Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững...
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Liêm |
Ngày 26/04/2019 |
72
Chia sẻ tài liệu: Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững... thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
Bài 9
PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC
(4 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Hiểu được vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
- Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật trong quá trình phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2.Về ki năng:
- Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo
vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
3.Về thái độ:
- Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật về kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo
vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
II. NỘI DUNG :
1. Trọng tâm:
- Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
- Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế.
- Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển văn hoá.
- Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển xã hội.
- Một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Một số nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh.
2. Một số kiến thức cần lưu ý :
(Về khái niệm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm được hiểu dưới nhiều khía cạnh và theo các cách tiếp cận khác nhau. Cho đến nay , chưa có một khái niệm khoa học chính thức và đầy đủ về phát triển bền vững. Theo cách hiểu chung nhất thì phát triển bền vững là sự phát triển và tăng trưởng liên tục trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường , bảo vệ quốc phòng và an ninh. Như vậy, sự phát triển bền vững của đất nước cũng phải căn cứ vào các tiêu chí :
Tăng trưởng liên tục vàvững chắc về kinh tế (nhất là các ngành kinh tế then chốt) ;
Có sự đảm bảo và phát triển tiến bộ về văn hóa, xã hội :
+ Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Phát triển tiến bộ và công bằng xã hội, thông qua việc giải quyết vấn đề dân số và việc làm, xóa đói giảm nghèo , vấn đề bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, vấn đề xóa bỏ tệ nạn xã hội, vấn đề đạo đức và lối sống ;
Môi trường được bảo vệ ;
Có nền quốc phòng và an ninh vững chắc.
( Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển kinh tế đất nước
Vai trò của pháp luật được thể hiện trước hết ở vai trò trong việc phát triển kinh tế đất nước, có thể là động lực thúc đẩy hoặc là công cụ cản trở (kìm hãm) sự phát triển kinh tế . Cụ thể là:
Những quy định đảm bảo quyền tự do kinh doanh sẽ khơi dậy tiềm năng to lớn trong xã hội.
Những quy định ưu đãi về thuế sẽ thu hút đầu tư vào những nghề có cho quốc kế dân sinh, vào những địa bàn khó khăn nhằm cân đối cơ cấu kinh tế giữa các vùng, miền trong cả nước.
Trước đây, những quy định về thủ tục cấp giấy phép kinh doanh phải qua nhiều cơ quan giải quyết, gây khó khăn cho người xin giấy phép, làm nản lòng người muốn kinh doanh, là một trong các nguyên nhân cản trở sản xuất, kinh doanh.
III. PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Một đất nước phát triển bền vững là một đất nước có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc về kinh tế, có sự bảo đảm ổn định và phát triển về văn hoá, xã hội, có môi trường được bảo vệ và cải thiện, có nền quốc phòng và an ninh vững chắc.
Trong sự phát triển bền vững của đất nước, phát luật có vai trò như thế nào? Bao gồm những nội dung gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong nội dung bài học này.
Phần làm việc của Thầy và Trò
Nội dung chính của bài học
Tiết 1:
GV giảng về quá trình hình thành thuật ngữ "Phát triển bền vững":
Thuật ngữ "Phát triển bền vững" lần đầu tiên được đề cập tới vào năm 1987, trong Báo cáo của Uỷ ban quốc tế về môi trường sống và phát triển (Uỷ ban Brunđtlan) để biểu thị sự phát triển xã hội mà không phá huỷ những điều kiện tự nhiên của tồn tại loài người. Thuật ngữ này xuất hiện như một sự phản ứng đối với cuộc khủng hoảng toàn cầu của thời đại: sự phát triển kinh tế gắn liền với sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái nghiêm trọng môi trường sống và sự phân cực giàu - nghèo trên thế giới. Theo định nghĩa được đưa ra trong bản Báo cáo nêu trên, "đây là một sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu của thời hiện đại nhưng không đe doạ khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai".
Hội nghị lần thứ hai của Liên hợp quốc về môi trường sống và phát triển (Rio de Janero, 1992) đã đưa ra một định nghĩa về phát triển bền vững như sau : "Phát triển bền vững là một sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của thời hiện tại nhưng không đe doạ khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai".
