Bài 9. Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lào

Chia sẻ bởi Diệp Văn Cáo | Ngày 10/05/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lào thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Bài cũ : Trình bày biểu hiện Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á ( X – XVIII ) ?

BIỂU HIỆN

Văn hoá Các nước ĐNÁ xây dựng được một nền văn hoá riêng với những nét độc đáo


Kinh tế Cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo,sản phẩm thủ công... cho nhiều nước trên thế giới

Bài 9
VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA VÀ
VƯƠNG QUỐC LÀO
NỘI DUNG
1-Vương quốc Campuchia :
a-Quá trình lập nước :
b-Thời kì phát triển :
c-Giai đoạn suy yếu :
d-Văn hoá :
2-Vương quốc Lào :
a-Quá trình lập nước :
b-Thời kì thịnh vượng :
c-Giai đoạn suy yếu :
d-Văn hoá :
Lược đồ ĐNÁ cổ đại – phong kiến
Lược đồ Campuchia
Thảo luận nhóm :
 Nhóm 1 : Tìm hiểu về quá trình lập nước:
Tộc người chiếm đa số ở Campuchia là tộc người nào ? Họ sống ở đâu ? Quá trình lập nước diễn ra như thế nào ?
Nhóm 2 : Tìm hiểu về thời kì phát triển :
Giai đoạn nào Campuchia phát triển thịnh đạt nhất ? Những biểu hiện của sự phát triển của sự thịnh đạt ?
 Nhóm 3 : Tìm hiểu về giai đoạn suy yếu :
Thời gian nào Campuchia trở nên suy yếu ?
 Nhóm 4 : Tìm hiểu về văn hoá Campuchia :
Nêu những nét phát triển độc đáo về văn hoá của vương quốc Campuchia ?
a-Quá trình lập nước :
-Ở Campuchia tộc người chủ yếu là Khơme
-Địa bàn sinh sống ban đầu là phía Bắc nước Campuchia ngày nay trên cao nguyên Cò Rạt và mạng trung lưu sông Mê Kông.
-Đến thế kỉ VI vương quốc Campuchia được thành lập.

b-Thời kì phát triển :
Thời Ăngco (802-1432) là thời kì phát triển nhất của vương quốc Campuchia, kinh đô là Ăngco được xây dựng ở Tây Bắc biển hồ.
Biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt :
+Về kinh tế : Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển
+Xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn
+Ăngco còn chinh phục các nước láng giềng, trở thành cường quốc trong khu vực.
b-Thời kì phát triển :
Ăng-co là tiếng gọi chung cho vùng đất trong tỉnh Xiêm Riệp (đông bắc Cam-pu-chia). Ăng-co có gốc tiếng Phạn là Nagara, nghĩa là Kinh đô.Đây là vùng đất trong nhiều thế kỉ (IX-XV) là nơi đóng đô của các nhà vua trị vì Cam-pu-chia; là thời kì phát triển huy hoàng nhất trong lịch sử của dân tộc Khơ-me. Từ đây đã kết tinh nên những công trình kiến trúc kì vĩ, độc đáo của người Khơ-me. Trong đó nổi lên hai kì quan là Ăng-co Wat và Ăng-co Thom.

Ăng – co vát
Ăng – co Thơm
c-Giai đoạn suy yếu :
Từ thế kỉ XIII Campuchia bắt đầu suy yếu do bị vương quốc Thái tấn công phải bỏ kinh đô cũ về miền Nam nhưng vẫn không yên cho đến khi bị người Pháp xâm chiếm năm 1863.
d- Văn hoá :
Cam-pu-chia xây dựng được một nền văn hoá riêng , hết sức độc đáo
Trên cơ sở chữ Phạn ,đầu thế kỉ VII người Khơ-Me có hệ thống chữ viết riêng
Văn học dân gian và văn học viết với nhiều thể loại phong phú :Truyện cười....
Xây dựng nhiều công trình kiến trúc : Ăng co-Vát( Hin-đu ) Ăng coThom( Phật giáo)...
Lược đồ ĐNÁ cổ đại – phong kiến
Lược đồ vương quốc Lào
Thảo luận nhóm :
-Nhóm 1 : Tìm hiểu về : Quá trình lập nước diễn ra như thế nào ?
-Nhóm 2 : Tìm hiểu về : Thời kì phát triển thịnh vượng :
Vương quốc Lào phát triển thịnh vượng trong khoãng thời gian nào ? Nêu những biểu hiện của sự thịnh vượng ?
-Nhóm 3 : Tìm hiểu về gai đoạn suy yếu :
Nhân cơ hội nào Xiêm tấn công vương quốc Lào ?
-Nhóm 4 : Tìm hiểu về văn hoá Lào :
Nêu những nét phát triển độc đáo về văn hoá của vương quốc Lào ?


a- Quá trình lập nước :
-Cư dân cổ là người Lào Thơng chủ nhân của nền văn hoá đồ đá, đồ đồng
-Đến TK XIII nhóm người nói tiếng Thái di cư đến sống hoà nhập với người Lào Thơng gọi là Lào Lùm.
-Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các mường cổ.
-Năm 1353 Pha Ngừm thống nhất các mường Lào lên ngôi đặt tên nước là LanXang (Triệu Voi)

Cánh đồng Chum
b- Thời kì thịnh vượng :
Thời kì thịnh vượng nhất cuối TK XVII đầu TK XVIII dưới triều vua Xulinha Vôngxa.
Những biểu hiện của sự phát triển :
+Tổ chức bộ máy chặt chẽ hơn : Chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.
+Đất nước có nhiều sản vật quí, buôn bán trao đổi với cả người Châu Âu, Lào còn là trung tâm phật giáo.
+Giữ quan hệ hoà hiếu với Campuchia và Đại Việt, kiên quyết chống quân xâm lược Miến Điện.
c- Giai đoạn suy yếu :
Đến đầu TK XVIII, LanXang suy yếu bị Xiêm đánh chiếm biến thành một Tỉnh sau trở thành thuộc địa của Pháp năm 1893.
d-Văn hoá :
Lào xây dựng được một nền văn hoá riêng , giàu bản sắc dân tộc
Chữ viết:
Sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ viết của Cam-pu-chia và Mianma

Đời sống văn hoá của Lào rất phong phú,hồn nhiên... thích ca nhạc và ưa múa hát .

Kiến trúc: Xây dựng một số công trình kiến trúc phật giáo(Thạt Luổng ở Viêng Chăn)

Thạt Luổng
Nền văn hoá truyền thống 2 nước Campuchia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trên các lĩnh vực : Chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc.Tuy nhiên khi tiếp thu mỗi nước đều đem lòng nội dung của mình vào,xây dựng nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.
Qua bài học này em có nhận xét gì
về nền văn hóa của Campuchia và Lào ?
B.Thế kỷ thứ VI
A.Hoà hiếu
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Lập niên biểu các giai đoạn phát triển của Vương quốc Lào và Campuchia theo nội dung sau :
HƯỚNG DẪN BÀI MỚI
Chương VI : TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI
Bài 10 :
Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
( từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV )
Câu 1 : Khi tràn vào lãnh thổ Rôma, người Giéc-man đã làm gì ? Những việc làm đó tác động như thế nào đến quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Châu Âu ?
Câu 2 : Thế nào là lãnh địa phong kiến ? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa như thế nào ?
Câu 3 : Thành thị trung đại được hình thành như thế nào ? Vai trò của thành thị ?

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Diệp Văn Cáo
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)