Bài 9. Tế bào nhân thực (tiếp theo)

Chia sẻ bởi VÕ PHÚ DƯƠNG | Ngày 10/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Tế bào nhân thực (tiếp theo) thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Tế bào nhân thực(tt)

5. Ti thể:
- Cấu tạo: là bào quan có hai lớp màng và chất nền.
+ Màng ngoài không gấp khúc, màn trong gấp khúc tạo thành mào, trên mào có đính nhiều enzim hô hấp.
+ Chất nền chứa AND và ribôxôm.
- Chức năng: cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng ATP, tạo nhiều sảm phẩm trung gian quan trong quá trình chuyển hóa vật chất Số lượng ti thể khác nhau tùy loại tế bào.
6. LỤC LẠP: Là bào quan chỉ có ở TB TV
*CT: - Bên ngoài: Có 2 lớp màng bao bọc
- Bên trong : +Strôma (chất nền): Có ADN và RBX
+Grana : các túi tilacôit xếp chồng lên nhau (trên màng tilacôit có nhiều chất diệp lục và enzim quang hợp)
*CN: Chuyển đổi quang ánh sáng thành quang hóa học, thực hiện chức năng quang hợp
Tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh của lá cây có liên quan gì đến chức năng quang hợp không?
Tại sao Ti thể được ví như nhà máy điện của TB còn lục lạp như là nhà máy cung cấp nguyên liệu cho nhà máy điện?
7. Một số bào quan khác
a. Không bào: Thường chỉ có ở TBTV
*CN: +chứa chất dự trữ: muối khoáng (ở TB rễ), chứa sắc tố (ởTB cánh hoa), Chứa chất phế thải độc hại,
+Hoạt động như máy bơm (ở TB lông hút rễ cây)

*CT: +chỉ có một lớp màng bao bọc
Tế bào động vật
Tế bào TH?C vật
*CT: - Có một lớp màng bao bọc
- Chứa nhiều loại enzim thuỷ phân
b. Lizôxôm
*CN: Phân huỷ các TB già, TB bị tổn thương không hồi phục, bào quan già
Tế bào cơ, TB hồng cầu, TB bạch cầu và TB thần kinh loại TB nào có nhiều lizôxôm nhất?
1/Cấu trúc: theo mô hình khảm động
Các phân tử cholesterol (ở TB ĐV và người)
8. Màng sinh chất (màng tế bào)
-Các lipôprôtêin (thụ thể) và glicôprôtêin (dấu chuẩn)
- Lớp photpholipid kép và prôtêin: +2 lớp photpholipid trong màng luôn quay 2 đuôi kị nước vào nhau và 2 đầu ưa nước ra bên ngoài để tiếp xúc với môi trường +Prôtêin (kênh vận chuyển): xếp xen với lớp photpholipid, gồm Pr xuyên màng và Pr bám màng
8. Màng sinh chất (màng tế bào)
1/ Cấu trúc
2/ Chức năng:
Trao đổi chất với môi trường 1 cách có chọn lọc (tính bán thấm)
+Lớp photpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ, không phân cực đi qua. VD: CO2, , O2
+Kênh prôtêin cho các chất phân cực và tích điện đi qua. VD: K+ , Na+...
- Các prôtêin thụ thể: thu nhận thông tin từ bên ngoài TB và đưa ra đáp ứng thích hợp
- Các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại TB: nhận biết TB của cùng cơ thể và TB “lạ”.
Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì có thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan “lạ” và đào thải các cơ quan lạ đó?
9. CÁC CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH CHẤT
1/Thành tế bào:
-Cấu trúc: +TV: thành TB cấu tạo chủ yếu bằng xenlulôzơ
+Nấm: thành TB cấu tạo là kitin
-Chức năng: Bảo vệ và quy định hình dạng TB
2/ Chất nền ngoại bào (ở TB ĐV và người)
-Cấu tạo: chủ yếu từ các loại sợi glicôprôtêin kết hợp với chất vô cơ và hữu cơ-
-Chức năng: +giúp các TB liên kết với nhau tạo nên mô xác định
+giúp TB thu nhận thông tin
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: VÕ PHÚ DƯƠNG
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)