Bài 9. Ông lão đánh cá và con cá vàng

Chia sẻ bởi Kim Lan | Ngày 21/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Ông lão đánh cá và con cá vàng thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:



Chú thích
Truyện này do A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1873)- đại thi hào Nga- kể lại bằng 205 câu thơ trên cơ sở truyện dân gian Nga, Đức. Truyện vừa giữ được nét chất phác, dung dị của nghệ thuật dân gian, vừa thể hiện tài năng sáng tạo của Pu-skin.
Nhân vật con cá vàng
Nhân vật ông lão đánh cá
Nhân vật mụ vợ

Nhận xét về giọng đọc của các nhân vật?
Trong truyện, mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp này?
Trong truyện năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng.
Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng có tác dụng:
Tạo tình huống, gây hồi hộp cho người nghe;
Sự lặp lại không nguyên xi mà theo
chiều hướng tăng tiến
( cảnh biến đổi, lòng tham của mụ vợ tăng lên).
Qua những lần lặp lại, tính cách các nhân vật
( ông lão, mụ vợ, con cá)
và chủ đề của truyện lại được tô đậm
Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng,
cảnh biển thay đổi như thế nào?
Vì sao?
Trong truyện ông lão ra biển 5 lần, mỗi lần như thế cảnh biển lại thay đổi.
Lần 1: biển gợn sóng êm ả

Lần 3: biển xanh nổi sóng dữ dội
Lần 4: biển nổi sóng mù mịt
Lần 5: một cơn dông tố kinh khủng kéo đến,
mặt biển nổi sóng ầm ầm

Một bên là những yêu cầu ngày càng tăng của mụ vợ, một bên là cảnh biển thay đổi tương ứng với những yêu cầu đó, có thể thấy rõ thái độ phản ứng của biển và chủ đề của chuyện. Biển không chỉ là thiên nhiên bình thường mà tham gia tích cực và đi suốt diễn tiến câu chuyện.
Thái độ của biển ở đây có gì đó gợi liên tưởng đến vai trò dàn đồng ca trong bi kịch cổ. Biển cũng dường như là thái độ phản ứng của nhân dân, của cả đất trời trước thói xấu vô độ của nhân vật mụ vợ.
Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của nhân vật mụ vợ?
Sự bội bạc của mụ vợ đối với chồng đã tăng lên như thế nào?
Khi nào sự bội bạc của
mụ đi tới tột cùng ?
Chú ý thái độ của mụ với cá vàng thể hiện ở ý muốn cuối cùng
Lòng tham không đáy và sự bội bạc của mụ vợ chính là mạch dẫn dắt sự phát triển của câu chuyện. Mụ không hề có công lao gì với cá vàng nhưng lại đòi hỏi ngày càng quá quắt.
Lần 1: đòi máng lợn mới
Lần 2: đòi một cái nhà rộng

Lần 3: muốn làm nhất phẩm phu nhân

Lần 4: muốn làm nữ hoàng


Lần 5: muốn làm Long Vương,
bắt cá vàng hầu hạ và
làm theo ý muốn của mụ
Đòi của cải vật chất
Đòi của cải, danh vọng
Đòi của cải, danh vọng
và quyền lực
Đòi hỏi một địa vị đầy quyền uy
nhưng không có thật
Và một quyền phép vô hạn.
Lòng tham của mụ vợ cứ tăng mãi không có điểm dừng. Mụ muốn có tất cả mọi thứ: của cải, danh vọng, quyền lực. Ngay cả khi được làm nữ hoàng- địa vị cao nhất có thật mà con người có thể mơ ước- mụ cũng không chịu dừng lại ở đó mà tiếp tục đòi một địa vị chỉ có trong tưởng tượng. Và căn cứ vào sự đòi hỏi cá vàng phải hầu mụ và làm theo ý muốn của mụ thì ta dễ dàng thấy mụ chưa hề có ý định dừng lại trong những ham muốn đã vô độ.

Với chồng, sự bội bạc của mụ ngày càng tăng lên.
Mở đầu truyện là cảnh sống bình thường của hai vợ chồng nghèo, sinh hoạt đều đặn: Ngày ngày chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi. Khi xuất hiện cá vàng thì mọi sự thay đổi. Lòng tham càng lớn thì tình nghĩa vợ chồng ngày càng teo lại, rồi tiêu biến.
Mụ nổi cơn thịnh nộ sai người bắt ông
Lão đến
( đòi làm Long Vương)
Lòng tham lên tới đỉnh điểm là khi mụ đòi chính cá vàng cũng trở thành đầy tớ hầu hạ mụ, để tùy mụ sai kiến. Mụ không muốn đòi hỏi cá vàng qua trung gian là ông lão nữa, mụ muốn gạt bỏ ông lão đi- ân nhân đã trở thành chướng ngại. Sự bội bạc ở đây đã đi tới tột cùng, người và trời đều không thể dung tha.
Câu chuyện đã kết thúc như thế nào?
Ý nghĩa cách kết thúc đó?

Với ông lão: kết thúc như thế, ông lão không mất gì cả, mà chỉ như qua một cơn ác mộng. Có lẽ từ đây trở đi, ông lão càng quý hơn cảnh sống xưa của mình.
Với mụ vợ: kết thúc truyện, tất cả trở lại như xưa. Đây chính là sự trừng phạt thích đáng cho mụ. Sau khi đã nếm trải qua giàu sang, quyền lực mà lại phải trở về hoàn cảnh ban đầu, thâm chí là khổ sở hơn lúc đầu rất nhiều.
Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay bội bạc?
Hay nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng?
Thảo luận
Ghi nhớ:

ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG là truyện cổ tích dân gian do A. Puskin kể lại. Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích như: sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường. Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học thích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kim Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)