Bài 9. Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lào

Chia sẻ bởi Nguyễn thị Thảo | Ngày 10/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lào thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Kính chào quý thầy cô
Cùng toàn thể các bạn
2
I.Vương quốc Cam-pu-chia
a. Các giai đoạn phát triển của lịch sử
b. Văn hoá:
Chữ viết:
Đến thế kỉ VII người Khơme đã sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn.
Văn học:
Văn học dân gian và văn học viết đều phát triển.
Tôn giáo:
Tiếp thu đạo Hin đu và Phật giáo.
Kiến trúc - Điêu khắc:
Nổi bật với quần thể Ăng Co Vat và Ăng Co Thom.
3
Ăng-co Vát và Ăng-co Thom đặc sắc, độc đáo.
4
Ăng Co Vat
- Ăng-co Vát, theo tiếng Khơ - me là “thành phố chùa”, được xây dựng thời vua Suryavavarman II từ năm 1122-1150.
- Khu vực Ăng-co Vát rộng 200 hécta, bao quanh là một hồ nước và một bức tường thành bằng đá. ở 4 góc có 4 tháp. Trên tường có nhiều phù điêu, diễn tả các cảnh trong sử thi Ấn Độ Ra-ma-ya-na, cảnh sinh hoạt trong triều đình và đời sống nhân dân.
Ăng-co Vat, được xem là một trong những công trình tuyệt tác của thế giới, hình tượng của nghệ thuật Khơme vào thời cực thịnh.
5
ĂNG- CO THOM
6
Ăng-co Thom
- Ăngko Thom cách Ăngko Vat khoảng 2 km về phía Bắc, được xây dựng dưới triều vua Jayavacman VII.
- Tổng thể mặt bằng hình vuông, mỗi cạnh dài hơn 3 km, có tường thành và hào nước bao quanh, có 4 đường trục vuông góc, mở ra 5 cổng. Hai bên đường có nhiều dãy tượng thần khổng lồ ôm kéo rắn thần Naga. Khu đền đài Bayon là trung tâm của quần thể kiến trúc kỳ vĩ Angkor Thom. Đây là biểu trưng cho hình ảnh nghệ thuật tuyệt vời của Khmer
7
8
Năm 1992, Ăng-co được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. 
9
Nghệ thuật chạm khắc ở Ăng-co
10
chữ Khơ-me cổ phát triển từ chữ Phạn (Sankrit)
11
12
Múa Apsara - Campuchia
Campuchia còn là đất nước của nhiều lễ hội đặc sắc
1.Lễ hội té nước Bom Chaul Chnam (Lễ hội mừng thu hoạch lúa thành công.Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân Campuchia. Trong những ngày này mọi người gặp nhau và té nước vào nhau nhằm tin tưởng vào một vụ mùa bội thu trong năm tới.)
2.Lễ hội lấy ruộng (Được tổ chức vào ngày 6 tháng 5. Người ta lấy một con bò làm biểu tượng cho một vụ mùa mới của những người trộng lúa. Lễ hội này được tổ chức tại Hoàng cung thể hiện sự quan tâm của nhà vua đối với nhân dân và mùa màng.)
3.Chol Chnam Thmay – Tết cổ truyền (Đêm giao thừa mọi gia đình làm những chiếc đèn lồng thật đẹp rồi đem ra thả trên mặt hồ. Trong ngày đầu năm mới, khắp Campuchia tưng bừng lễ đón năm mới – Tết Chol Chnam Thmay. Trong suốt 3 ngày lễ (13 – 15/4 hàng năm), không khí cả đất nước Campuchia náo nhiệt, đèn hoa sáng rực từ các ngôi chùa kéo dài đến các nẻo đường dẫn đến Hoàng Cung.)

Một số hình ảnh về lễ hội ở Campuchia


CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn thị Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)