Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa (tiết 3)

Chia sẻ bởi Lê Văn Dương | Ngày 26/04/2019 | 82

Chia sẻ tài liệu: Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa (tiết 3) thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

PHẦN I SOẠN GIÁO ÁN
Bài 9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
(tiết 3)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong tiết này học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức
- Nắm được vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
2. Về kỹ năng
- Biết tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với lứa tuổi và điều kiện bản thân.
3. Về thái độ
- Tôn trọng, tin tưởng vào Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
II. NỘI DUNG
Tiết này có 2 đơn vị kiến thức:
- Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Trọng tâm bài học
- Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Kiến thức cần lưu ý
- Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
III. PHƯƠNG PHÁP
- Đây là bài học mang tính lý luận chính trị cao nhằm cung cấp một số kiến thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho học sinh. Vì vậy, sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu, đồng thời cần kết hợp với các phương pháp sau:
+ Phương pháp giảng giải
+ Phương pháp trực quan…
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Giáo án, SGK, SGV GDCD 11.
- Tranh ảnh minh họa…
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức - kiểm tra bài cũ
- Câu hỏi: 1. Thế nào là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
2. Phân tích mối quan hệ giữa hai chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- Trả lời: + Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng Pháp luật, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
+ Hai chức năng: Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
Tổ chức và xây dựng, bảo đảm thực hiện các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
+ Hai chức năng này thống nhất hữu cơ với nhau, chức năng 1 quyết định vì có vậy mới xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ được.
2. Tổ chức học bài mới
2.1. Vào bài
Ở các tiết trước của bài thầy và trò chúng ta đã xác định được đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân; các cơ quan quyền lực của Nhà nước được lập nên thông qua các cuộc bầu cử phổ thông, dân chủ, tự do và bình đẳng.
Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước thể hiện vai trò trụ cột của mình như thế nào trong hệ thống chính trị và mỗi công dân cần phải làm gì để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta se cùng nhau tìm hiểu tiết học ngày hôm nay. Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa (tiết 3).
2.2. Tiến trình dạy – học (tiết 3)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
GHI BẢNG

Hoạt động của GV
Hđ của HS


Hoạt động 1: Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
d. Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Thể chế hoá và tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam; thể chế hoá và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
+ Tổ chức xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa.
+ Là công cụ hữu hiệu để Đảng thực hiện vai trò của mình đối với toàn xã hội; là công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.





































3. Trách nhiệm của công dân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)