Bài 9. Thứ tự kể trong văn tự sự

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Thư | Ngày 21/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Thứ tự kể trong văn tự sự thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

HÂN HẠNH CHÀO ĐÓN
QUÝ THẦY CÔ,CÁC EM HỌC SINH
CÙNG DỰ TIẾT HỌC NÀY
GV Thực hiện: Nguyễn Minh Thư Trường THCS Hùng Vương
1. Ngôi kể là gì?
2. Có mấy loại ngôi kể? Đó là những ngôi kể nào?
a/. Một. Kể theo ngôi mà tác giả tham gia hay quan sát sự việc.
b/. Hai. Kể theo ngôi thứ 1 và ngôi thứ 3.
c/. Hai. Kể theo ngôi thứ 1 và ngôi thứ 2.
d/. Ba. Kể theo ngôi thứ 1, ngôi thứ 2 và ngôi thứ 3
3. Đánh dấu (x) vào ô em cho là đúng khi trả lời câu hỏi:Người kể chuyện là “tôi” trong câu chuyện có phải là tác giả không?
Tác giả
Không nhất thiết là tác giả
x
3. Đặc điểm nào sau đây phù hợp với các loại ngôi kể: ?
Người kể xưng tôi: ……………
Người kể giấu mặt: …………..
Ngôi kể thứ 1
Ngôi kể thứ 3
,


Tuần 9
Tiết 36



TLV: TH? T? K? TRONG VAN T? S?
Thứ năm ngày 08 tháng 10 năm 2009
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự
1. Tóm tắt các sự việc trong văn bản: “Ông lão đánh cá và con cá vàng”
- Giới thiệu vợ chồng ông lão đánh cá.
- Ông lão bắt được cá vàng, thả cá về biển và cá hứa sẽ đền ơn.
- Năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng theo đòi hỏi của mụ vợ.
+ Lần 1: Đòi máng lợn mới.
+ Lần 2: Đòi nhà đẹp.
+ Lần 3: Đòi làm nhất phẩm phu nhân.
+ Lần 4: Đòi làm nữ hoàng.
+ Lần 5: Đòi làm Long Vương.
=> Các sự việc trong văn bản trên được kể theo thứ tự thời gian (kể xuôi).
b/. Ưu điểm:
Kể xuôi là kể các sự việc theo thứ tự (thời gian) từ bắt đầu đến kết thúc.
Truyện mạch lạc, giúp người nghe, đọc dễ hiểu.
a/. Khái niệm
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.
Cái tin thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân, được băng bó ở trạm y tế xã đến chiều nay đã truyền đi khắp xóm.
Số là trưa nay, khi xóm làng đang yên tĩnh, thì vang lên tiếng kêu thất thanh, mỗi lúc một rõ: “Chó dại ! Chó dại ! Cứu tôi với !”. Nhiều người nghe, nhận ra tiếng thằng Ngỗ, nên chẳng ai chạy ra ứng cứu. Bởi dân trong xóm đã một lần mắc lừa thằng Ngỗ.
Ngỗ mồ côi cha mẹ từ sớm, hiện sống với bà ngoại, một người quanh năm ốm yếu, nhà lại nghèo. Thiếu sự rèn cặp của bố mẹ, Ngỗ đi học bữa đực bữa cái, rồi cuối cùng bỏ học luôn, suốt ngày lêu lổng. Người trong xóm không ai muốn cho con cái mình chơi với Ngỗ.
Một hôm chẳng biết buồn tình thế nào, đang giữa trưa yên ắng, Ngỗ ta vun một đống tướng vừa cỏ, vừa rạ ở đầu làng, rồi đốt lên, gió từ cánh đồng làm cho lửa cháy rùng rùng. Thằng Ngỗ vừa chạy vừa la: “Cháy ! Cháy ! Cứu với !”.Nhiều người tưởng thật chạy ra, có người còn xách cả xô nước, cần câu liêm. Ngỗ thấy đánh lừa được nhiều người, cười khanh khách rồi bỏ chạy. Mọi người tức giận lắm. Có người nói với bà lão: “Bà phải đe cháu bà, cứ thế này rồi thì không hay đâu !”. Bà ngoại đã khóc nhiều lần với cháu mà Ngỗ vẫn chứng nào tật ấy. Sự việc hôm nay chỉ là hậu quả của việc làm trước đây của Ngỗ mà thôi. Người trong xóm còn lo, chuyện chó dại cắn đâu chỉ băng bó mà xong, còn phải tiêm nhiều mũi vắc – xin mới yên được. Liệu thằng bé có rút được bài học này không?
+ Ngỗ bị chó cắn được băng bó…
+ Ngỗ bị chó cắn kêu nhưng không ai đến tiếp cứu.
+Ngỗ trêu chọc mọi người làm mất lòng tin.
2. Tìm hiểu bài văn SGK/ 97
- Trình tự các sự việc:
+ Hoàn cảnh của Ngỗ
=>Các sự việc được kể theo thứ tự hồi tưởng, nhớ lại của tác giả (kể ngược) kể từ hậu quả xấu → nguyên nhân làm nổi bật ý nghĩa của một bài học.
+ Hiện tại
(chiều)
(trưa)
(quá khứ)
a/. Khái niệm: Kể ngược là kể theo sự hồi tưởng, nhớ lại (theo mạch cảm xúc) của tác giả.
b/. Ưu điểm: Gây bất ngờ, chú ý cho người đọc (nghe), thể hiện được tình cảm, cảm xúc của người kể.
II. Bài học
Ghi nhớ SGK
a/. Khái niệm: Kể xuôi là kể các sự việc theo thứ tự (thời gian) từ bắt đầu đến kết thúc.
Ưu điểm: Truyện mạch lạc, giúp người nghe, đọc dễ hiểu.
a/. Khái niệm: Kể ngược là kể theo sự hồi tưởng, nhớ lại (theo mạch cảm xúc) của tác giả.
Ưu điểm: Gây bất ngờ, chú ý cho người đọc (nghe), thể hiện được tình cảm, cảm xúc của người kể.
1. Kể xuôi
2. Kể ngược
III. Luyện tâp
1/. Từ phần tìm hiểu bài em hãy cho biết có mấy thứ tự kể? Thứ tự kể nào hay hơn? vì sao?
→ Có hai thứ tự kể: Kể xuôi và kể ngược (kể theo mạch cảm xúc). Thứ tự kể nào cũng hay vì kể xuôi thì làm cho truyện mạch lạc, giúp người nghe, người đọc dể hiểu; Còn kể ngược thì gây được bất ngờ, chú ý cho người đọc, người nghe và bộc lộ được tình cảm, cảm xúc của tác giả.
2/. Cho các đề sau, em hãy xác định thứ tự kể cho thích hợp.
Kể một câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em thích bằng lời văn của em.

b. Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi. →
c. Kể về một lần em mắc lỗi.→
d. Kể về một thầy giáo hay cô giáo mà em quý mến. →
Kể xuôi
Kể ngược
Kể ngược
Kể ngược
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
QUÝ THẤY CÔ, CÁC EM HỌC SINH
ĐÃ CÙNG DỰ TIẾT HỌC NÀY
GV Thực hiện: Nguyễn Minh Thư Trường THCS Hùng Vương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Thư
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)