suy luận:
Là đoạn văn mà câu mở đầu nêu sự kiện, vấn đề còn câu sau nêu nhận xét, đánh giá sự kiện, vấn đề đó.
VD: (1) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nư�
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Minh Nghĩa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)