Bài 9. Tế bào nhân thực (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn A | Ngày 10/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Tế bào nhân thực (tiếp theo) thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

BÀI 17
TẾ BÀO NHÂN THỰC
Nhóm 5 Lớp 10 Toán
 


NỘI DUNG CHÍNH
X – Màng sinh chất
Cấu tạo
Chức năng
XI – Các cấu trúc bên
ngoài màng sinh chất
Thành tế bào
Chất nền
ngoại bào
Các sợi của
chất nền ngoại bào
Glicôprôtêin
}
Cacbohidrat
Khung xương
tế bào
Côlestêrôn
Prôtêin
xuyên màng
Prôtêin bám màng
Phôtpholipit
{
Glicôlipit
Lớp kép Phôtpholipit
Dựa vào hình bên hãy
nêu cách sắp xếp các Phôtpholipit ?
Đầu
ưa nước
Đuôi
kị nước
Lớp kép Phôtpholipit gồm :
+Hai đầu ưa nước quay ra
ngoài
+Hai đầu kị nước quay vào
trong
X – MÀNG SINH CHẤT
1. Cấu tạo của màng sinh chất:
Màng sinh chất được cấu tạo từ các thành phần chính là:
+ Lớp kép phôtpholipit: đầu ưa nước quay ra ngoài, đuôi kỵ nước hướng vào trong.
+ Các phân tử prôtêin, gồm: prôtêin bám màng, prôtêin xuyên màng.
+ Các phân tử cacbohidrat:
- Nếu liên kết với prôtêin thì tạo thành glicôprôtêin.
- Nếu liên kết với lipit thì tạo thành glicôlipit.
+ Các phân tử côlestêrôn nằm giữa lớp kép phôtpholipit.


Màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình nào ?
Màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình nào ?
Màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động:

+ Cấu trúc khảm: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử
prôtêin và các phân tử khác(trung bình cứ 15 phân tử phôtpholipit xếp liền nhau lại xen vào 1 phân tử prôtêin).

+ Cấu trúc động: do lực liên kết yếu giữa các phân tử nên
photpholipit có thể chuyển động trong màng với tốc độ
trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng cóthể chuyển động chậm hơn nhiều so với phôtpholipit.
1
2
3
4
5
a. “Dấu chuẩn” nhận biết tế bào từng loại
b. Tiếp nhận và truyền thông tin
c. Tạo kênh Prôtêin vận chuyển nước
và các chất tan trong nước
d. Định vị Enzim
e. Nhận biết các tế bào trong cùng mô
Một số chức năng của màng sinh chất
a
e
b
d
c
X – MÀNG SINH CHẤT
1. Cấu tạo của màng sinh chất:
2. Chức năng:
- Màng sinh chất có tính bán thấm: Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc: lớp photpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào.
Thu nhận các thông tin lí hoá học từ bên ngoài (nhờ các prôtêin thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời. 
- Các prôtêin màng làm nhiệm vụ ghép nối các tế bào trong một mô.
- Nhờ có các “dấu chuẩn” glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào mà các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).
- Là nơi định vị của nhiều loại enzim.
XI-CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH CHẤT
1.Thành tế bào:
Tế bào thực vật có thành tế bào bằng xenlulôzơ.

Tế bào nấm có thành tế bào là kitin.
Điểm khác nhau
giữa thành tế bào
thực vật và nấm ?
-Trên thành tế bào thực vật còn có cầu sinh chất đảm bảo cho các tế bào có thể ghép nối và liên lạc với nhau dễ dàng.
1.Thành tế bào:
XI-CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH CHẤT
Hãy nêu thành phần của chất nền ngoại bào ?
Dựa vào sách giáo khoa, hãy nêu
vai trò của chất nền ngoại bào.
2. Chất nền ngoại bào(áo tế bào):

XI- CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINHCHẤT
1.Thành tế bào:
Chất nền ngoại bào nằm ngoài màng sinh chất của tế bào người và động vật.
Chất nền ngoại bào được cấu tạo chủ yếu bằng các loại sợi glicôprôtêin kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác.
- Vai trò: giúp các tế bào liên kết nhau tạo nên các mô và giúp tế bào nhận thông tin.
Cám ơn các bạn đã
chú ý lắng nghe
 
 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn A
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)