Bài 9. Tế bào nhân thực (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Phùng Diệp Lài | Ngày 10/05/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Tế bào nhân thực (tiếp theo) thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO
VÀ CÁC EM HỌC SINH
Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm chung của tế bào nhân thực ?
- Có kích thước lớn.
- Có cấu trúc phức tạp:
+ Có nhân tế bào, có màng nhân
+ Tế bào chất có hệ thống màng chia tế bào thành các xoang riêng biệt
+ Các bào quan đều có màng bao bọc.
Kiểm tra bài cũ
Câu 2: Cấu trúc của chất nhiễm sắc trong nhân tế bào nhân thực là:
a. ADN và prôtêin b. ADN và ARN
c. ARN và prôtêin d. ADN trần,vòng

Tiết 11 TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo)

V - TI THỂ
VI - LỤC LẠP
VII – MỘT SỐ BÀO QUAN KHÁC
1. Không bào
2. Lizôxôm
IX - CÁC CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH CHẤT
1. Thành tế bào
2. Chất nền ngoại bào







V – TI THỂ
1. Cấu trúc:
Ti thể có 2 lớp màng bao bọc.
- Màng ngoài trơn, không gấp khúc.
- Màng trong gấp nếp tạo thành các mào ăn sâu vào chất nền, trên mào có đính nhiều enzim hô hấp.
- Bên trong chất nền có chứa ADN và ribôxôm.
2. Chức năng:
Ti thể là nơi tổng hợp ATP: cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.
VI - LỤC LẠP
VI - LỤC LẠP
Lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật.
1. Cấu trúc:
- Bên ngoài có 2 lớp màng bao bọc
- Bên trong có hai thành phần
+ Grana : các túi dẹt tilacôit xếp chồng lên nhau (trên màng tilacôit có diệp lục và enzim quang hợp).
+ Chất nền: không màu có chứa ADN và ribôxôm.
2. Chức năng:
- Có khả năng chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học trong các hợp chất hữu cơ.
- Thực hiện chức năng quang hợp của tb thực vật.
Tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh của lá cây có liên quan gì đến chức năng quang hợp không?
VII – MỘT SỐ BÀO QUAN KHÁC
1. Không bào
- Chức năng: chứa các chất dự trữ, các sắc tố thu hút côn trùng, các chất phế thải độc hại và giúp tế bào hút nước.
- Cấu trúc: phía ngoài có một lớp màng bao bọc, trong là dịch bào chứa chất hữu cơ và ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu.
- Cấu trúc: dạng túi nhỏ, có một lớp màng bao bọc, chứa enzim thuỷ phân.
2. Lizôxôm
- Chức năng: phân huỷ tế bào già, tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi và các bào quan đã già.
Lizôxôm có cấu trúc và chức năng gì?
- Cấu trúc: theo mô hình khảm động, gồm hai thành phần chính là lớp phôtpholipit kép và prôtêin.
+ Lớp phôtpholipit kép: quay hai đuôi kị nước vào nhau và hai đầu ưa nước ra ngoài.
+ Prôtêin: xếp xen với lớp phôtpholipit kép, gồm prôtêin xuyên màng và prôtêin bám màng.
+ Các thành phần: prôtêin, glicôprôtêin, glicôlipit làm nhiệm vụ như giác quan, dấu chuẩn nhận biết tế bào và là kênh vận chuyển.
VIII. MÀNG SINH CHẤT (MÀNG TẾ BÀO)
- Chức năng:
Trao đổi chất với môi trường có chọn lọc (tính bán thấm).
Thu nhận thông tin từ bên ngoài tế bào và đưa ra đáp ứng thích hợp.
Nhờ các “dấu chuẩn” đặc trưng mà các tế bào có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ.
IX - CÁC CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH CHẤT
1. Thành tế bào
- Cấu trúc: ở tế bào thực vật thành tế bào cấu tạo bằng xenlulôzơ, ở nấm là kitin.
- Chức năng: bảo vệ và quy định hình dạng tế bào.
2. Chất nền ngoại bào
- Cấu trúc: chủ yếu từ các loại sợi glicôprôtêin kết hợp với chất vô cơ và hữu cơ.
- Chức năng: giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên mô xác định và giúp tế bào thu nhận thông tin.
Củng cố
Câu 1: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là:
Có chứa sắc tố quang hợp.
Có chứa nhiều loại enzim hô hấp.
Được bao bọc bởi lớp màng kép.
Có chứa nhiều phân tử ATP.

Câu 2: Điểm giống nhau giữa không bào và lizôxôm là:
Bào quan có lớp màng kép bao bọc.
Đều có kích thước lớn.
Được bao bọc bởi 1 lớp màng đơn.
Chủ yếu có trong tế bào thực vật.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phùng Diệp Lài
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)