Bai 9 lop 11 tiet 1

Chia sẻ bởi Lê Thế Nghĩa | Ngày 25/04/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: bai 9 lop 11 tiet 1 thuộc Tin học 10

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 03/11/2011
Ngày giảng: 08/11/2011

CHƯƠNG III: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP

Tiết 11, Bài 9: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
I – Mục tiêu
1 – Kiến thức
- Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán;
- Hiểu câu lệnh rẽ nhánh (dạnh thiếu và dạng đủ);
- Hiểu câu lệnh ghép;
2 – Kĩ năng
- Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản;
- Viết được các lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, các lệnh rẽ nhánh dạng đầy đủ và áp dụng để thể hiện được thuật toán của một số bài toán đơn giản.
3 – Thái độ
- Có tinh thần ham học hỏi, có ý thức trong việc tiếp nhận kiến thức mới;
- Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận, chu đáo, sáng tạo.
II – Chuẩn bị
1 – GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.
2 – HS: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
III – Tiến trình bài dạy
1 - Ổn định lớp
- Ổn định trật tự lớp;
- Kiểm tra sĩ số.
2 – Kiểm tra bài cũ
Kết hợp kiểm tra bài cũ trong bài mới.

3 – Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung

HĐ1: Mô tả khái niệm rẽ nhánh


GV: Thường ngày có rất nhiều việc chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được thoả mãn.
GV: Ví dụ, Nếu học tập chăm chỉ tôi sẽ đạt điểm cao.
hoặc
Nếu tiết kiệm đủ tiền mình sẽ mua cả bộ truyện tranh, ngược lại nếu thiếu mình chỉ mua một nửa bộ truyện thôi;
GV: Yêu cầu HS quan sát ví dụ trong SGK
GV: Giải thích ví dụ.
GV: Tương tự em hãy lấy ví dụ về một số câu theo cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và đủ.
GV: Trong nhiều thuật toán, các thao tác tiếp theo sẽ phụ thuộc vào kết quả nhận được từ các thao tác trước đó.

GV: Đưa ra ví dụ về việc giải phương trình bậc hai:
ax2 + bx + c = 0, (a # 0)
GV: Yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày lời giải bằng kiến thức toán học.
GV: Nhận xét.


GV: Yêu cầu HS quan sát vào sơ đồ khối thể hiện cấu trúc rẽ nhánh qua việc giải phương trình bậc hai.
GV: Yêu cầu HS bằng kiến thức đã có giải thích sơ đồ khối.
GV: Nhận xét, bổ sung




HS: Chú ý nghe giảng.









HS: Nếu làm bài tốt em sẽ đạt điểm 10 trong bài kiểm tra vào tuần tới, ngược lại em sẽ bị điểm kém.

HS: Lắng nghe ghi chép bài đầy đủ







HS: Khi giải phương trình bậc hai:
ax2 + bx + c = 0, (a # 0)
+ Nhập a,b,c;
+ Tính D:= b2 - 4ac;
+ Kiểm tra D ≥ 0 hay không;
Nếu đúng: Tính và đưa ra nghiệm thực, rồi kết thúc.
Nếu sai: Thông báo vô nghiệm rồi kết thúc.
1 – Rẽ nhánh
- Khi thực hiện công việc hay giải quyết một bài toán theo một điều kiện nào đó ta gọi đó là thực hiện theo tổ chức rẽ nhánh.
- Để mô tả các mệnh đề rẽ nhánh thường sử dụng cấu trúc:
+ Rẽ nhánh dạng thiếu
Nếu...thì
hoặc
+ Rẽ nhánh dạng đủ
Nếu không...thì












VD: Giải phương trình:
ax2 + bx + c = 0, (a # 0)
+ Tính số delta: D = b2 – 4ac.
+ Nếu, D < 0 ( kết luận vô pt nghiệm.
+ Ngược lạiD ≥ 0 ( đưa ra các nghiệm của pt;
- Như vậy, tuỳ thuộc giá trị của D mà một trong hai thao tác được thực hiện.


HĐ2: Tìm hiểu cú pháp, hoạt động của câu lệnh if-then


GV: Tương ứng với các ví dụ ở mục 1 thì trong Pascal cũng có hai câu lệnh mô tả cấu trúc rẽ nhánh thiếu và đủ.
GV: Đưa ra sơ đồ khối của hai câu lệnh thiếu (h. 5)và đủ (h. 6).
- Ở dạng thiếu điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng (có giá trị true) thì câu lệnh sẽ được thực hiện, ngược lại câu lệnh sẽ bị bỏ qua.
- Ở dạng đủ điều kiện được tính và kiểm tra. Nếu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thế Nghĩa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)