Định nghĩa về phát triển bền vững được đưa ra từ Hội nghị Rio de Janero năm 1992 về môi trường sống và phát triển chỉ trực tiếp đề cập tới phương diện sinh thái đã tỏ ra chật hẹp, không đáp ứng được những thay đổi của thời đại, cần phải dược mở rộng cho phù hợp với những vấn đề, những thách thức đang đặt ra cho toàn nhân loại. Xuất phát từ cách tư duy như vậy, những năm gần đây, trong các công trình nghiên cứu của mình, đa số các tác giả đều chỉ ra rằng, ngoài định hướng sinh thái, phát triển bền vững còn bao gồm cả các định hướng kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh, quốc phòng.
Khoản 4 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 của Việt Nam đã đưa ra định nghĩa : "Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường". Tuy nhiên, vì được đưa ra trong Luật Bảo vệ môi trường nên định nghĩa này cũng chưa đề cập hết đầy đủ nội hàm của khái niệm phát triển bền vững.
Cho đến nay, định nghĩa phát triển bền vững được hiểu dưới nhiều khía cạnh và theo các cách tiếp cận khác nhau. Theo cách hiểu chung nhất, Phát triển bền vững là sự tăng trưởng và phát triển liên tục, vững chắc trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ quốc phòng và an ninh.
Có các tiêu chí để xác định một đất nước có phát triển bền vững hay không, đó là:
- Tăng trưởng kinh tế liên tục và vững chắc ;
- Có sự phát triển tiến bộ về văn hoá, xã hội ;
- Môi trường được bảo vệ và phát triển ;
- Có nền quốc phòng và an ninh vững chắc.
Trong các yếu tố cần thiết đòi hỏi cho phát triển bền vững đất nước, tăng trưởng kinh tế được coi là yếu tố cơ bản nhất, có ý nghĩa quyết định để phát triển bền vững, bởi lẽ :
- Tăng trưởng kinh tế đảm bảo nguồn tài chính cần thiết để bảo vệ môi trường ;
- Tăng trưởng kinh tế chi phối tiến bộ kỹ thuật, là cái cần thiết để thay thế các nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng tiền và các công nghệ ;
- Chỉ có tăng trưởng kinh tế mới có thể xoá bỏ được nghèo nàn, bảo đảm phát triển tiến bộ về văn hoá, xã hội ;
- Tăng trưởng kinh tế bảo đảm điều kiện vật chất cho nền quốc phòng, an ninh.
Đơn vị kiến thức 1:
Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước
( Mức độ kiến thức:
HS hiểu vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước trong từng lĩnh vực cụ thể.
( Cách thực hiện:
( Trong lĩnh vực kinh tế
GV đặt vấn đề:
Có người cho rằng, để phát triển kinh tế đất nước thì chỉ cần có các chủ trương, chính sách là đủ mà không cần phải có pháp luật. Em có đồng ý với ý kiến này không?
HS trao đổi, phát biểu.
GV giảng:
Để tăng trưởng kinh tế đất nước, Nhà nước sử dụng nhiều công cu, phương tiện, biện pháp khác nhau, trong đó, pháp luật được coi là phương tiện không thể thiếu. Chủ trương, chính sách là cần thiết nhưng không đủ để tạo ra một trật tự pháp lí cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Không có pháp luật, sản xuất - kinh doanh sẽ hỗn loạn, không ổn định và tất nhiên kinh tế đất nước sẽ không thể tăng trưởng được.
GV giảng về cách thức mà pháp luật tác động đến sự tăng trưởng kinh tế đất nước:
+ Muốn phát triển và tăng trưởng kinh tế cần phải có hệ thống pháp luật về kinh tế có khả năng kích thích sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của xã hội:
( Trước hết, phải tạo ra khung pháp lý cần thiết cần thiết cho hoạt động kinh doanh.
( Pháp luật phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân.
( Pháp luật về thuế phải tạo ra động lực kích thích và thúc đẩy kinh doanh phát triển.
+ Nền kinh tế phát triển và tăng trưởng liên tục, ổn định là tiền đề cho sự phát triển bền vững của đất nước.
