Bai 9: Cấu trúc rẽ nhánh

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Thái | Ngày 25/04/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Bai 9: Cấu trúc rẽ nhánh thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 25/10/2010
Ngày giảng:
Lớp dạy:

Bài 9: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
Mục tiêu:
Kiến thức
- Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán.
- Hiểu được cấu trúc và hoạt động rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ.
Kỹ năng
- Nhận biết được sự xuất hiện của cấu trúc rẽ nhánh trong khi giải quyết một số bài toán.
- Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán một số bài toán đơn giản.
- Viết được lưu đồ thuật toán của cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ.
Thái độ
- Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích giải toán bằng lập trình trên máy tính.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất của người lập trình như: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,…
Chuẩn bị:
Giáo viên: máy vi tính, máy chiếu, sách giáo khoa, sách giáo viên và đồ dùng dạy học.
Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi chép, đồ dùng học tập và chuẩn bị bài mới.
Tiến trình:
Kiểm tra bài cũ (5’):
- Để nhập dữ liệu từ bàn phím dùng thủ tục nào? để đưa dữ liệu ra màn hình dùng thủ tục nào?
- Nêu một số thao tác thường dùng trong Pascal?
Nội dung bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG GHI BẢNG
TG


GV: Trong thực tế hàng ngày, có rất nhiều việc chỉ được thực hiện khi một điều kiện nào đó được thỏa mãn. Ví dụ:
+ Nếu mai trời mưa thì Châu sẽ ở nhà xem TV.
+ Nếu mai trời không mưa thì Châu sẽ đến nhà Ngọc.
+ Nếu mai trời không mưa thì Châu sẽ đến nhà Ngọc, nếu mưa thì Châu sẽ ở nhà xem TV.
Yêu cầu HS tìm 1 số ví dụ tương tự
HS: Lấy ví dụ
GV: Yêu cầu HS nêu cấu trúc chung của cách diễn đạt đó.
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Trong nhiều thuật toán, các thao tác tiếp theo sẽ phụ thuộc vào kết quả nhận được từ các bước trước đó. Cấu trúc dùng để mô tả các mệnh đề có dạng như trên được gọi là cấu trúc rẽ nhánh thiếu và đủ.
GV: hãy nêu các bước giải phương trình bậc hai:
ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0).
HS: Nêu các bước giải.
GV: Nhận xét phần trả lời của học sinh. Đưa ra bảng phụ vẽ lưu đồ thuật toán giải phương trình bậc hai và giải thích hoạt động của lưu đồ thuật toán.
HS: Chú ý quan sát lắng nghe.






GV: Các ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh để mô tả cấu trúc rẽ nhánh. Sau đây ta xét câu lệnh mô tả cấu trúc rẽ nhánh trong ngôn ngữ Pascal.
GV: Giới thiệu cấu trúc lệnh If – then.
HS: Nghe, ghi và quan sát.
GV:Lưu ý HS sau Then và sau Else chỉ có một câu lệnh chương trình.

GV: Với hai dạng này, dạng nào dùng thuận tiện hơn?
HS: Suy nghĩ tìm câu trả lời.
GV: Gợi ý để HS đưa ra được tùy trường hợp cụ thể mà dùng dạng thiếu hay dạng đủ.

GV: Treo (hoặc chiếu lên màn hình) sơ đồ từng câu lệnh (dạng thiếu - dạng đủ) và giải thích hoạt động của từng câu lệnh.
HS: Quan sát và nghe giảng.











GV: Đưa ra các ví dụ có sử dụng lệnh rẽ nhánh, nếu không có câu lệnh rẽ nhánh thì không thể thực hiện được.
HS: Quan sát và nghe giảng.


GV: ở ví dụ 3, sử dụng cách nào nhanh hơn.
HS: cách 2 tiện hơn.
GV: Phân tích sự tiện lợi trong cách 2 và số lệnh mà máy phải thực hiện.
GV: Tiếp tục đưa ra các ví dụ thực tế và yêu cầu học sinh sử dụng câu lệnh if – then để mô tả.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.










GV: Cấu trúc rẽ nhánh là gì?
HS: Suy nghĩ trả lời.

GV: Ta đã biết trong câu lệnh if – then thì sau then, sau else chỉ có một câu lệnh. Vậy muốn thực hiện nhiều câu lệnh sau then hay sau else thì làm thế nào?
HS: Đưa ra các ý kiến.
GV:Khi đó ta cần gộp nhiều câu lệnh đó lại và coi đó là một câu lệnh trong chương trình. Các ngôn ngữ lập trình cho phép gộp một dãy câu lệnh thành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Thái
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)