Bài 9. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Chia sẻ bởi Lương Xuân Vĩnh | Ngày 19/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

Tiết 10: Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiết 1)
Nội dung bài học
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a. Tính chất nhiệt đới:

Dựa vào SGK và những hiểu biết của bản thân, em hãy giải thích nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới?
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a. Tính chất nhiệt đới:
 Nguyên nhân:

Do vị trí nước ta nằm trong vòng đai nội chí tuyến  Nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn.
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a. Tính chất nhiệt đới:
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào?
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a. Tính chất nhiệt đới:
 Biểu hiện:
- Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm.
- Nhiệt độ trung bình năm cao trên 200C.
- Tổng số giờ nắng đạt 1.400 – 3.000 giờ/năm.
a. Tính chất nhiệt đới:
b. Lượng mưa, độ ẩm lớn:
Dựa vào SGK và những hiểu biết của bản thân, em hãy giải thích vì sao khí hậu nước ta có lượng mưa và độ ẩm lớn?
b. Lượng mưa, độ ẩm lớn:
 Biểu hiện:

- Lượng mưa trung bình năm cao: 1.500 – 2.000 mm (có nơi đạt 3.500 – 4.000 mm).
- Độ ẩm không khí cao trên 80%.

b. Lượng mưa, độ ẩm lớn:
 Nguyên nhân:

Do giáp biển  các khối không khí qua biển đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn
a, Tính chất nhiệt đới:
b. Lượng mưa, độ ẩm lớn:
c/ gió mùa :
- Nguyên nhân:

Sự chênh lệch khí áp giữa 2 bán cầu tạo gió mùa,
VN nằm trong vùng ảnh hưởng của gió mùa.
- Biểu hiện:
Gió mùa mùa đông Gió mùa mùa hạ
Hoạt động của gió mùa mùa đông
GIÓ MÙA MÙA ĐÔNG:
Gió mùa
mùa đông
Hoạt động của gió mùa
Gió mùa
mùa hạ
Hoạt động của gió mùa mùa đông
Hoạt động của gió mùa mùa hạ
A . GIÓ MÙA MÙA HẠ :
Từ tháng 5 -10 . 2 luồng gió TN cùng hướng
Đầu Hạ : Khối khí nóng ẩm B Ấn Độ Dương di chuyển vào :VN hướng TN :
+ Mưa lớn : Nam bộ , Tây Nguyên
+ Hiệu ứng fơn – khô , nóng : Duyên hải m Trung , fần N của TB
Đầu mùa hạ
Giữa & Cuối mùa hạ
FIT
_
Hoạt động của gió mùa
23023’B
8034’B
Hoạt động của gió mùa đã dẫn tới sự phân chia KH khác nhau giữa các khu vực như thế nào?
Miền Bắc:
- Mùa đông: lạnh, ít mưa
- Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều
Miền Nam:
- Mùa mưa
- Mùa khô
BÀI TẬP

Câu 1: Giải thích tại sao khí hậu nước ta lại mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?

Câu 2: Giả sử không có gió mùa mùa đông thì tự nhiên nước ta sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 1: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí
A. Thuộc châu Á      
B. Nằm ven biền Đông, phía tây Thái Bình Dương
C. Nằm trong vùng nội chí tuyến      
D. Nằm trong vùng khí hậu gió mùa
Câu 2: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện ở
A. Độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương
B. Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đên 2000 mm
C. Trong năm có hai mùa rõ rệt
D. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm
Câu 3: Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn là do
A. Quanh năm có góc nhập xạ lớn và có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh
B. Phần lớn diện tích nước ta là vùng đồi núi
C. Có nhiệt độ cao quanh năm
D. Quanh năm trời trong xanh ít nắng
Câu 4: Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500 – 2000 mm/năm nguyên nhân chính là do
A. Tín phong mang mưa tới
B. Nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn
C. Các khối không khí qua biển mang ẩm vào đất liền
D. Địa hình cao đón gió gây mưa
Câu 5: Nhận định nào dưới đây đúng?
A. Toàn lãnh thổ nước ta, trong năm có một lần mặt trời lên thiên đỉnh
B. Toàn lãnh thổ nước ta, trong năm có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh
C. Trong năm, miền Bắc có 1 lần còn miền Nam có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh
D. Trong năm, miền Bắc có 2 lần còn miền Nam có 1 lần mặt trời lên thiên đỉnh
Câu 6: Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới, cụ thể là
A. Nhiệt độ trung bình năm toàn quốc đều trên 20oC
B. Nhiệt độ trung bình năm toàn quốc đều trên 20oC ( trừ vùng núi Đông Bắc)
C. Nhiệt độ trung bình năm toàn quốc đều trên 20oC ( trừ vùng núi Tây Bắc)
D. Nhiệt độ trung bình năm toàn quốc đều trên 20oC ( trừ vùng núi cao)
Câu 7: ở nước ta, những nơi có lượng mưa lớn nhất là
A. Các đồng bằng châu thổ (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long)
B. Các đồng bằng ven biển miền Trung
C. Các sườn núi đón gió biển và các khối núi cao
D. Các thung lung giữa núi

