Bài 9. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh

Chia sẻ bởi Than Tuan | Ngày 09/05/2019 | 190

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 4
QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 -2000)

Bài 9
QUAN HỆ QUỐC TẾ
TRONG VÀ SAU THỜI KỲ
"CHIẾN TRANH LẠNH"
I. MÂU THUẪN ĐÔNG - TÂY VÀ SỰ KHỞI ĐẦU CỦA "CHIẾN TRANH LẠNH".
1. Nguyên nhân:
- Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội
- Mỹ: chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, chống phong trào cách mạng, mưu đồ làm bá chủ thế giới.
2. Diễn biến "chiến tranh lạnh":
a. Mỹ: Sau CTTG II, là nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử,
- 12031947, Tổng thống Tru-man gửi thông điệp tới Quốc hội Mỹ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ
- "Kế hoạch Marshall" (06.1947) của Mỹ đã tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu TBCN và các nước Đông Âu XHCN.
- Thành lập tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), do Mỹ cầm đầu chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
b. Liên Xô và Đông Âu:
- 1949: thành lập tổ chức SEV.
- Tháng 5.1955, thành lập Tổ chức Hiệp ước Varsava, một liên minh chính trị mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN châu Âu.
* Sự ra đời của NATO và Varsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. "Chiến tranh lạnh" đã bao trùm toàn thế giới.
II. SỰ ĐỐI ĐẦU ĐÔNG - TÂY VÀ NHỮNG CUỘC CHIẾN TRANH CỤC BỘ ÁC LIỆT.
1.Cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp ở Đông Dương.
Sau CTTG II, thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương, Từ 1950, khi Mỹ can thiệp vào chiến tranh Đông Dương, cuộc chiến này ngày càng chịu sự tác động của hai phe.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết (7/1954)� công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương,
Hiệp định Genève là thắng lợi của nhân dân Đông Dương , phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe.
2. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)
- Sau CTTG, Triều Tiên tạm thời chia làm hai miền: Bắc vĩ tuyến 38 do Liên Xô cai quản và phía Nam là Mỹ.
Năm 1948, ra đời hai quốc gia riêng ở hai bên vĩ tuyến 38: Đại Hàn dân quốc (phía Nam) và Cộng hòa DCNH Triều Tiên (phía Bắc).
- Từ 1950 - 1953, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ có sự chi viện của Trung Quốc (miền Bắc) và Mỹ (miền Nam).
Hiệp định đình chiến 1953 công nhận vĩ tuyến 38 là ranh giới quân sự giữa hai miền.
Chiến tranh Triều Tiên là sản phẩm của "chiến tranh lạnh" và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe.





* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Than Tuan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)