Bài 9. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Chia sẻ bởi nguyẽn yên | Ngày 26/04/2019 | 106

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: Ngày dạy :


Tiết 8, Bài 4
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
I.MỤC TIÊU
Sau bài học , HS đạt được :
Kiến thức :
- Trình bày khái niệm cạnh tranh, hiểu được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh, mục đích của cạnh tranh và tính hai mặt của cạnh tranh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa; Phân biệt được mặt tích cực và mặt hạn chế của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa;Nhận xét được vài nét về tình hình cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở địa phương.
- Biết việc chạy theo lợi nhuận mà bất cháp quy luật tự nhiên , khai thác tài nguyên bừa bãi sẽ làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
- Biết hành vi trốn thuế là một biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội .
2. Kĩ năng.
Kỹ năng tư duy sáng tạo, Kỹ năng phản hồi/ lắng nghe tích cực, kỹ năng phân tích, tổng hợp,kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin,hoạt động theo nhóm , thuyết trình.Kỹ năng quản lí thời gian.
3. Về thái độ.
- Ủng hộ các biểu hiện tích cực, phê phán các biểu hiện tiêu cực của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Biết phê phán, tố giác đối với những trường hợp vi phạm luật môi trường và trốn thuế.Ủng hộ, học tập những biểu hiện tích cực trong bảo vệ môi trường và thực hiện pháp luật thuế.
- Tuyên truyền người thân thực hiện bảo vệ môi trường sinh thái trong sản xuất kinh doanh, đóng thuế đầy đủ khi sản xuất kinh doanh.
4. Định hướng hình thành năng lực.
-Năng lực tự học.
- Năng lực quan sát, làm việc nhóm
- Năng lực ngôn ngữ (Thuyết trình, thuyết phục người khác )
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học : Máy chiếu, máy vi tính
- Học liệu : Hình ảnh về các băng rôn quảng cáo, tài liệu tuyên truyền về thuế , giáo dục môi trường. Bài tập tình huống.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu …..
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .
Các hoạt động đầu giờ :
* Kiểm tra bài cũ (4p)
- Hỏi: Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở nào? Vì sao?
- Trả lời:
Sản xuất và trao đôỉ hàng hoá phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội. Vì, trong nền sản xuất hàng hoá có rất nhiều người cùng sản xuất một mặt hàng nhưng lại có điều kiện và thời gian lao động cá biệt khác nhau.
*Khởi động : (1p)
Quan sát trên thị trường chúng ta thường gặp các hiện tượng: giành giật níu kéo người mua của những người bán: tranh giành, giành giật của cửa hàng này với cửa hàng khác, của xí nghiệp náy với xí nghiệp khác. Ai cũng muốn quảng cáo, giới thiệu hàng hoá của mình tốt hơn, những hiện tượng đó tốt hay xấu, có cần thiết hay không và được giải thích như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG 1 :(14p)
Tìm hiểu Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
Mục tiêu :
*Kiến thức : Trình bày khái niệm cạnh tranh, nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh .
* Kĩ năng : Kỹ năng phản hồi/ lắng nghe tích cực, kỹ năng phân tích, tổng hợp,kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.
* Thái độ : Quan tâm , tìm hiểu về tính cạnh tranh và sự cần thiết, khách quan của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa .
-Định hướng hình thành năng lực :
-Năng lực tự học.
- Năng lực quan sát, làm việc nhóm
- Năng lực ngôn ngữ (Thuyết trình, thuyết phục người khác )
2. Phương pháp/ kĩ thuật: Tổ chức và điều khiển hoạt động nhóm, vấn đáp thuyết trình .
3. Hình thức tổ chức hoạt động : Xem vi deo, thảo luận , tìm hiểu kiến thức.
4. Phương tiện dạy học : video clip, giấy Ao, ảnh, SGK …
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính


Khởi động : Cho học sinh xem một đoạn video quảng cáo các nhãn hàng.
+ GV hỏi : Nội dung đoạn vi deo trên nói về điều gì ? tại sao phải quảng cáo ?
+HS :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyẽn yên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)