Câu 8: Trên đất liền nước ta, nơi có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh cách xa nhau nhất là
A. Điểm cực Bắc       B. Điểm cực Nam
C. Điểm cực Đông       D. Điểm cực Tây
Câu 9: Trên đất liền nước ta, nơi có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh gần nhất là
A. Điểm cực Bắc       B. Điểm cực Nam
C. Điểm cực Đông      D. Điểm cực Tây

Câu 10: Loại gió có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta là:
A. Gió mùa Đông Bắc      B. Tín phong
C. Gió mùa Tây Nam       D. Gió mùa Đông Nam
Câu 11: Ở nước ta, Tín phong hoạt động mạnh nhất vào thời gian nào?
Giữa mùa gió Đông Bắc      
B. Giữa mùa Gió Tây Nam
C. Đầu mùa gió Đông Bắc và giữa mùa gió Tây Nam      
D. Chuyển tiếp giữa hai mùa gió

Câu 12: Gió mùa đông hoạt động ở nước ta trong thời gian nào?
Từ tháng 5 đến tháng 10      
B. Từ tháng 6 đến tháng 12
C. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau      
D. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau
Câu 13: khu vực chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông bắc ở nước ta là
Đồng bằng sông Hồng      
B. Vùng núi Tây Bắc
C. Vùng núi Đông Bắc      
D. Vùng núi Trường Sơn Bắc
Dựa vào kiến thức đã học cho biết vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Trả lời:
- Trung tâm xuất phát gió mùa Đông Bắc: khối khí lạnh cực lục địa từ trung tâm cao áp Xibia ở vĩ độ 50oB.
- Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn, nên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết trung tâm xuất phát gió mùa Đông Bắc và tính chất của khối khí này
Dựa vào hình 9.2, hãy cho biết các trung tâm cao áp hình thành gió mùa mùa hạ ở Việt Nam, hướng di chuyển và tính chất của gió này.
- Gió từ trung tâm cao áp Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan (khối khí nhiệt đới vịnh Bengan - TBg) xâm nhập trực tiếp vào nước ta theo hướng tây nam. Khối khí này ẩm, nhưng sau khi vượt núi (Trường Sơn, dãy sông Mã,...) vào nước ta trở nên khô nóng (hiện tượng phơn).
- Gió từ trung tâm cao áp cận chí tuyến nửa cầu Nam (khối khí xích đạo) thổi hướng đông nam, chuyển sang hướng tây nam sau khi vượt qua xích đạo (do lực Côriôlit) xâm nhập trực tiếp vào nước ta. Khối khí này có tầng ẩm rất dày tạo nên dòng thăng lớn trên đường hội tụ nội chí tuyến, gây mưa cho các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên.
Hoạt động của gió mùa đã dẫn tới sự phân chia mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực như thế nào?
Trả lời:
Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.
   + Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
   + Ở miền Nam: có hai mùa khô, mưa ẩm rõ rệt.
   + Ở vùng đồng bằng ven biển miền Trung: có hai mùa mưa, khô, nhưng mùa mưa lệch về thu đông.
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Làm câu hỏi và bài tập SGK trang 44.
Sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao nói về khí hậu và thời tiết của Việt Nam.
Xem tiếp bài 10 trang 45.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Xuân Vĩnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)