Bài 9. Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

Chia sẻ bởi Nguyễn Trần Thúy Anh | Ngày 29/04/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

THCS Ba Đình
GV thực hiện: Nguyễn Trần Thúy Anh
BÀI 9: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI
ĐINH –TIỀN LÊ
1. Nhà Đinh xây dựng đất nước
Năm 968, sau khi cuộc thống nhất đất nước đã hoàn thành, Đinh Bộ Lĩnh đã lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư
Câu hỏi
Dựa vào SGK/28. Hoa Lư là vùng đất như thế nào?
Cố đô Hoa Lư

Mùa xuân năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, mong muốn đất nước luôn luôn được thái bình đồng thời sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.
Câu hỏi:
Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì?
Trả lời: Tinh thần độc lập tự chủ
Trong nước vua Đinh thi hành các chính sách
gì ?.
Trả lời: Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp, Lê Hoàn.. Nắm vụ các chức vụ chủ chốt, xây dựng cung điện, đúc tiền đồng….
Đinh Tiên Hoàng truyền cho đúc tiền đồng , là tiền tệ xưa nhất ở Việt Nam gọi là tiền đồng Thái Bình. Nhà Đinh cũng là triều đại đầu tiên đặt nền móng cho nền tài chính - tiền tệ của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Đồng tiền Thái Bình được đúc bằng đồng, hình tròn, lỗ vuông, có thể xâu thành chuỗi. Mặt phải có đúc bốn chữ "Thái Bình Hưng Bảo", mặt sau có chữ "Đinh". Hầu hết gần 70 triều vua sau đó, triều nào cũng cho đúc tiền của mình bằng đồng.
Tiền đồng nhà Đinh
Cung điện của Nhà Đinh
Dân ta đã làm gì để ghi nhớ công ơn của Đinh Bộ Lĩnh ?
Trả lời: Đặt tên đường, xây dựng đền, tượng đài kỷ niệm ghi nhớ công ơn vua Đinh
Tượng đài của Vua Đinh
Ghi bài
- 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
- Xuân 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình và đặt quan hệ bình thường với Tống. 
- Phong vương cho các con, tổ chức lại chính quyền, xây cung điện, đúc tiền và đặt pháp luật 
2. Tổ chức chính quyền thời Tiền-Lê
Em hãy cho biết, tình hình chính trị dưới thời Đinh như thế nào?
Trả lời: Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng cùng con là Đinh Liễn bị nghịch thần (Đỗ Thích) ám sát. Vua còn quá nhỏ, Lê Hoàn được cử làm phụ chính, nhà Tống Trung Quốc lăm le xâm chiếm nước ta-> Lê Hoàn được suy tôn lên ngôi vua.
Vì sao các tướng lĩnh lại suy tôn
Lê Hoàn lên ngôi vua?
Lê Hoàn là người có tài, có chí lớn, mưu lược, khỏe mạnh, lại được lòng dân.
Lê Hoàn
Lê Hoàn (Lê Đại Hành), đổi niên hiệu là Thiên Phúc, lập nên nhà Lê. Sử cũ gọi là Tiền Lê
Em hãy cho biết bộ máy hành chánh dưới thời Tiền Lê
Ghi bài
- Cuối 979 vua Đinh mất, Lê Hoàn được tôn lên làm vua.
- Niên Hiệu: Thiên Phúc.
- Bộ máy nhà nước:đứng đầu là vua, giúp việc vua có thái sư và đại sư, chia cả nước 10 lộ, dưới có phủ và châu
- Quân đội: Gồm 10 đạo, có cấm quân và quân địa phương tổ chức theo phép “ngụ binh ư nông”.
BÀI GiẢNG ĐÃ KẾT THÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trần Thúy Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)