Bài 9. Tế bào nhân thực (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Phạm Minh Anh | Ngày 10/05/2019 | 76

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Tế bào nhân thực (tiếp theo) thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng cô và các bạn
đến với bài thuyết trình của chúng em
Thành viên: Huỳnh Đặng Tuấn Anh
Trịnh Thị Mỹ Duyên
Nhữ Đình Huy
Phạm Quang Tuấn
Nguyễn Thị Thảo
Đinh Tuấn Ninh
BÀI 9: TẾ BÀO NHÂN THỰC (Tiếp theo)
NỘI DUNG CHÍNH
Ti thể
Lục lạp
Cấu tạo
Chức năng
Cấu tạo
Chức năng
V. Ti Thể
V. TI THỂ
CẤU TẠO
CHỨC NĂNG
Là bào quan có hai lớp màng và chất nền.
Màng ngoài không gấp khúc, màn trong gấp khúc tạo thành mào, trên mào có đính nhiều enzim hô hấp.
Chất nền chứa AND và ribôxôm.


Cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng ATP, tạo ra nhiều sản phẩm trung gian quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất
Hình dáng, kích thước và ở mỗi ti thể ở các tế bào khác nhau
Một tế bào có vài nghìn ti thể
VI. LỤC LẠP
Là bào quan chỉ có ở Tế bào hực vật
Lục lạp cũng có cấu trúc màng kép.
-Màng ngoài dễ thấm,
-Màng trong ít thấm, không xếp lại thành mào

-Màng trong bao bọc một vùng có màu xanh lục được gọi là chất nền (stroma), chứa các enzyme, các ribosome, ARN và ADN.

-Hệ thống quang hợp hấp thu ánh sáng được chứa trong màng thứ 3 tách biệt. Màng này hình thành 1 tập hợp các túi dẹt hình đĩa gọi là tilacôit.

-Các tilacôit có xu hướng xếp chồng lên nhau tạo các hạt grana.
Tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh của lá cây có liên quan tới chức năng quang hợp hay không?
Diệp lục tố (chlorophylle) nằm trên màng tilacôit nên lá cây có màu xanh
Nhờ chlorophille chứa trong lục lạp mà cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và biến chúng thành năng lượng hoá học trong ATP để tổng hợp các chất hữu cơ. Quá trình quang hợp được tổng quát bằng sơ đồ sau:
năng lượng ánh sáng
6CO2 + 6H2O C6H12O6 + O2
Chlorophille
CÂU TRẢ LỜI
Chức năng: Lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng chuyển đổi quang năng thành năng lương hóa học
Không bào
VII. Một số bào quan khác
Không bào
Mỗi không bào được bao bọc bởi 1 lớp màng, bên trong là dịch chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo áp suất thẩm thấu cho tế bào.
Không bào là một bào quan của tế bào thực vật.
Chức năng của không bào phụ thuộc vào từng sinh vật và từng tế bào.
Các tế bào thực vật chưa trưởng thành chứa nhiều không bào nhỏ. Trong quá trình lớn lên, các tế bào hút thêm nước to ra và nhập lại với nhau thành một không bào lớn chiếm hầu hết thể tích của tế bào trưởng thành.
Không bào thực vật đóng vai trò quan trọng trong:
1. Sự vận chuyển ion, đường, nước trong tế bào
2. Có vai trò cân bằng áp suất thẩm thấu trong tế bào
3. Có thể đảm nhiệm chức năng của lysosome do có chứa enzyme hydrolases, (còn gọi là không bào tiêu hóa ở vài loài thực vật sống khí hậu khắc nghiệt như Nắp ấm...)
4. Chứa những chất sáp, nhựa, tinh bột (như aluron ở những tế bào phôi nhũ)
5. Loại bớt đôc tố cho cây
2. Lixôxôm
Kích thước, hình dạng của lysosome rất đa dạng và tuỳ thuộc vào các chất khác nhau mà thể lysosome thu thập vào để phân giải.
Là một bào quan của tế bào động vật được bao bởi một màng lipoproteide (màng tế bào).
Trong tế bào, nếu lizôxôm bị vỡ ra thì các enzim của nó sẽ phân hủy luôn cả tế bào.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Minh Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)