(Trong lĩnh vực văn
PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC
(4 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Hiểu được vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
- Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật trong quá trình phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2.Về ki năng:
- Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo
vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
3.Về thái độ:
- Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật về kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo
vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
II. NỘI DUNG :
1. Trọng tâm:
- Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
- Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế.
- Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển văn hoá.
- Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển xã hội.
- Một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Một số nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh.
2. Một số kiến thức cần lưu ý :
(Về khái niệm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm được hiểu dưới nhiều khía cạnh và theo các cách tiếp cận khác nhau. Cho đến nay , chưa có một khái niệm khoa học chính thức và đầy đủ về phát triển bền vững. Theo cách hiểu chung nhất thì phát triển bền vững là sự phát triển và tăng trưởng liên tục trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường , bảo vệ quốc phòng và an ninh. Như vậy, sự phát triển bền vững của đất nước cũng phải căn cứ vào các tiêu chí :
Tăng trưởng liên tục vàvững chắc về kinh tế (nhất là các ngành kinh tế then chốt) ;
Có sự đảm bảo và phát triển tiến bộ về văn hóa, xã hội :
+ Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Phát triển tiến bộ và công bằng xã hội, thông qua việc giải quyết vấn đề dân số và việc làm, xóa đói giảm nghèo , vấn đề bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, vấn đề xóa bỏ tệ nạn xã hội, vấn đề đạo đức và lối sống ;
Môi trường được bảo vệ ;
Có nền quốc phòng và an ninh vững chắc.
( Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển kinh tế đất nước
Vai trò của pháp luật được thể hiện trước hết ở vai trò trong việc phát triển kinh tế đất nước, có thể là động lực thúc đẩy hoặc là công cụ cản trở (kìm hãm) sự phát triển kinh tế . Cụ thể là:
Những quy định đảm bảo quyền tự do kinh doanh sẽ khơi dậy tiềm năng to lớn trong xã hội.
Những quy định ưu đãi về thuế sẽ thu hút đầu tư vào những nghề có cho quốc kế dân sinh, vào những địa bàn khó khăn nhằm cân đối cơ cấu kinh tế giữa các vùng, miền trong cả nước.
Trước đây, những quy định về thủ tục cấp giấy phép kinh doanh phải qua nhiều cơ quan giải quyết, gây khó khăn cho người xin giấy phép, làm nản lòng người muốn kinh doanh, là một trong các nguyên nhân cản trở sản xuất, kinh doanh.
III. PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Một đất nước phát triển bền vững là một đất nước có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc về kinh tế, có sự bảo đảm ổn định và phát triển về văn hoá, xã hội, có môi trường được bảo vệ và cải thiện, có nền quốc phòng và an ninh vững chắc.
Trong sự phát triển bền vững của đất nước, phát luật có vai trò như thế nào? Bao gồm những nội dung gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong nội dung bài học này.
Phần làm việc của Thầy và Trò
Nội dung chính của bài học
Tiết 1:
GV giảng về quá trình hình thành thuật ngữ "Phát triển bền vững":
Thuật ngữ "Phát triển bền vững" lần đầu tiên được đề cập tới vào năm 1987, trong Báo cáo của Uỷ ban quốc tế về môi trường sống và phát triển (Uỷ ban Brunđtlan) để biểu thị sự phát triển xã hội mà không phá huỷ những điều kiện tự nhiên của tồn tại loài người. Thuật ngữ này xuất hiện như một sự phản ứng đối với cuộc khủng hoảng toàn cầu của thời đại: sự phát triển kinh tế gắn liền với sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái nghiêm trọng môi trường sống và sự phân cực giàu - nghèo trên thế giới. Theo định nghĩa được đưa ra trong bản Báo cáo nêu trên, "đây là một sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu của thời hiện đại nhưng không đe doạ khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai".
Hội nghị lần thứ hai của Liên hợp quốc về môi trường sống và phát triển (Rio de Janero, 1992) đã đưa ra một định nghĩa về phát triển bền vững như sau : "Phát triển bền vững là một sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của thời hiện tại nhưng không đe doạ khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai".
