Bài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Chia sẻ bởi Nguyễn Lê Thanh Phụng | Ngày 19/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

WELCOM
TO OUR LESSON
THPT Nguyễn Hữu Huân
10D3
Bài 9
TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
(tiếp theo)
10D3
10D3
2. Quá trình bóc mòn
– Quá trình bóc mòn: là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió,…) làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó.
– Quá trình bóc mòn có: nhiều hình thức và tên gọi khác nhau (xâm thực, mài mòn, thổi mòn ,…) tùy theo nhân tố tác động.
10D3
a. Xâm thực:
– Làm chuyển dời các sản phẩm phong hoá
– Do nước chảy tràn: các rãnh nông
– Do dòng chảy tạm thời: khe, rãnh xói mòn
– Do dòng chảy thường xuyên: các thung lũng, sông, suối…
– Xâm thực của sóng biển tạo ra các vịnh, các mũi đất nhô ra biển.
⇒ Địa hình bị biến dạng: giảm độ cao, sạt lở,…
10D3
Địa hình xâm thực do nước chảy trên mặt
a. Các rãnh nông (do nước chảy tràn)
10D3
b. Các khe rãnh xói mòn (do dòng chảy tạm thời )
10D3
c. Thung lũng, suối,… (do dòng chảy thường xuyên)
10D3
b. Thổi mòn, khoét mòn:
– Quá trình bóc mòn do gió, thường xảy ra mạnh ở những vùng khí hậu khô hạn.
– Tạo thành những dạng địa hình độc đáo như: nấm đá, cột đá, hố trũng, đá rỗ tổ ong…
10D3
10D3
d. Địa hình băng hà (do băng hà tạo thành):
Đó là các vịnh hẹp băng hà, cao nguyên băng hà, đá trán cừu,…
10D3
10D3
⇒ Tác động của xâm thực và mài mòn của sóng biển đã tạo ra các dạng địa hình như hàm ếch sống vỗ, vách biển, bậc thềm sóng vỗ…
3. Quá trình vận chuyển:
– Là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn. Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
– Khoảng cách dịch chuyển phụ thuộc vào động năng của quá trình:
+ Vật liệu nhẹ, nhỏ được động năng của ngoại lực cuốn theo.
+ Vật liệu lớn, nặng chịu thêm tác động của trọng lực, vật liệu lăn trên bề mặt đất đá.
10D3
⇒ Kích thước và trọng lượng của vật liệu liên quan đến quá trình di chuyển của chúng
10D3
4. Quá trình bồi tụ:
– Quá trình tích tụ các vật liệu (trầm tích):
+ Nếu động năng giảm dần, vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường đi.
+ Nếu động năng giảm đột ngột thì vật liệu sẽ tích tụ, phân lớp theo trọng lượng.
Kết quả: tạo nên địa hình mới.
+ Do gió: Cồn cát, đụn cát (sa mạc)
+ Do nước chảy: Bãi bồi, đồng bằng châu thổ (ở hạ lưu sông).
+ Do sóng biển: Các bãi biển.
⇒  Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề. Chúng luôn tác động đồng thời, và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
10D3
10D3
⇒ Tạo ra các bãi bồi, đồng bằng phù sa,…
VD: Đồng bằng sông Cửu Long
10D3
Địa hình bồi tụ do gió : Cồn cát, đụn cát,…
10D3
Địa hình bồi tụ do sóng biển:
10D3
Phân tích mối quan hệ giữa 3 quá trình: phong hóa, vận chuyển, bồi tụ
– Mối quan hệ cơ bản như sau:
+ Quá trình PHONG HÓA: quá trình đầu tiên của quá trình ngoại lực. Nó có tác dụng tạo ra nguồn vật liệu cho quá trình VẬN CHUYỂN, BỒI TỤ.
+ Quá trình VẬN CHUYỂN: có vai trò trung gian, đưa vật liệu đã được phong hóa đến vị trí khác, làm cho bề mặt địa hình thay đổi, tạo ra dấu vết vận chuyển trên bề mặt địa hình.
+ Quá trình BỒI TỤ: giai đoạn vật liệu đã được PHONG HÓA – VẬN CHUYỂN sẽ tập trung tại 1 điểm. Giai đoạn này có vai trò làm cho bề mặt địa hình thấp trũng được tích tụ vật liệu trở nên cao hơn.
Cả 3 quá trình này đều có vai trò chung là làm thay đổi bề mặt địa hình, làm cho có tính bằng phẳng hơn. Có nghĩa:
+ Địa hình cao, dốc => san bằng, thấp và thoải hơn.
+ Địa hình thấp, trũng => được bồi cho cao hơn.
10D3
♥ Cảm ơn thầy cô và các bạn đã theo dõi phần trình bày của chúng em ♥
10D3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lê Thanh Phụng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)