Bài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Chia sẻ bởi Đồng Ngọc Thiên Kim | Ngày 19/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG III:
Cấu trúc của Trái Đất
Các quyển của lớp vỏ Trái Đất
Bài 9:

Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

I.Ngoại Lực:

Định nghĩa: ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
Nguồn năng lượng: chủ yếu là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời
Các nhân tố tác động:
Khí hậu: nhiệt độ, gió, mưa…
Nước: nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển…
Sinh vật: động vật, thực vật và con người.


II: Tác động của ngoại lực:
Tác động đến địa hình của bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực:
Quá trình phong hóa
Quá trình bóc mòn
Quá trình vận chuyển
Quá trình bồi tụ
1.Quá trình phong hóa:
Là quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, của nước, ôxi, khí cacbonic, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật
Cường độ phong hóa: mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất.
A. Phong hóa lí học:
Định nghĩa: Là quá trình phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau mà không làm biến đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng.
Nguyên nhân: do sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối.
Kết quả: đá bị rạn nứt, vỡ thành tảng và mảnh vụn
Phong hóa lí học do nhiệt độ:
Nhiệt độ thay đổi

Độ liên kết giữa các lớp đất đá bị phá hủy dần
Đá bị rạn nứt, vỡ vụn thành các mảnh vụn
Phong hóa lí học do nhiệt độ
HOANG MẠC ĐÁ
Phong hóa vật lý do sự đóng băng của nước:
Nhiệt độ giảm dưới 0C
Nước trong các khe nứt của đá bị đóng băng
Tạo thành áp lực tác động lên thành khe nứt
Đá bị rạn nứt, vỡ vụn thành các mảnh vụn
Phong hóa vật lý do sự kết tinh của các chất muối:
Hiện tượng bốc hơi mạnh ở những miền
khí hậu khô nóng
Nước trong khoáng vật bóc hơi theo các mao dẫn
Trên đường bốc hơi nước hòa tan với các muối khoáng
và khi nước bốc hơi muối khoáng đọng lại

Tạo áp lực lên thành mao dẫn
Đá bị rạn nứt, vỡ vụn thàn mảnh
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác gây ra phong hoá lí học như:
Tác động ma sát hoặc va đập của gió, sông, nước chảy
Hoạt động sản xuất của con người
B. Phong hóa hóa học:
Định nghĩa: là quá trình phá huỷ, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hoá học của đá và khoáng vật.
Nguyên nhân: nước, các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic, ôxi, axit hữu cơ của sinh vật…
Kết quả: đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá học, xuất hiện địa hình cactơ.
Động Phong Nha
Hang Đầu Gỗ
Động Thiên Cung (hạ Long) – 1 dạng địa hình cacxtơ ngầm, kết qủa của quá trình hóa tan trong phong hóa hóa học

C. Phong hóa sinh học:
Định nghĩa: là sự phá hủy đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây…
Kết quả: đá và các khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ giới vừa phá hủy về mặt hóa học.
Cây phát triển trên đá
Các sản phẩm của quá trình phong hoá một phần bị nước hoặc gió cuốn đi, phần còn lại phủ trên bề mặt đá gốc tạo thành lớp vỏ phong hoá tạo ra nguyên liệu cho quá trình vận chuyển và bồi tụ
1.Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn là kết quả của:
a. Phong hoá hoá học
b. Phong hoá sinh học
c. Phong hoá lí học
d. a, b, c đều sai
Câu hỏi trắc nghiệm:
c.
2. Quá trình phong hoá làm biến đổi thành phần, tính chất hoá học của đá và khoáng vật là:
Phong hoá sinh học
Phong hoá hoá học
Phong hoá lí học
b.
3.Yếu tố nào sau đây không thuộc về ngoại lực?
Khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa,…)
Năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ
Nước (nước chảy, nước ngầm,băng hà…)
Sinh vật (động thực vật và con người)
b.
Cám ơn cô và các bạn đã chú ý theo dõi

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đồng Ngọc Thiên Kim
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)