Bài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Chia sẻ bởi Bùi Thị Liếp | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

Ngày 01 tháng 10 năm 2009



Tiết 10.Bài 9:
tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo)

2. Qúa trình bóc mòn.
Bóc mòn là quá trình dưới tác nhân của ngoại lực làm chuyển rời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu của nó.
CH: Em hãy nêu một số địa hình được hình thành do quá trình bóc mòn?
* Địa hình xâm thực do nước chảy trên mặt:
- Các rãnh nông


- Các khe rãnh xói mòn
- Các thung lũng Sông,suối.

Địa hình do dòng chảy thường xuyên
* Địa hình do gió thổi mòn, khoét mòn:
- Hố trũng thổi mòn
- Ngọn đá hình nấm
- Bề mặt cát tổ ong
CH: Dựa vào hình 9.5 trong SGK em hãy mô tả quá trình hình thành ngọn đá hình nấm?
Địa hình do gió khoét mòn
Địa hình do gió thổi mòn
* Địa hình tạo thành do tác động xâm thực, mài mòn của nước biển:
Các bậc thềm, hàm ếch sóng vỗ, vách biển...
CH: Dựa vào hình 9.6 (SGK) em hãy mô tả quá trình hình thành bậc thềm sóng vỗ?
(Sóng vỗ vào bờ -> vách biển bị ăn mòn vào tạo thành hốc hàm ếch... Bờ đổ xuống tạo thành vách biển mới.Vách biển cứ thế lùi dần, chân vách tạo thành bậc thềm sóng vỗ).
Địa hình hình thành do tác động của băng hà:



Các phiô
- Nền đá bị mài mòn
- Đá trán cừu...
Bờ biển - Filo- Nauy
3. Qúa trình vận chuyển.
- Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào:
+ Động năng của quá trình

+ Kích thước và trọng lượng của vật liệu
+ Điều kiện tự nhiên của bề mặt đệm
Có 2 hình thức vận chuyển:
+ Cuốn đi nhờ động năng của ngoại lực
+ Lăn trên bề mặt dốc nhờ trọng lực của vật liệu và động năng của ngoại lực
4. Qúa trình bồi tụ.


Bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ.
Phụ thuộc vào động năng của nhân tố ngoại lực.
Có 2 hình thức bồi tụ:
+ Vật liệu tích tụ dần trên đường di chuyển theo thứ tự giảm dần kích thước và trọng lượng.
+ Vật liệu tích tụ và phân lớp theo trọng lực.



*Kết quả:
Địa hình bồi tụ do nước chảy tạo ra: các bãi bồi, đồng bằng phù sa sông, tam giác châu...

Đồng bằng châu thổ Sông Nil
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng Bắc Bộ
Địa hình bồi tụ do gió: Các cồn cát, đụn cát...
Cồn cát ở Trung Quốc
Cồn cát ở Quảng Bình
Qúa trình hình thành cồn cát
Địa hình bồi tụ do sóng biển như: bãi biển...
Địa hình hình thành do sóng biển
* Củng cố bài.
CH: Em hãy nêu mối quan hệ giữa quá trình phong
hoá, vận chuyển và bồi tụ?
- Qúa trình phong hóa tạo ra vật liệu phá huỷ
- Qúa trình vận chuyển di chuyển vật liệu phá huỷ đến nơi xa hơn
- Qúa trình bồi tụ kết thúc quá trình vận chuyển, tạo nên dạng địa hình mới.
Câu hỏi trắc nghiệm
1) Quá trình thổi mòn do gió thường xảy ra mạnh ở vùng:
a/ xích đạo b/ Nhiệt đới ẩm
c/ Hàn đới d/ Khí hậu khô khan
2) Dạng địa hình hàm ếch sóng vỗ được hình thành chủ yếu do quá trình:
a/Phong hoá b/ xâm thực
c/ Mài mòn d/ Thổi mòn
3) Kết quả của quá trình bồi tụ ở hạ lưu các sông lớn hình thành:
a/ Các đụn cát giữa sông b/ Bãi cát ven biển
c/ Đồng bằng châu thổ d/ Các đầm phá ven biển
Bảng so sánh nội lực và ngoại lực
Bảng so sánh nội lực và ngoại lực



Tiết học đến đây là kết thúc!
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã đến dự!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Liếp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)