Định nghĩa về phát triển bền vững được đưa ra từ Hội nghị Rio de Janero năm 1992 về môi trường sống và phát triển chỉ trực tiếp đề cập tới phương diện sinh thái đã tỏ ra chật hẹp, không đáp ứng được những thay đổi của thời đại, cần phải dược mở rộng cho phù hợp với những vấn đề, những thách thức đang đặt ra cho toàn nhân loại. Xuất phát từ cách tư duy như vậy, những năm gần đây, trong các công trình nghiên cứu của mình, đa số các tác giả đều chỉ ra rằng, ngoài định hướng sinh thái, phát triển bền vững còn bao gồm cả các định hướng kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh, quốc phòng.
Khoản 4 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 của Việt Nam đã đưa ra định nghĩa : "Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường". Tuy nhiên, vì được đưa ra trong Luật Bảo vệ môi trường nên định nghĩa này cũng chưa đề cập hết đầy đủ nội hàm của khái niệm phát triển bền vững.
Cho đến nay, định nghĩa phát triển bền vững được hiểu dưới nhiều khía cạnh và theo các cách tiếp cận khác nhau. Theo cách hiểu chung nhất, Phát triển bền vững là sự tăng trưởng và phát triển liên tục, vững chắc trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ quốc phòng và an ninh.
Có các tiêu chí để xác định một đất nước có phát triển bền vững hay không, đó là:
- Tăng trưởng kinh tế liên tục và vững chắc ;
- Có sự phát triển tiến bộ về văn hoá, xã hội ;
- Môi trường được bảo vệ và phát triển ;
- Có nền quốc phòng và an ninh vững chắc.
Trong các yếu tố cần thiết đòi hỏi cho phát triển bền vững đất nước, tăng trưởng kinh tế được coi là yếu tố cơ bản nhất, có ý nghĩa quyết định để phát triển bền vững, bởi lẽ :
- Tăng trưởng kinh tế đảm bảo nguồn tài chính cần thiết để bảo vệ môi trường ;
- Tăng trưởng kinh tế chi phối tiến bộ kỹ thuật, là cái cần thiết để thay thế các nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng tiền và các công nghệ ;
- Chỉ có tăng trưởng kinh tế mới có thể xoá bỏ được nghèo nàn, bảo đảm phát triển tiến bộ về văn hoá, xã hội ;
- Tăng trưởng kinh tế bảo đảm điều kiện vật chất cho nền quốc phòng, an ninh.
Đơn vị kiến thức 1:
Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước
( Mức độ kiến thức:
HS hiểu vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước trong từng lĩnh vực cụ thể.
( Cách thực hiện:
( Trong lĩnh vực kinh tế
GV đặt vấn đề:
Có người cho rằng, để phát triển kinh tế đất nước thì chỉ cần có các chủ trương, chính sách là đủ mà không cần phải có pháp luật. Em có đồng ý với ý kiến này không?
HS trao đổi, phát biểu.
GV giảng:
Để tăng trưởng kinh tế đất nước, Nhà nước sử dụng nhiều công cu, phương tiện, biện pháp khác nhau, trong đó, pháp luật được coi là phương tiện không thể thiếu. Chủ trương, chính sách là cần thiết nhưng không đủ để tạo ra một trật tự pháp lí cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Không có pháp luật, sản xuất - kinh doanh sẽ hỗn loạn, không ổn định và tất nhiên kinh tế đất nước sẽ không thể tăng trưởng được.
GV giảng về cách thức mà pháp luật tác động đến sự tăng trưởng kinh tế đất nước:
+ Muốn phát triển và tăng trưởng kinh tế cần phải có hệ thống pháp luật về kinh tế có khả năng kích thích sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của xã hội:
( Trước hết, phải tạo ra khung pháp lý cần thiết cần thiết cho hoạt động kinh doanh.
( Pháp luật phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân.
( Pháp luật về thuế phải tạo ra động lực kích thích và thúc đẩy kinh doanh phát triển.
+ Nền kinh tế phát triển và tăng trưởng liên tục, ổn định là tiền đề cho sự phát triển bền vững của đất nước.
(Trong lĩnh vực văn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Liêm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)