Bài 9. Thứ tự kể trong văn tự sự

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Như Hoa | Ngày 21/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Thứ tự kể trong văn tự sự thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
Trong văn tự sự người ta thường kể với những ngôi kể nào ? Em hiểu gì về ngôi kể đó ?
Truyện Sơn Tinh _ Thủy Tinh được kể theo ngôi nào ?
Tiết 36 : THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
Ngữ liệu_ phân tích ngữ liệu.
* Ngữ liệu 1:
Truyện : “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
+ Các sự kiện chính :
- Giới thiệu nhân vật ông lão.
- Ông lão bắt được cá vàng => thả cá.
- Cá vàng muốn đền ơn.
- Năm lần ông lão đi ra biển.
=> thứ tự trước – sau ( đầu - cuối )
Trình tự thời gian.
I. BÀI HỌC

Tiết 36 : THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
I. BÀI HỌC
1) Kể theo thứ tự tự nhiên :
- Khái niệm : Sự việc xảy ra trước kể trước, sự việc xảy ra sau kể sau => hết.
- Tác dụng : Làm cho cốt chuyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ theo dõi.
* Ngữ liệu 2 : Bài văn (sgk tr97)
- Chuyện thằng Ngỗ
- Sự kiện chính :
+ Thằng Ngỗ bị chó cắn => kêu cứu => không ai cứu.
+ Ngỗ mồ côi, không người rèn, hư => mọi người xa lánh.
+ Ngỗ trêu trọc, lừa dối => mất lòng tin.
2) Kể ngược :
Khái niệm : kể kết quả, sự việc hiện tại trước => sau đó ngược lên kể nguyên nhân.
Tác dụng : tạo sự bất ngờ, gây hứng thú, thể hiện tình cảm nhân vật.
* Ghi nhớ (sgk tr98)
Tiết 36 : THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
* Ngữ liệu 2 : Bài văn (sgk tr97)
II. Luyện tập
Bài tập 1: (sgk tr98)
- Ngôi kể : Ngôi thứ nhất. ( Nhân vật xưng tôi đóng vai trò người kể chuyện)
- Trình tự kể : kể ngược ( Theo mạch hổi tưởng của nhân vật).
- Vai trò : Hồi tưởng đóng vai trò chất keo kết dính, xâu chuỗi các sự việc : quá khứ, hiện tại thống nhất với nhau.
Tiết 36 : THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
2. Bài tập trắc nghiệm khách quan :
Câu 1 : Thứ tự kể trong văn tự sự :

A. Bao giờ cũng phải kể sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể sau.

B. Bao giờ cũng kể theo thứ tự ngược lại, việc gì xảy ra sau thì kể trước, việc gì xảy ra trước thì kể sau.

C. Có thể kể theo thứ tự tự nhiên hoặc ngược lại.

D. Muốn kể thế nào cũng được, không cần tuân theo quy tắc nào.
II. Luyện tập
Tiết 36 : THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
Câu 2 : Nhận xét nào sai khi nói về thứ tự kể trong văn tự sự :

A. Thứ tự kể bao giờ cũng phải kể theo trình tự tự nhiên của sự việc.

B. Thứ tự kể có thể kể theo trình tự tự nhiên của sự việc.

C. Thứ tự kể có thể không kể theo trình tự tự nhiên của sự việc.
Bài tập trắc nghiệm khách quan
II. Luyện tập
Tiết 36 : THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
Câu 3 : Khi kể theo thứ tự ngược, người kể nhằm mục đích :

A. Gây bất ngờ, gây chú ý đối với người đọc.

B. Thể hiện tình cảm của nhân vật.

C. Cả A và B.

D. Cả A và B đều sai.
Bài tập trắc nghiệm khách quan
II. Luyện tập
Tiết 36 : THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
1) Kể theo thứ tự tự nhiên :
- Khái niệm : Sự việc xảy ra trước kể trước, sự việc xảy ra sau kể sau => hết.
- Tác dụng : Làm cho cốt chuyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ theo dõi.
2) Kể ngược :
Khái niệm : kể kết quả, sự việc hiện tại trước => sau đó ngược lên kể nguyên nhân.
Tác dụng : tạo sự bất ngờ, gây hứng thú, thể hiện tình cảm nhân vật.
CỦNG CỐ
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Nắm vững bài học, ghi nhớ sgk tr98.
- Lập dàn ý bài tập 2.
- Ôn tập phương pháp làm văn tự sự.
- Tập làm các đề TLV sgk tr99.
* Ngữ liệu 2 : Bài văn (SGKtr97)
Cái tin thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân, được băng bó ở trạm y tế xã đến chiều nay đã đi truyền khắp xóm.
Số là trưa nay, khi xóm làng đang yên tĩnh, thì vang lên tiếng kêu thất thanh, mỗi lúc một rõ : “Chó dại ! Chó dại ! Cứu tôi với!”. Nhiều người nghe nhận ra tiếng thằng Ngỗ, nên chẳng ai chạy ra ứng cứu. Bởi dân trong xóm đã môt lần mắc lừa thằng Ngỗ.
Ngỗ mồ côi cha mẹ từ sớm, hiện sống với bà ngoại, một người quanh năm ốm yếu, nhà lại nghèo. Thiếu sự rèn cặp của bố mẹ, Ngỗ đi học bữa đực bữa cái, rồi cuối cùng bỏ học luôn, suốt ngày lêu lổng. Người trong xóm không ai muốn cho con cái mình chơi với Ngỗ. Một hôm, chẳng biết buồn tình thế nào, đang giữa trưa yên ắng, Ngỗ ta vun một đống tướng vừa cỏ, vừa rạ ở đầu làng, rồi đốt lên, gió từ cánh đồng làm cho lửa cháy rùng rùng. Thằng Ngỗ vừa chạy vừa la : “Cháy ! Cháy ! Cứu với !”. Nhiều người tưởng thật chạy ra, có người còn xách cả xô nước, cầm câu liêm. Ngỗ thấy đánh lừa được nhiều người, cười khanh khách rồi bỏ chạy. Mọi người tức giận lắm. Có người nói với bà lão : “Bà phải đe cháu bà, cứ thế này rồi thì không hay đâu !”. Bà ngoại đã khóc nhiều lần với cháu mà cháu vẫn chứng nào tật nấy. Sự việc hôm nay chỉ là hậu quả của việc làm trước kia của Ngỗ mà thôi. Người trong xóm còn lo, chuyện chó dại cắn đâu chỉ băng bó là xong, còn phải tiêm nhiều mũi vắc-xin mới yên được. Liệu thằng bé có rút được bài học này không ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Như Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)