Bài 9. Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

Chia sẻ bởi hồ thị huyền | Ngày 29/04/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô giáo và
toàn thể các bạn học sinh
Lớp: 7
Nhóm: Thượng sử
Bài 9:
Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê
1.Bộ máy nhà nước thời Đinh
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đống đô ở Hoa Lư.
- Đặt niên hiệu là Thái Bình, cho đúc tiền riêng, phong tước cho các con, và quan hệ bình thường với nhà Tống.
- Cử các tướng thân cận nắm chức vụ chủ chốt
Dựng cung điện, đúc tiền, xử phạt nghiêm với kẻ phạm tội.
-> Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, chứng tỏ độc lập hoàn toàn là 1 nước lớn mạnh, tự hào ngang hàng với nhà Tống, không là nước phụ thuộc.
2. Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê
*Nhận xét:
- Tổ chức bộ máy nhà nước hoàn thiện hơn
+ Ở trung ương vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có Thái Sư – Đại sư
+ Ở địa phương, cả nước chia làm 10 lộ, dưới có phủ, châu.
Diễn biến:
- Năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ tiến vào xâm lược nước ta
- Dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, quân ta chặn đánh địch ở sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng. 
-Tại cửa sông Bạch Đằng, Lê Hoàn chỉ huy cho đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt diễn ra, cuối cùng quân thủy của địch cũng bị chết gần hết.
- Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh ác liệt ở Chi Lăng buộc chúng phải rút quân thừa thắng quân ta truy kích diệt địch, quân giặc chết đến quá nửa. Tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến thắng lợi.
 
3. Cuộc kháng chiến của Lê Hoàn chống quân Tống
Kết quả:
- Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
 
Ý nghĩa:
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
Sơ đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lê Hoàn
4. Thái hậu Dương Vân Nga

- là Hoàng hậu của 2 vị Hoàng đế thời kỳ đầu lập quốc trong Lịch sử Việt Nam là Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành.
- Vì là một người đàn bà quyền lực của 2 triều đại quan trọng, sử sách thường gọi bà với cái tên trang trọng là Dương hậu hay Dương thái hậu
- Bà là bà ngoại của hoàng đế Lý Thái Tông sau này. Năm bà mất cũng là năm Lý Phật Mã (Tên thật Lý Thái Tông) sinh ra. Từ thời Lý, Bà có thêm tôn xưng là Bảo Quang Hoàng thái hậu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: hồ thị huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)