Bài 9. Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lào

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Lâm | Ngày 10/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lào thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG PTTH NGUYỄN VĂN CỪ
Giáo viên: NGUYỄN THÀNH LÂM
Kính Chào quý Thầy Cô

VƯƠNG QUỐC
CAM-PU-CHIA
VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO
Bài 9
VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
1) Vương quốc Cam-pu-chia
a) Sự hình thành:
- Ở Cam-pu-chia, tộc người chiếm đa số là Khơ-me. Địa bàn sinh sống đầu tiên ở phía bắc Cam-pu-chia ngày nay trên cao nguyên Cò Rạt, sau đó xuôi theo triền sông Mê công xuống phía Nam để sinh sống.
- Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me được thành lập (sử sách Trung Quốc gọi là nước Chân Lạp), người Khơ-me gọi tên nước mình là Cam-pu-chia.
*Người Cam-pu-chia lúc đầu ở đâu? Và quá trình hình thành nước Cam-pu-chia?
b) Thời kỳ thịnh đạt:
-Thời kì Ăng-co (802-1432) là thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia. Ăng-co là tên thủ đô, được xây dựng ở Tây Bắc Biển Hồ (nay thuộc tỉnh Xiêm Riệp)
Thời kỳ nào là thời kỳ phát triển của vương quốc Cam-pu-chia?
Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển.
Cam-pu-chia chinh phục các nước láng giềng trở thành cường quốc trong khu vực.
c) Những biểu hiện của sự thịnh đạt:
* Về kinh tế:
Những biểu hiện nào nói lên sự thịnh đạt của Cam pu chia về kinh tế ?
* Về văn hóa, kiến trúc:
- Từ thế kỉ VII, người Khơ-me đã sáng tạo được hệ thống chữ viết riêng trên cơ sở nét chữ Phạn của Ấn Độ.
- Dòng văn học dân gian và văn học viết, truyện thần thoại, truyện cười, truyện thơ,… đều thể hiện tình cảm của con người với thiên nhiên đất nước…
- Nghệ thuật kiến trúc, xây dựng có nhiều công trình kiến trúc lớn, nổi bật nhất là quần thể kiến trúc Ăng-co-vát và Ăng-co-thom.
Những biểu hiện của sự phát triển văn hóa và kiến trúc ?
Chữ viết cổ Campuchia
Ăng co vát là thành phố chùa xây dựng năm 1122-1150
rộng khoảng 2000 mét vuông, xung quanh bao bọc bởi hồ nước
VƯƠNG QUỐC LÀO
2) Vương quốc Lào
* Quá trình hình thành dân tộc Lào?
a) Quá trình hình thành:
Đất nước Lào gắn liền với dòng sông Mê Công, chủ nhân đầu tiên là người Lào Thơng. Đến thế kỷ XIII có một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến đây sinh sống gọi là Lào Lùm .
- 1353 tộc trưởng là Pha- Ngừm thống nhất các bộ lạc lên ngôi hoàng đế đặt tên nước là Lan- Xang (nghĩa là triệu voi).
b) Thời kỳ phát triển:
* Về kinh tế, chính trị:
- Thời kỳ thịnh vượng của vương quốc Lan-Xang ở thế kỷ XV- XVII, dưới triều vua Xu-lin-ha-vông-sa. Nhiều thương nhân Châu Âu đến đây buôn bán, trao đổi hàng hóa. Đất nước Lào có nhiều sản vật quí như: Thổ cẩm, cánh kiến, ngà voi…
- Chia nước thành nhiều Mường, tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy. Quan hệ hòa hiếu với Đại việt và Cam-pu-chia, kiên quyết chống quân xâm lược Mi-an-ma.
* Trình bày những biểu hiện sự phát triển kinh tế, chính trị của vương quốc Lan-Xang?
*Văn hóa, kiến trúc:
- Người Lào có hệ thống chữ viết riêng xây dựng một cách sáng tạo trên cơ sở vận dụng các nét cong của Cam-pu-chia và Mi-an-ma
- Người Lào thích ca nhạc, múa hát, các điệu múa của họ thật cởi mở vui tươi…
- Từ thế kỷ XIII đạo Phật được truyền bá vào Lào. Một số công trình kiến trúc Phật giáo xuất hiện. Điển hình nhất là Thạt Luổng ở Viên Chăn.
* Những biểu hiện của sự phát triển văn hóa, kiến trúc ở Lào?
Thạt Luổng
Thạt Luổng
Thạt Luổng
* Em có nhận xét gì về văn hóa truyền thống của Cam-pu-chia, Lào đối với Ấn Độ?
Văn hóa truyền thống Campuchia, Lào chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực: Chữ viết, văn học, tôn giáo, kiến trúc, mỗi nước đều có sự tiếp thu sáng tạo, dựa trên cơ sở đó xây dựng và phát triển văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình.
B.Thế kỷ thứ VI
A.Hoà hiếu
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Lập niên biểu các giai đoạn phát triển của Vương quốc Lào và Campuchia theo nội dung sau :
BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Cảm ơn quý Thầy Cô
đến dự tiết hội giảng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Lâm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)