Bài 9. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hoá học. Định luật tuần hoàn

Chia sẻ bởi Đỗ Thanh Hải | Ngày 10/05/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hoá học. Định luật tuần hoàn thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

BÀI 9: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
GV: ĐỖ THANH HẢI
Năm học: 2016-2017
Trường THPT Hai Bà Trưng-Thạch Thất
KIỂM TRA BÀI CŨ
Bài 6: SGK - tr 41
Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hỏi:
Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?
Các electron ngoài cùng nằm ở lớp electron thứ mấy?
Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố trên.

Bài 7: SGK - tr 41
Một nguyên tố có cấu hình electron của nguyên tử như sau:
A:1s22s22p4 B:1s22s22p3 C:1s22s22p63s23p1 D:1s22s22p63s23p5
a) Hãy xác định số electron hóa trị của từng nguyên tử
b) Hãy xác định vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
ĐÁP ÁN
Bài 6: SGK - tr 41
Nguyên tử có 5 electron ở lớp ngoài cùng
Các electron ngoài cùng nằm ở lớp thứ 3
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4
Bài 7: SGK - tr 41
Số electron hóa trị:
A-6 B-5 C-3 D-7
Vị trí: A- chu kì 2, nhóm VIA B- chu kì 2, nhóm VA
C- chu kì 3, nhóm IIIA D- chu kì 3, nhóm VIIA
Bài 9-Tiết 16: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học-Định luật tuần hoàn
*Mục tiêu:
Thế nào là tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố. Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại và tính phi kim.
Khái niệm độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn độ âm điện.
Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị với hiđro.
- Sự biến thiên tính chất oxit và hidroxit của các nguyên tố nhóm A.
Bài 9-Tiết 16: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học-Định luật tuần hoàn
I – Tính kim loại, tính phi kim
Thí dụ: Na(Z=11) 1s22s22p63s1
11Na → 11Na+ + 1e
(2,8,1) (2,8,0)
Vậy thế nào là tính kim loại?
- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ mất electron để trở thành ion dương.
Bài 9-Tiết 16: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học-Định luật tuần hoàn
I – Tính kim loại, tính phi kim
Thí dụ: F(Z=9) 1s22s22p5
9F + 1e → 9F-
(2,7) (2,8)
Vậy thế nào là tính phi kim loại?
- Tính phi kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ thu electron để trở thành ion âm.
Bài 9-Tiết 16: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học-Định luật tuần hoàn
1. Sự biến đổi tính chất trong một chu kì
Trong mỗi chu kì của bảng tuần hoàn, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại, tính phi kim biến đổi như thế nào?
- Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính phi kim mạnh dần.
- Giải thích: trong một chu kì khi Z↑, b/k ng.tử↓, tính kim loại ↓, đồng thời tính phi kim ↑.
Bài 9-Tiết 16: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học-Định luật tuần hoàn
Bài 9-Tiết 16: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học-Định luật tuần hoàn
2. Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A
Trong mỗi chu kì của bảng tuần hoàn, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại, tính phi kim biến đổi như thế nào?
- Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần, đồng thời tính phi kim yếu dần.
- Giải thích: trong một nhóm A khi Z↑, số lớp electron ↑, b/k ng.tử ↑, tính kim loại ↑, đồng thời tính phi kim ↓.
Trong BTH nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất, nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất?
Kim loại mạnh nhất là xesi (55Cs), phi kim mạnh nhất là flo (9F)
55Cs
9F
Bài 9-Tiết 16: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học-Định luật tuần hoàn
3. Độ âm điện
a) Khái niệm
- Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút eletron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.
Lưu ý: độ âm điện của nguyên tử càng lớn thì tính phi kim của nó càng mạnh. Ngược lại, độ âm điện của nguyên tử càng nhỏ thì tính kim loại của nó càng mạnh.
Độ âm điện là gì?
Bài 9-Tiết 16: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học-Định luật tuần hoàn
3. Độ âm điện
b) Bảng độ âm điện
-Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, giá trị độ âm điện của các nguyên tử nói chung tăng dần
-Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, giá trị độ âm điện của các nguyên tử nói chung giảm dần.
Kết luận: Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Hãy nhận xét quy luật biến thiên của độ âm điện theo chu kì , theo nhóm A?
Quy luật biến đổi độ âm điện phù hợp với sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A.
Quy luật biến đổi độ âm điện có phù hợp hay không với sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A?
CỦNG CỐ BÀI
Bài 1: Trong một chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố
Tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
Giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Giảm theo chiều tăng của tính phi kim.
B và C đều đúng.
Chọn đáp án đúng nhất
CỦNG CỐ BÀI
Bài 2: Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử các nguyên tố
Tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
Giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Giảm theo chiều giảm của tính kim loại.
A và C đều đúng.
Chọn đáp án đúng nhất
CỦNG CỐ BÀI
Bài 3: Các nguyên tố Halogen được sắp xếp theo chiều bán kính nguyên tử giảm dần (từ trái sang phải) như sau:
I, Br, Cl, F
F, Cl, Br, I
I, Br, F, Cl
Br, I, Cl, F
Chọn đáp án đúng.
CỦNG CỐ BÀI
Bài 4: Các nguyên tố của chu kì 2 được sắp xếp theo chiều giá trị độ âm điện giảm dần (từ trái sang phải) như sau:
F, O, N, C, B, Be, Li
Li, b, Be, N, C, F, O
Be, Li, C, B, O, N, F
N, O, F, Li, Be, B, C
Chọn đáp án đúng.
Dặn dò
Nghiên cứu phần mục II và III
Làm bài tập 8, 9, 10, 11 SGK-tr 48

Chúc các em học tốt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thanh Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)