Bai bao cao LS dia phuong

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Phượng | Ngày 24/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bai bao cao LS dia phuong thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
SỬ ĐỊA PHƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ:
Cách thiết kế kế hoạch bài học lịch sử theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.
1. Xác định mục tiêu:
2. Soạn giáo án:

I. CÁCH THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC
THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
II. Quy trình thiết kế kế hoạch bài học lịch sử theo tinh thần đổi mới
II. QUY TRÌNH THIẾT KẾ
KẾ HOẠCH BÀI HỌC LỊCH SỬ THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI
1. Xác định loại bài lịch sử.
2. Cách xác định mục tiêu.
3. Xây dựng đề cương và giáo án bài giảng.

- Bài nghiên cứu kiến thức mới
- Bài hỗn hợp
- Bài kiểm tra, đánh giá.
- Bài ôn tập, sơ kết.
1. Xác định loại bài lịch sử
- Mục tiêu của bài là cái đích đặt ra cho học sinh cần phải đạt được sau khi học bài đó. Mục tiêu chỉ đạo toàn bộ nội dung, phương pháp dạy học, hình thức đánh giá của bài đó.
- Cần thay đổi thói quen viết mục tiêu giảng dạy bằng cách viết mục tiêu học tập. Khi thiết kế kế hoạch bài học, GV phải hình dung được là học xong một bài, một phần HS phải nắm được những kiến thức, kĩ năng gì, hình thành những thái độ gì, ở mức độ như thế nào thay cho thói quen suy nghĩ tập trung vào những điều GV phải đạt được trong bài đó. Hay nói cách khác, mục tiêu của bài gồm 3 thành tố: Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
2. Cách xác định mục tiêu.
- Mục tiêu cần được thể hiện bằng các động từ có thể lượng hóa được như: biết, hiểu, vận dụng

2. Cách xác định mục tiêu.
Trong đề cương cần có các yếu tố sau:
Chuẩn bị đồ dùng dạy – học.
Xác định phương pháp dạy – học chủ yếu.
Cách thiết kế các hoạt động dạy học LSĐP.
3. Xây dựng đề cương và giáo án bài giảng:
Chuẩn bị đồ dùng dạy – học
- Trong việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử thì việc chuẩn bị đồ dùng dạy học là rất quan trọng vì nó góp phần vào hiệu quả bài học. Chính vì thế, khi thiết kế bài học, GV cần nêu rõ các loại đồ dùng cần thiết cho bài dạy.

3. Xây dựng đề cương và giáo án bài giảng:
- Cần chỉ rõ nhiệm vụ của GV và HS hoặc nhóm HS khi chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Chuẩn bị đồ dùng dạy – học
3. Xây dựng đề cương và giáo án bài giảng:
- Việc lựa chọn các phương pháp phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung của mỗi loại bài học, căn cứ vào đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện dạy học,…để vận dụng các phương pháp một cách phù hợp, linh hoạt nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào quá trình nhận thức để chiếm lĩnh tri thức.
Xác định phương pháp dạy – học chủ yếu
- Mỗi bài nên thiết kế vài hoạt động. các hoạt động kế tiếp nhau. Mỗi hoạt động nhằm thể hiện một mục tiêu cụ thể của bài học. Nên sắp xếp theo các hoạt động một cánh hợp lí với nội dung và thời lượng.
- Các hoạt động cần gắn với các tài liệu học tập và phương tiện dạy học. Dự kiến giáo viên làm gì, học sinh làm gì, học sinh cần nắm những nội dung gì…
- Đưa ra các câu hỏi, bài tập yêu cầu hoạt động.
Cách thiết kế các hoạt động dạy học LSĐP.
Ví dụ:
- Hoạt động 1: (Tên hoạt động, thời gian thực hiện)
- Hoạt động 2: (Tên hoạt động, thời gian thực hiện)
- Hoạt động 3: (Tên hoạt động, thời gian thực hiện)
Hình thức thể hiện kế hoạch bài học
+ Thiết kế kế hoạch bài học là sự tổng hợp của nhiều yếu tố: nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, xác định mục tiêu, kiến thức, kĩ năng cơ bản, xác định các phương tiện dạy học, hình thức tổ chức, xác định hình thức củng cố, kiểm tra, vận dụng kiến thức, xác định những tình huống sư phạm và ứng xử của giáo viên. Đây là hoạt động đa dạng, phức tạp cần đấu tư nghiêm túc của giáo viên.
+ Thiết kế kế hoạch bài học lịch sử địa phương theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, có thể tiến hành theo các bước sau:
- Xác định loại bài.
- Xác định mục tiêu.
- Lựa chọn kiến thức cơ bản, trọng tâm, cấu trúc kiến thức cơ bản.
- Chuẩn bị phương tiện và đồ dùng dạy học.
- Xác định hình thức tổ chức và phương pháp dạy-học.
- Các hoạt động dạy – học của giáo viên và học sinh ở trên lớp.
+ Khi thiết kế từng hoạt động cần nêu đầy đủ những thông tin sau của hoạt động đó:
- Tên của hoạt động
- Dự kiến thời gian
- Mục tiêu của hoạt động
- Đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động
- Cách tiến hành ( nêu các việc làm cụ thể, sự phân công và hợp tác hoạt động của học sinh.
- Kết quả của hoạt động
- Chuẩn bị cho bài học tiếp theo

Thiết kế các hoạt động dạy - học
Tuần:
Tiết:
Ngày soạn…
Ngày giảng…..
I. Mục tiêu
1- Kiến thức
1- Kĩ năng
1- Tư tưởng
II- Thiết bị và tài liệu
III- Tiến trình dạy học
1- Ổn định tổ chức lớp
2- Kiểm tra bài cũ
3- Giới thiệu bài mới
4- Bài mới
5- Củng cố
TÊN BÀI DẠY
Có thể thiết kế theo 3 cột:
* Có thể thiết kế theo 2 cột:
Chân thành cảm ơn
Chúc quý thầy cô thành công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Phượng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)