Bài 9. Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lào

Chia sẻ bởi Phan Nguyễn Lệ Hằng | Ngày 10/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lào thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Các thành viên trong nhóm 2
1. Thái Lê Hoàng Khang
2 . Lê Nhật Quang
3. Phan Nguyễn Lệ Hằng
4. Nguyễn Tấn Đức
5. Nguyễn Thị Quỳnh Như
6. Hoàng Trung Tân
7. TrầnThị Mỹ Lệ
8. Phạm Thành Long
9. Nguyễn Thị Mỹ Duyên
10.Lê Thị Bích Thùy
3
Những hình ảnh sau đây gợi cho ta nghĩ đến quốc gia nào?

Cảnh đẹp

Con người
Văn hóa
Vị trí trên bản đồ
8
BÀI 9
VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO
Vương quốc campuchia
Khái quát về campuchia.
-       Là một trong những nước có lịch sử lâu đời và phát triển  nhất ở Đông nam Á.
-      Tộc người Khơ me (thuộc nhóm Môn cổ ),sống ở phía bắc Cam- pu -chia, giỏi săn bắn, đào ao, đắp hồ trữ nước,  biết khắc chữ Phạn  ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ.
-       VI  đến  VIII   lập nước Chân Lạp.
-       Thế kỷ IX  đến  XV  là thời kỳ phát triển của  vương quốc Cam pu chia (Ăng co huy hoàng):
+         Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp  phát triển.
+      Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham pa, trung và  hạ lưu  sông Mê nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai
+         Kinh đô Ăng co với đền tháp đồ xộ như Angcovát, AngcoThom.
-       Cuối thế kỷ XIII  suy yếu, sau 5 lần bị người Thái xâm, năm 1432 người Khơ me bỏ kinh đô Ang co, lui về phía  cư trú nam Biển Hồ (Phnôm Pênh).
-       Năm 1863  bị Pháp xâm lược.
     
Sự hình thành campuchia
Lịch sử của Campuchia bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên với việc ra đời của Vương quốc Phù Nam (Funan), được cho là quốc gia đầu tiên ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ tại vùng Đông Nam Á.
Vương quốc Phù Nam khi đó nằm trên vùng đất ngày nay là các tỉnh phía nam Campuchia và Tây Nam Việt Nam, tồn tại trên 600 năm. Triều đại này dần suy sụp vào thế kỷ thứ 7 và bị Vương quốc Chân Lạp (Chenla) xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ. Chân Lạp là quốc gia có vị trí tại phía Bắc Campuchia và Nam Lào ngày nay. Triều đại cầm quyền của Chân Lạp có nguồn gốc từ nhân vật thần thoại Campu, lấy nàng Naga (con gái thần nước, biến từ rắn thành thiếu nữ). Tên gọi Campuchia, xuất hiện vào khoảng thế kỷ 10, gắn với tên nhân vật này. Sau năm 707, Chân Lạp bị chia rẽ nội bộ rồi tách thành hai quốc gia Lục Chân Lạp còn gọi là Thượng Chân Lạp (chiếm cứ vùng rừng núi phía Bắc) và Thủy Chân Lạp (chiếm cứ vùng đồng bằng sông Mekong bao gồm các tỉnh phía Nam Campuchia và Tây Nam Việt Nam ngày nay). Đến năm 715, một số nước nhỏ hơn tiếp tục tách ra khỏi hai nước trên làm cho Chân Lạp càng suy yếu.
Sự phát triển của Campuchia
Thời kì Ăng-co (802-1432) là thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia. Ăng-co là tên kinh đô, được xây dựng ở Tây Bắc Biển Hồ (nay thuộc tỉnh Xiêm Riệp). Sau này, người ta lấy Ăng-co đặt tên cho thời kì dài nhất và phát triển nhất của nước Cam-pu-chia phong kiến.
Dưới thời Ăng-co, người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới. Hồ Ba-ray Tây có diện tích rộng 14000 ha, chứa được 47,7 triệu m3 nước. Ngoài nông nghiệp, cư dân còn đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm sản quý và săn bắt thú trên rừng. Thủ công nghiệp ở Cam-pu-chia đã có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đố trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của các đền tháp.
Nhờ sự ổn định vững chắc về kinh tế, xã hội, các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài. Trong các thế kỉ X - XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.



Sự suy thoái của Campuchia
Từ thế kỷ XIII ,Campuchia bắt đầu suy yếu,bị vương quốc Thái tấn công => Bỏ kinh đô chạy về Phnômpênh.
Năm 1863 bị pháp xâm chiếm.
Thành tựu văn hóa tiêu biểu
- Chữ viết: Sáng tạo chữ viết riêng của mình (Chữ Khơ Me cổ), trên cơ sở chữ Phạn
Chữ Phạn
Thành tựu văn hóa tiêu biểu
- Văn học viết và văn học dân gian với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật
Kiến trúc và điêu khắc: Ăng Co Vát và Ăng Co Thom đặc sắc, độc đáo
Tôn giáo: Tiếp thu đạo Hinđu và Phật giáo.
- Chữ viết: Sáng tạo chữ viết riêng của mình (Chữ Khơ Me cổ), trên cơ sở chữ Phạn
Ang co Vat
Ăngcovat- ngôi đền diệu kì của CPC
Ăngcovat (tiếng Khơ me nghĩa là Thành phố Chùa) Công trình được xây dựng vào năm 1122 hoàn thành 1150 dưới thời vua Suryavacman II.
Được xây dựng trên khu đất rộng 200 ha,có 3 tầng Cao 27m…
Hiện nay được xem là niềm tự hào của CPC.
ĂNG- CO THOM
21
Ăng-co Thom
- Ăngko Thom cách Ăngko Vat khoảng 2 km về phía Bắc, được xây dựng dưới triều vua Jayavacman VII.
- Tổng thể mặt bằng hình vuông, mỗi cạnh dài hơn 3 km, có tường thành và hào nước bao quanh, có 4 đường trục vuông góc, mở ra 5 cổng. Hai bên đường có nhiều dãy tượng thần khổng lồ ôm kéo rắn thần Naga. Khu đền đài Bayon là trung tâm của quần thể kiến trúc kỳ vĩ Angkor Thom. Đây là biểu trưng cho hình ảnh nghệ thuật tuyệt vời của Khmer
22
Bayon
Tiên nữ Apsara
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Nguyễn Lệ Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)