Bài 9. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Thanh Thủy | Ngày 09/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Bài 9:
Tiết 2
Mục tiêu:
- Biểu hiện của xu thế hoà hoãn Đông – Tây → Chiến tranh lạnh chấm dứt.
- Nguyên nhân chấm dứt chiến tranh lạnh.
- Những biến đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh.
- Xu thế phát triển chủ yếu của thế giới thời kỳ sau chiến tranh lạnh.
III. Xu thế hoà hoãn Đông – Tây và chiến tranh lạnh chấm dứt
Từ đầu những năm 70, xu thế hoà hoãn Đông – Tây đã xuất hiện.
Biểu hiện
Ngày 9/11/1972, Hai nước Đức đã kí hiệp định về những cơ sở quan hệ Đông Đức – Tây Đức.
→ Châu Âu bớt căng thẳng.
- Năm 1972, Liên Xô – Mĩ kí hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) và hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1).
Tháng 8/1975, 33 nước Châu Âu và Mĩ, Canada kí Định ước Henxinki
→ Tạo cơ chế giải quyết vấn đề hoà bình, an ninh Châu Âu.
Từ đầu những năm 70, hai siêu cường Xô – Mĩ tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao thoả thuận về nhiều vấn đề hợp tác kinh tế, KHKT và quân sự.
5-1972 Nixon thăm Liên Xô
12-1989 Mĩ và Liên Xô tuyên bố
chấm dứt "chiến tranh lạnh"
Tháng 12/1989, cuộc gặp gỡ chính thức giữa Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh
12-1989 Mĩ và Liên Xô tuyên bố
chấm dứt "chiến tranh lạnh"
2. Nguyên nhân chấm dứt chiến tranh lạnh
Chiến tranh lạnh đã làm suy giảm thế mạnh của Liên Xô và Mĩ.
Tây Âu và Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ.
Liên Xô ngày càng lâm vào khủng hoảng và trì trệ.
3. Ý nghĩa
- Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột thế giới bằng phương pháp hoà bình.
IV. Thế giới sau chiến tranh lạnh.
Những biến đổi của thế giới sau chiến tranh lạnh
- Từ 1989 – 1991, Chế độ XHCN đã tan rã và sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các liên minh kinh tế, quân sự của các nước XHCN giải thể.
- Trật tự hai cực I – anta sụp đổ chuyển thành trật tự “một cực” (Mĩ).
- Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô đã bị mất, phạm vi ảnh hưởng của Mĩ thu hẹp dần.
2. Xu thế phát triển của thế giới thời kì sau chiến tranh lạnh.
- Trật tự thế giới đang hình thành theo xu hướng “đa cực”.
- Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung phát triển kinh tế.
- Mĩ ra sức thiết lập trật tự “một cực” bá chủ thế giới nhưng khó thực hiện.
- Hoà bình thế giới được củng cố, tuy nhiên nội chiến, xung đột vẫn diễn ra nhiều nơi.
Mĩ quan hệ Việt Nam ngày 11-7-1995
- Xu thế hoà bình, hợp tác quốc tế là xu thế chính trong quan hệ quốc tế.
Quan hệ Mĩ - Việt Nam hiện nay
Sự xuất hiện chủ nghĩa khủng bố tác động mạnh đến tình hình chính trị và quan hệ quốc tế.
Khủng bố ngày 11-9-2001
Ngày nay các quốc gia, dân tôc vừa đứng trước những thời cơ phát triển thuận lợi, vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt
Câu 1: Một trong những biểu hiện của xu thế hoà hoãn Đông – Tây là:
Xô – Mĩ có những cuộc gặp gỡ thương lượng về những vấn đề mà cả hai cùng quan tâm.
Xô – Mĩ đều nhận thức được những khó khăn do chạy đua vũ trang trong gần 4 thập niên.
Các nước thực dân trao trả độc lập cho nhiều thuộc địa ở Á, Phi, Mĩ la tinh.
Các cuộc chiến tranh cục bộ đã lắng xuống.
Câu 2: Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh trong bối cảnh nào?
a. Cách mạng giải phóng dân tộc Châu Phi đang dành được những thắng lợi to lớn trong một năm có 17 nước giành độc lập.
b. Cả hai đều bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt, trong khi Nhật Bản – Tây Âu đang vươn lên mạnh mẽ.
c. Các nước Đông Âu đã dành được những thắng lợi quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 3. Ý nào sau đây không phản ánh đúng nét nổi bật của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh?
Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, trật tự thế giới mới đang hình thành, Mĩ ra sức thiết lập trật tự một cực để bá chủ thế giới.
Các quốc gia hầu như đều điều chỉnh chiến lược, tập trung phát triển kinh tế.
Trên thế giới bắt đầu xuất hiện xu thế hình thành tổ chức liên kết khu vực và quốc tế.
Tuy hoà bình thế giới được củng cố nhưng nhiều khu vực nội chiến xung đột quân sự vẫn kéo dài.
Câu 4: Những cơ sở để khẳng định Mĩ khó có thể thiết lập được trật tự thế giới đơn cực:
Thế giới đã hình thành 3 trung tâm kinh tế, tài chính lớn.
Phạm vi ảnh hưởng của Mĩ sau chiến tranh lạnh bị thu hẹp.
Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ.
Tất cả đều đúng.
Câu 1: Tại sao nói: Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975) là những cuộc đụng đầu lịch sử giữa hai phe?
Câu 2: Xu thế phát triển chủ yếu của thế giới thời kì sau chiến tranh lạnh? Liên hệ với công cuộc đổi mới ở nước ta?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Thanh Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)