Bài 9. Tế bào nhân thực (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Lam Phung Hoang | Ngày 10/05/2019 | 65

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Tế bào nhân thực (tiếp theo) thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Bài 9:

TẾ BÀO NHÂN THỰC
(tiếp theo)
VI- TI THỂ:
Quan sát hình và mô tả cấu trúc của ti thể ?
1. Cấu trúc:
Bên ngoài có 2 lớp màng.
+ Màng ngoài trơn
+ màng trong gấp nếp có chứa nhiều enzim hô hấp.
- Bên trong là chất nền chứa ADN và ribôxôm.

Tế bào nào sau đây có chứa nhiều ti thể nhất ?

A. Tế bào cơ
B .Tế bào gan
C. Tế bào xương
D. Tế bào biểu bì
Ví dụ :
-TB gan có 2500 ti thể
-TB cơ ngực của các loài chim bay cao bay xa có 2800 ti thể
? Em có kết luận gì về số lượng ti thể ở các loại tế bào khác nhau? Có liên hệ gì đến chức năng của ti thể?
V- TI THỂ:
2. Chức năng:

Hô hấp tế bào: Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào dưới dạng các phân tử ATP.
VI- LỤC LẠP
1. Cấu trúc:
- Bên ngoài: có 2 lớp màng.
- Bên trong gồm 2 thành phần:
+ Chất nền: có chứa ADN và Ribôxôm.
+ Các hạt Grana: là hệ thống các túi dẹt Tilacoit xếp chồng lên nhau.
. Ở màng Tilacoit chứa chất diệp lục và enzim quang hợp.
Quan sát hình và mô tả cấu trúc của lục lạp?
Tại sao lá cây có màu xanh? Và mặt trên lá có màu xanh sẫm hơn mặt dưới?
Do lá có chứa chất diệp lục.
Mặt trên lá nhận được nhiều ánh sáng, nên có nhiều chất diệp lục được hình thành.
VII- LỤC LẠP
2. Chức năng:
- Quang hợp: chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học chứa trong các hợp chất hữu cơ(cacbohidrat).

Lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật. Vậy Lục lạp có chức năng gì?
VI- LỤC LẠP
VIII- MỘT SỐ BÀO QUAN KHÁC
1) Không bào:
Dịch bào
Màng
Hãy mô tả cấu trúc của không bào?
Phía ngoài: có một lớp màng bao bọc.
Bên trong: chứa chất dinh dưỡng, có khi là chất chất phế thải, độc hại(chất hữu cơ, vô cơ khác nhau).
Chức năng của không bào?
Chức năng:
Tuỳ theo loài sinh vật và loại tế bào.
Giúp tế bào hút nước. Vd: ở rễ cây.
Chứa sắc tố thu hút côn trùng thụ phấn. Vd: ở hoa.
Không bào có chức năng tiêu hóa.
Vd: ở động vật nguyên sinh.
Vì sao không bào thường có ở tế bào thực vật trưởng thành còn ở tế bào động vật hầu như không có?

2) Lizôxôm:
Cấu trúc của lizôxôm ?
Cấu trúc:
Dạng túi nhỏ: có một lớp màng bao bọc.
Bên trong: chứa enzim thuỷ phân.
Trong các loại tế bào sau đây, tế bào nào có nhiều lizôxôm nhất? Vì sao?

Đúng

Sai
Điều gì xảy ra nếu lizôxôm của tế bào bị vỡ ra?
Nếu vỡ ra các enzim thuỷ phân tràn ra tế bào chất, có thể phá hủy tế bào.
Vd: Lập trình rụng đuôi ở nòng nọc của ếch, nhái.(Trang 43 SGK)
Chức năng:
Tham gia phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi, bào quan già.
Chức năng của Lizôxôm?
LUYỆN TẬP
Dựa vào thông tin đã học em hãy cho biết đặc điểm cấu trúc của các bào quan sau:
1) Ứng dụng trong việc thu hút côn trùng có ích tiêu diệt sâu hại?
2) Tạo lương thực, cân bằng sinh quyển trái đất?
3) Trong hoạt động tích cực của thể chất và tinh thần ?
4) Tìm số lớp màng bao bọc của các bào quan sau: Ti thể, lục lạp, không bào, lizôxôm, ribôxôm…
Các bào quan:
Không bào
2) Lục lạp
3) Ti thể
4) Có 2 lớp màng, 1 lớp màng, không có lớp màng bao bọc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lam Phung Hoang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)